Mô hình D2C đang kích hoạt những triển vọng mới cho doanh nghiệp sản xuất

Chúng ta đang bước vào giữa một kỷ nguyên mới – Nơi mà nhà sản xuất tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng theo mô hình D2C (hay còn được gọi là Direct to customer). Trên thế giới, D2C đang được kỳ vọng sẽ là mô hình giúp góp phần điểm tô thêm những màu mới cho bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất.

D2C được viết tắt từ Direct to customer, đây là một hình thức bán hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua website hoặc cửa hàng chính hãng. Đối với hình thức này, doanh nghiệp không phải đi qua bất kỳ trung gian như đại lý, phân phối, cửa hàng bán lẻ,..

Mô hình D2C đang kích hoạt những triển vọng mới cho doanh nghiệp sản xuất

Trong nhiều thập kỷ qua, các thương hiệu lâu năm như Warby Parker, Casper hay Tesla đã âm thầm khởi tạo một mô hình kinh doanh mới với kết quả ấn tượng không tưởng. Đó được gọi là mô hình D2C (Direct to customer).

D2C giúp doanh nghiệp sản xuất thay đổi những gì?

Trải nghiệm của khách hàng

Thời đại kỹ thuật số đã tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Ngược lại, công nghệ cũng giúp khách hàng có thể dễ dàng nói lên ý kiến, sở thích của họ với thương hiệu, chẳng hạn như cái cách họ mong đợi để được tương tác và mua hàng từ thương hiệu ra sao. Nhưng cái chính nằm ở chỗ, sau khi có được phản hồi, doanh nghiệp sẽ thay đổi thế nào để thực sự tạo ra ý nghĩa về mặt trải nghiệm của khách hàng, dù là cấp độ hay quy mô nào. Và mô hình D2C chính là yếu tố giúp doanh nghiệp từng bước thay đổi quy trình bán hàng. Đồng thời D2C cũng được xem như một cơ hội để doanh nghiệp dành thời gian hình dung và xây dựng lại trải nghiệm dựa trên quan điểm của người tiêu dùng.

Cụ thể như Tesla, thay vì vận chuyển những chiếc xe của mình đến từng showroom – nơi quy tụ nhiều thương hiệu lớn đồng nghĩa với việc không có gì đảm bảo khách hàng sẽ chọn xe của mình, Tesla đã lựa chọn hình thức D2C. Theo đó sản phẩm sẽ được bán trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng thông qua website và hệ thống 200 cửa hàng của Tesla trên toàn cầu, trong đó có 80 cửa hàng đặt tại Mỹ. Điều này chắc chắn rằng, một khi khách hàng đã bước vào cửa hàng, dù là lựa chọn chiếc xe nào, nó đều là sản phẩm của Tesla.

Mô hình D2C đang kích hoạt những triển vọng mới cho doanh nghiệp sản xuất

Hay như Casper, nhờ ứng dụng mô hình D2C, thương hiệu này đã có thể giải quyết trực tiếp những vấn đề mà khách hàng của họ gặp phải từ ban đầu. Đó chính là Casper đã giải quyết vấn đề lớn mà khách hàng đang gặp phải: Giá nệm đắt – Quy trình mua nệm phức tạp (Đến cửa hàng lựa chọn với vô số mẫu mã; Vận chuyển khó khăn). Giải pháp Casper đưa ra chính là chỉ bán một mẫu nếm với giá rẻ và giao thẳng đến nhà của khách hàng. Nhưng sau đó lại phát sinh vấn đề: Nhiều khách hàng muốn thử nệm trước khi mua. Lại để giải quyết vấn đề này Casper lại tiếp tục đưa ra chương trình 100 ngày dùng thử miễn phí. Nếu khách hàng cảm thấy không hài lòng, Casper sẽ sẵn sàng hoàn lại 100% tiền mua hàng thu hồi sản phẩm để tái chế hoặc chuyển đến các trung tâm từ thiện. Đó là những cách Casper đã làm để cải thiện trải nghiệm khách hàng của mình.

Doanh số

Hầu hết, các nhà sản xuất vẫn thường quen thuộc với chuỗi cung ứng: Sản xuất sản phẩm mới ở một điểm, sau đó gửi đến đại lý ở các tỉnh, hàng hóa sẽ được lưu kho và vận chuyển cho tất cả nhà bán lẻ. Điều này có thể thấy, để đến được tay khách hàng sản phẩm phải đi qua rất nhiều giai đoạn và chi phí bán hàng cuối cùng sẽ rất cao. Tuy nhiên, bằng cách đưa các quy trình trên vào nội bộ vận hành, mô hình D2C sẽ giúp cho nhà sản xuất hạn chế được các bước và chi phí phát sinh. Đồng thời giúp doanh nghiệp sản xuất có thể tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, tối đa hóa doanh thu từ bán lẻ.

