Công nghệ 4.0 đã thay đổi doanh nghiệp SME như thế nào?
Công nghệ 4.0 với sự đột phá của Internet và trí tuệ nhân tạo đã tác động và làm thay đổi mạnh mẽ hầu hết các hoạt động trong doanh nghiệp. Trước tình hình đó, bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi và đẩy nhanh quá trình phát triển của doanh nghiệp.
Công nghệ 4.0 là gì? Sự phát triển lĩnh vực công nghệ hiện nay
Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 là tập tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật và hệ thống mạng Internet. Bản chất của công nghệ 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ 4.0 hiện nay
Với những bước phát triển thần tốc, công nghệ 4.0 đã và đang có những ảnh hưởng to lớn lên tất cả các ngành, lĩnh vực trong đời sống. Trong đó, trụ cột chính là Kỹ thuật số, Công nghệ sinh học và Vật Lý.
Kỹ thuật số
Các yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối – Internet of Things (IoT) và Dữ liệu lớn (Big Data).
Al (Trí tuệ nhân tạo): là công nghệ lập trình cho máy móc với các khả năng như: khả năng học tập (tìm kiếm, thu thập và sử dụng thông tin), khả năng lập luận (phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chính xác) và khả năng tự sửa lỗi.
Big Data (Dữ liệu lớn): Công nghệ 4.0 cho phép con người thu thập, chứa đựng một lượng dữ liệu khổng lồ.
Internet of Things (vạn vật kết nối) là sự kết hợp của internet, công nghệ điện tử và công nghệ không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường nhật (điện thoại, máy tính, tivi, xe ô tô tự lái…)
Công nghệ sinh học
Áp dụng công nghệ 4.0 trong công nghệ môi trường giúp con người đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội bền vững như cải thiện sức khỏe với các máy móc kỹ thuật hiện đại; sản xuất nguồn năng lượng sạch từ tự nhiên như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Vật lý
Thời đại 4.0 đã phát minh ra nhiều sản phẩm mới lạ giúp ích cho con người như chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới. Công nghệ Nano giúp thu nhỏ các thiết bị công nghệ thông tin, phát triển nghiên cứu bộ gen và góp phần sản sinh ra năng lượng tái tạo.
Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp SME trong thời đại 4.0
Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp SME trong thời đại 4.0
Cách mạng 4.0 bùng nổ đã mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp, cụ thể:
Cơ hội đối với doanh nghiệp SME trong thời công nghệ 4.0
Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Công nghệ 4.0 với các nhà máy thông minh được kết nối mạng lưới rộng khắp với quy trình sản xuất dây chuyền hiện đại, thông minh. Công nghệ 4.0 hoàn toàn thay thế quy trình sản xuất cổ truyền. Lúc này, máy móc vận hành theo điều hướng của con người. Từng quy trình, từng công đoạn đều được thiết lập, mã hóa trên hệ thống với độ chính xác gần như tuyệt đối. Công nghệ 4.0 tạo ra những sản phẩm chất lượng, chính xác đến từng mi li.Quy trình sản xuất vì vậy được tối ưu hóa về thời gian, chất lượng.
Nâng cao năng suất và doanh thu sản phẩm
Công nghệ 4.0 giúp các doanh nghiệp SME nâng cao năng suất và doanh thu sản phẩm. Dây chuyền sản xuất bằng máy móc là chủ yếu, lúc này lao động chỉ đóng vai trò là người vận hành máy móc, không cần nhiều nhân lực như trước kia. Vì vậy, chi phí nhân lực giảm thiểu đi rất nhiều. Đồng thời, số lượng và chất lượng sản phẩm không ngừng gia tăng và được cải tiến. Năng suất tăng, chi phí giảm, kéo theo đó là doanh thu sản phẩm ngày một tăng, doanh nghiệp làm ăn ngày càng có lãi.
Chuyên môn hóa cao
Trên cơ sở ưu thế của mình về năng lực khoa học và công nghệ, từng quốc gia, doanh nghiệp chuyên môn hoá vào các lĩnh vực nghiên cứu chính và phối hợp với nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp mình.
Nắm vững được ưu thế của doanh nghiệp mình, tập trung công nghệ vào lĩnh vực chính của công ty mình, từ đó tạo nên chuyên môn hóa, sản phẩm thương hiệu mà khi nhắc tới mọi người đều biết đó là sản phẩm của mình.
Môi trường cạnh tranh cùng phát triển
Xu hướng công nghệ 4.0 đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tìm tòi sản phẩm mới, quy trình sản xuất mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Cùng một dòng sản phẩm nhưng mỗi công ty lại có quy trình sản xuất, thiết kế bao bì, nhãn hiệu khác nhau. Chính sự cạnh tranh này càng khẳng định sức sống của sản phẩm và doanh nghiệp.
Cơ hội liên kết, hợp tác trong và ngoài nước
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay các nước tăng cường liên kết, hợp tác về khoa học và công nghệ.
