Con đường từ Big Idea đến big money. Tại sao không?

Không còn xa lạ với bất kể ai đang ngày đêm “ươm mầm, cày cấy” ý tưởng trên “mảnh đất” Marketing, có thể nói Big Idea như một chiếc chìa khóa vạn năng mở mọi cánh cửa ngăn cách quá trình truyền đạt thông điệp, dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu.

Và để “mùa màng” bội thu, Novaon Communication xin chia sẻ thêm phương thức “canh tác" mới, giúp các Marketer phân bổ các nhóm nội dung để phát triển Big Idea cho chiến dịch một cách hiệu quả.

Con đường từ Big Idea đến big money. Tại sao không?

Suy cho cùng, một màn trình diễn hay vẫn luôn là một màn trình diễn lưu lại được nhiều dấu ấn trong lòng khán giả, khiến khán giả cùng hỉ - nộ - ái - ố.

Với một chiến dịch Marketing, để đạt được mục đích cuối cùng là kêu gọi hành động (mua hàng, chia sẻ thông điệp,...) thì trước tiên, người triển khai chiến dịch cần tác động được đến tâm lý của khách hàng qua những trường nội dung mà như lời Jamie Turner - Tác giả của nhiều cuốn sách về Marketing từng nói “Câu thần chú để bạn luôn chiến thắng trong cuộc chiến quảng cáo bằng nội dung chính là: “Bài này được tôi viết chỉ để Dành Riêng Cho Bạn!”

“Bài này được tôi viết chỉ để Dành Riêng Cho Bạn!” là bài viết như thế nào?

Chưa bàn tới quá trình phân tích insight khách hàng với rất nhiều công sức nghiên cứu và research, đơn giản hơn, có thể gói gọn những nhóm nội dung đó qua một từ duy nhất, đó là “Thỏa mãn". Novaon Communication đánh giá rằng, các trường nội dung sẽ phát triển Big idea của chiến dịch hiệu quả hơn bao giờ hết khi chúng thỏa mãn người xem ở hai phương diện chính: Thoả mãn về sáng tạo (Creative & Concept) và Thoả mãn về trải nghiệm (Platform & Media)

Con đường từ Big Idea đến big money. Tại sao không?

Tuy nhiên những người làm Marketing và cụ thể hơn là Digital marketing hiểu rằng, content luôn luôn đi cùng với trending, và những xu hướng nào về sáng tạo và trải nghiệm đang “lên ngôi", đang được các nhãn hàng khai thác trong thời gian này, đó chính là những gì bài viết sẽ đề cập tới.

Creative & Concept - Hãy để người dùng tạo nội dung cùng thương hiệu

Nhen nhóm từ khoảng thời gian trước đó và thực sự bùng nổ khi đại dịch Covid diễn ra, dễ dàng nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ như “nấm mọc sau mưa" của những group cộng đồng, có thể kể đến một vài cái tên như “Ghét bếp, không nghiện nhà", “Yêu bếp”,... Kéo theo một xu hướng nội dung mới, đó là những nội dung do chính người dùng tạo ra, vô cùng chân thực và dễ đồng điệu. Ai ai cũng mong muốn chia sẻ câu chuyện của mình, hình ảnh, video của mình và được nhiều người đọc, tương tác,...

Ngay lập tức, không chỉ các dự án cộng đồng mà chính các thương hiệu cũng nắm bắt xu hướng này với việc xây dựng những group liên quan đến lĩnh vực hoạt động, sản phẩm của thương hiệu, đồng thời khuyến khích, kêu gọi chính những khách hàng hay khách hàng tiềm năng của họ chia sẻ nội dung trong group. Có thể chia nhỏ xu hướng này thành một số trường nội dung như sau:

  • Community: Xây dựng cộng đồng người dùng, khách hàng chung sở thích, lối sống để tạo dựng cá tính cho thương hiệu, gắn kết khách hàng với thương hiệu thông qua lifestyle. Chúng ta có Panasonic hay Philips là những thương hiệu xây dựng cộng đồng rất tốt với những group về chia sẻ kinh nghiệm, review đồ bếp như “Hội thích nồi chiên không dầu", “Review đồ bếp",... Hay các cộng đồng về sách chúng ta quen thuộc với cộng đồng Stylory; cộng đồng đọc sách tinh hoa; Trạm Đọc,...