Điển hình, việc bán hàng trực tiếp đến khách hàng đã giúp Casper thu về hơn về 100 triệu USD doanh thu chỉ trong 2 năm đầu thành lập. Để rồi 4 năm sau, Casper vinh dự khi được định giá lên đến 750 triệu USD với hơn 1 triệu khách trải khắp 8 quốc gia. Hay như Tesla, nhờ ứng dụng mô hình D2C, năm 2019 vừa qua họ bán gần 400.000 xe, gấp 1,5 lần so với 2018 và gấp 3 lần so với 2017. Thực tế, số lượng xe hãng làm không kịp để phân phối và vấn đề duy nhất là khách hàng phải chờ đợi quá lâu.

Thông qua những hiệu quả mà D2C mang lại, có thể liệt kê một số lợi ích mà mô hình này mang về cho doanh nghiệp như sau:

  • Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và ra mắt sản phẩm mới: Bằng việc kiểm soát toàn bộ quy trình từ marketing, sale, đặt hàng,.. với mô hình D2C, doanh nghiệp có thể tận dụng tất cả các yếu tố trên để đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh hơn.

  • Chủ động nắm giữ thông tin người dùng: Tiếp cận người tiêu dùng đa điểm (mạng xã hội, email, ứng dụng, digital advertising, website) là “tấm vé vàng” để doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình tiếp thị cũng như cá nhân hóa sản phẩm. Thay vì phụ thuộc vào nhà bán lẻ, đại lý,…để kết hợp dữ liệu nội bộ và người mua với nhau, nhà sản xuất có thể chủ động nắm bắt thông tin khách hàng. Từ đó thúc đẩy ý tưởng phát triển sản phẩm mới (thành phần, công thức, bao bì,…)

  • Linh hoạt thay đổi ở nhiều thị trường: Việc sở hữu và phân tích dữ liệu khách hàng nội bộ cũng là cách để doanh nghiệp có thể mở rộng việc phân phối sản phẩm trên kênh truyền thống cũng như online. Ví dụ, Ocean Spray đã bắt đầu ra mắt một thương hiệu thuần chay và bán sản phẩm thuốc bổ trợ sức khỏe trực tuyến. Song song đó, Ocean Spray vẫn duy trì hoạt động bán lẻ cốt lõi của mình.

Mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể là nhà sản xuất, nhưng để một doanh nghiệp lâu năm chuyển đổi qua mô hình D2C không phải một sớm một chiều là được. Nó còn phụ thuộc vào công nghệ, nhân sự, bộ máy,...Và để giải quyết cho bài toán này, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã lựa chọn kết hợp cùng một thứ ba để triển khai mô hình D2C. Dựa trên nền tảng affiliate từ Nhật Bản, ACCESSTRADE Vietnam đã kết hợp triển khai mô hình D2C cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ như Pierre Cardin, Thiên Long, Nhang thảo mộc An An, Tesori D’ Oriente, Sao Thái Dương,... Và doanh nghiệp chỉ trả phí khi có đơn hàng thành công.

Mô hình D2C của ACCESSTRADE hoạt động như thế nào?

Theo đó, khi triển khai mô hình D2C cùng ACCESSTRADE, thông qua 550.000 publisher, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được quảng bá đến người dùng trên Internet theo các hình thức SEO, Paid Ads, Seeding group, Display,...Dựa trên hệ thống tracking và đo lường, ACCESSTRADE sẽ thông báo đến doanh nghiệp khi có đơn hàng, đồng thời giúp doanh nghiệp kiểm soát thông tin được truyền tải cũng như đơn hàng được tạo bởi Publisher.

Doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu hợp tác vui lòng liên hệ tại đây (https://bit.ly/3fxzJFD)

Mô hình D2C đang kích hoạt những triển vọng mới cho doanh nghiệp sản xuất

Để giữ thế cạnh tranh trong thời điểm thương mại điện tử phát triển như hiện nay, bên cạnh việc nắm bắt xu hướng sử dụng dữ liệu (Data - Driven) mà doanh nghiệp còn phải ưu tiên trải nghiệm khách hàng (Customer experience). Trong báo cáo mới nhất từ Salesforce và Publicis.Sapient cho biết, có đến 64% người tiêu dùng cảm thấy rằng nhà bán lẻ không thực sự hiểu rõ họ. Liệu phải chăng, đây là thời điểm thích hợp để nhà sản xuất bắt đầu ứng dụng mô hình D2C - Bán hàng trực tiếp đến khách hàng?