- Khai thác và ứng dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ sẵn có về doanh nghiệp mình một cách hiệu quả
- Tiếp cận các nguồn lực bên ngoài như vốn, nhân lực, máy móc,…
- Cơ hội tham gia, đóng góp những phát minh, sáng tạo
Thách thức đối với doanh nghiệp SME trong thời đại 4.0
Thách thức đối với doanh nghiệp SME trong thời đại 4.0
Thách thức trong quy trình sản xuất
Nhu cầu con người không ngừng thay đổi và phát triển, kéo theo các sản phẩm công nghệ làm ra với vòng đời ngày càng rút ngắn. Việc tiếp nhận và thay đổi các sản phẩm mới cùng công cụ, phương thức sản xuất mới phải kịp thời nếu nếu không muốn sản phẩm của mình bị lỗi thời, lạc hậu, doanh nghiệp bị chết chìm.
Thách thức về nguồn lực lao động
Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất đòi hỏi nguồn lao động phải có chuyên môn tay nghề, kỹ thuật cao để vận hành, sử dụng các thiết bị, máy móc hiện đại.
Đồng thời làm gia tăng chênh lệch giữa lao động không có trình độ và lao động trình độ cao.
Nếu không có chính sách phân bổ nhân lực đúng đắn sẽ làm nảy sinh các vấn đề công bằng, quyền lợi của người lao động tại các doanh nghiệp.
Thách thức trong hoạt động quản lý
Thời đại công nghệ 4.0 có những lợi ích nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế. Việc ứng dụng vào doanh nghiệp phải phù hợp với từng sản phẩm và hoàn cảnh của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể về mặt sản phẩm, về chi phí đầu tư, về phân bổ nhân lực hợp lý. Nếu người quản lý không nắm bắt được thời điểm và điều tiết hợp lý thì rất dễ mắc sai lầm.
Cách mạng 4.0 đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm:
- Vấn đề bảo hộ, sở hữu trí tuệ được đang bị xâm hại nghiêm trọng.
- Vấn đề an ninh mạng trong và ngoài doanh nghiệp.
- Phụ thuộc vào máy móc mà loại trừ đi khả năng tư duy, sáng tạo của trí tuệ.
Một số ví dụ về sự chuyển mình của doanh nghiệp trong xu hướng mới
3 ví dụ sau sẽ giúp bạn nhìn nhận rõ hơn về sự chuyển mình của doanh nghiệp SME trong xu hướng mới, xu hướng công nghệ 4.0.
Chuyển mình của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán hàng
Chuyển mình của doanh nghiệp trong lĩnh vực bán hàng
Trí tuệ nhân tạo (AI) giúp doanh nghiệp phân tích thị trường trên cơ sở dữ liệu Big Data khổng lồ, lưu giữ các nhu cầu, mục đích của khách hàng. Trên cơ sở đó sẽ biết được đâu là mô hình bán, sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng. Công nghệ 4.0 còn giúp doanh nghiệp biết được tính hiệu quả của mô hình khi phân tích lịch sử mua hàng, thời điểm mua hàng nhiều nhất, đối tượng mua hàng nhiều nhất để từ đó doanh nghiệp có giải pháp điều hướng sản phẩm cho phù hợp.
Việc sử dụng phương tiện truyền thông đã thay đổi quy trình bán hàng, làm tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả doanh nghiệp và người mua. Nếu như trước đây, doanh nghiệp muốn giới thiệu sản phẩm phải có các chiến dịch phát tờ rơi, đặt biển quảng cáo… Thì nay, công nghệ 4.0 kết nối Internet toàn cầu, quảng cáo mạng xã hội trên các phương tiện Facebook, tivi, trang web bán hàng ngày càng phổ biến và đạt hiệu quả.
Chuyển mình của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ
Nếu bạn đang sử dụng các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, Youtube, LinkedIn thì đây chính là nguồn dữ liệu khổng lồ cho các công ty dịch vụ. Thông qua các trang mạng này mà các nhà cung cấp dịch vụ nắm được các nhu cầu của khách hàng thông qua các video quảng cáo, thông qua các lượt xem, lượt yêu thích trên mạng về một chủ đề, lĩnh vực nào đó.
AI được ứng dụng trong lĩnh vực dịch vụ thông qua các ứng dụng chatbots, tự trả lời các câu hỏi, giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
Chuyển mình của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng – bảo hiểm
Chuyển mình của doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng – bảo hiểm
Ngân hàng được chuyển đổi bởi công nghệ kỹ thuật số giúp ích cho người dùng. Nếu như trước đây, các giao dịch ngân hàng được thực hiện trực tiếp tại các Ngân hàng thì ngày nay với các cây ATM, với các dịch vụ thanh toán tiện ích qua thẻ VISA, thẻ tín dụng hay thanh toán trực tuyến qua điện thoại cơ ứng dụng PayPal, Apple Pay,…
Với các công ty bảo hiểm thì ứng dụng công nghệ 4.0 cho phép chủ doanh nghiệp xây dựng nên các gói bảo hiểm, lưu trữ các thông tin, quyền lợi khách hàng một cách nhanh chóng.Trên đây là một số ví dụ về sự chuyển mình của doanh nghiệp trong xu hướng mới. Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang tác động lên tất cả các lĩnh vực. Doanh nghiệp cần nắm bắt và thay đổi kịp thời với xu thế mới để phát triển.
Nguồn: Fastwork.vn