Con đường từ Big Idea đến big money. Tại sao không?

  • Co-creation: Mời gọi khách hàng cùng tham gia vào quá trình sáng tạo và nội dung câu chuyện thương hiệu thông qua các challenge, trào lưu, cho phép khách hàng chia sẻ quan điểm và nâng cao quyền lực của họ, từ đó gia tăng lòng trung thành của họ với thương hiệu. Ví dụ với campain 25 năm của Unilever, contest 100 năm Mazda, Pepsi Beyond - Nhảy cùng đam mê, 333 minutes of Music (Sabeco),...

  • Debate room: Tạo ra các cuộc tranh luận, các ý kiến trái chiều bằng cách khai thác các chủ đề nóng trong xã hội để lôi kéo khách hàng cùng tham gia thảo luận thông qua hashtag của thương hiệu. Ví dụ điển hình cho nhóm nội dung này là bảo hiểm Generali với “Sống như ý”, đưa ra những tranh luận xung quanh định kiến về thành công.

Con đường từ Big Idea đến big money. Tại sao không?

  • For a better world: Khai thác "lòng trắc ẩn" và "trách nhiệm xã hội" của khách hàng để kêu gọi họ hành động, cùng tham gia hành động với thương hiệu để lan tỏa thông điệp tích cực trong cộng đồng. Không quá xa lạ trong tình trạng đại dịch và sau đó là thiên tai, các thương hiệu vô cùng tích cực trong nhóm nội dung này như Grab, Bitis,...

  • Influencer: Sử dụng hình ảnh và cá tính của influencer để xây dựng cá tính cho thương hiệu, gắn kết khách hàng bằng cảm xúc và cộng đồng mà họ muốn thuộc về.

  • Brand insider: Khai thác các câu chuyện bên trong doanh nghiệp, quan điểm và câu chuyện của nhân viên để lan tỏa tiếng nói thương hiệu, khi đó mỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu cho doanh nghiệp.

Platform & Media- Tương tác thực tế ảo “lên ngôi”

  • Tương tác AR, VR: AR, VR là điển hình cho việc đáp ứng nhu cầu ưa thích sự mới lạ của con người. Giờ đây, ngay cả khi ở nhà, chỉ với chiếc smartphone, khách hàng có thể ướm lên mình một bộ trang phục bất kỳ, đeo thử một mẫu kính,... với công nghệ VR hay tham quan một căn hộ mẫu bằng công nghệ AR.

Con đường từ Big Idea đến big money. Tại sao không?

  • Gamification: Game hoá thương hiệu là một trong những dạng thức điển hình để gia tăng tính trải nghiệm cho thương hiệu trên nền tảng số. Đây là cách để thương hiệu gắn kết với khách hàng thông qua giải trí chủ động, thay vì giải trí bị động như trước kia là xem, nghe, đọc. Giờ đây người dùng được "chơi" với thương hiệu.

  • Disappearing content: "Nội dung biến mất" lên ngôi nhờ tính real-time và sự tồn tại ngắn ngủi của nó. Theo nghiên cứu, các content sẽ bị biến mất có sức hút lớn hơn vì chúng mang tính thời điểm, cập nhật. Dễ hiểu hơn đó là Facebook & Instagram story, rất thích hợp với việc gia tăng tương tác của người dùng với thương hiệu, đặc biệt với các sự kiện hay chương trình hot deals siêu giới hạn.

Con đường từ Big Idea đến big money. Tại sao không?

  • Đa nền tảng: Khách hàng ngày càng thích trải nghiệm đa nền tảng hơn, mỗi nền tảng có một thế mạnh riêng và yêu cầu dạng content riêng biệt. Nếu như Facebook là để kết nối thì Instagram là nền tảng để cập nhật xu hướng lifestyle; Tik Tok để giải trí; Zalo để đọc tin tức,...

Hy vọng với những “mách nước" về cách phân bổ các nhóm nội dung đến từ Novaon Communication, các Marketer sẽ chắt lọc và áp dụng hiệu quả và tối ưu các chiến dịch đang thực hiện. Tạo ra được những nội dung thỏa mãn khách hàng và cộng đồng về cả sáng tạo và trải nghiệm.

Let the campaign begin!