6 Mẹo Tăng Chuyển Đổi Cho App E-Commerce
Nếu bạn sở hữu ứng dụng e-commerce, việc thúc đẩy người dùng mua hàng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) và tạo doanh thu. Theo thống kê, người dùng xem sản phẩm trên mobile nhiều hơn 4.2 lần so với trên web và khả năng chuyển đổi cao gấp 3 lần. Vậy nếu ứng dụng chưa nhận được conversion cao thì nên làm gì để tăng chuyển đổi cho e-commerce app của doanh nghiệp?
6 cách tối ưu conversion rate cho ứng dụng e-commerce
Nhắc đến conversion rate thì không thể không đề cập đến tỷ lệ phần trăm nhóm người dùng thực hiện mua hàng. Ví dụ, trong chiến dịch quảng cáo nếu có 500 người truy cập vào ứng dụng, có 10 người tiến hành mua hàng thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 10/500 = 0.02 hay 2%. Conversion rate optimization (CRO) - tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi là việc phân tích, thực hiện hành động nhằm gia tăng chuyển đổi người dùng. Dưới đây là 6 mẹo giúp bạn tối ưu conversion rate để tăng số lượng người mua khi truy cập vào ứng dụng.
1. Tracking event
Việc phân tích các chỉ số như số lượt cài đặt, mua hàng, đăng ký,...là cách để doanh nghiệp hiểu được kênh nào sẽ đem đến giá trị cao cho người dùng. Điều này cũng khá quan trọng cho chiến lược user acquisition vì doanh nghiệp có thể sử dụng những phân tích này để nắm bắt insights của khách hàng, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Khi tracking event, bạn có thể tìm hiểu cách thức và thời điểm nào cần tiếp cận lại người dùng, và tiếp cận với kênh nào là phù hợp. Hãy nhớ rằng, rất ít người dùng hoàn thành hành động của mình trong một phiên khi truy cập vào app, do đó để đem lại kết quả tốt cho quá trình kinh doanh, nên phân tích người dùng nào cần giữ lại và bao lâu thì tiến hành remarketing cho đối tượng đó. Khi tiếp cận lại đúng thời điểm, doanh nghiệp e-commerce sẽ dễ dàng tăng cơ hội chuyển đổi, cũng như tiết kiệm được ngân sách cho quảng cáo.
2. Sử dụng A/B Testing cho ứng dụng e-commerce
A/B Test là cách để chắc chắn rằng quá trình mua sắm của khách hàng diễn ra tốt nhất. Bằng cách phát triển mobile app với thiết kế, chức năng khác nhau hướng đến nhóm audience cụ thể, sau đó tiến hành phân tích để lựa chọn nhóm nào sẽ đạt conversion cao, từ đó áp dụng những thay đổi cho toàn bộ khách hàng. Ví dụ, nếu người dùng tiếp cận với mô tả sản phẩm dài với đầy đủ thông tin chi tiết, họ sẽ quan tâm hơn và hình thành ý định mua hàng, nếu ý định đó trở thành hành vi mua thì doanh nghiệp sẽ có conversion, thậm chí tăng doanh thu. Bên cạnh đó, A/B test còn là cách để tìm hiểu lý do vì sao có ý định chuyển đổi nhưng lại không thực hiện hành động. Nếu phân tích cho thấy lý do đến từ việc xuất hiện thêm các chi phí sau khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng, thì app developers nên hiển thị thêm thông tin như chi phí vận chuyển, chính sách hoàn trả và quan sát điều này có ảnh hưởng đến conversion rate hay không.
3. Đơn giản hóa navigation cho e-commerce app
Theo nghiên cứu của Google, 61% người dùng smartphone cho rằng các ứng dụng yêu thích của họ rất dễ sử dụng và điều hướng tốt, tuy nhiên có đến 53% lại cho rằng các app mua sắm của một số thương hiệu thường không đem lại trải nghiệm tốt cho họ. Đảm bảo việc điều hướng của ứng dụng không bị lộn xộn là cách để kêu gọi người dùng thực hiện hành động mua sắm của mình. Bạn có thể đếm số lần nhấp của người dùng từ lúc tìm kiếm hàng hóa cho đến khi thanh toán, từ đó sẽ phân tích họ có dễ dàng thực hiện quá trình mua hay không, ứng dụng đã điều hướng khách hàng đến chuyên mục họ mong muốn hay chưa. Làm được những điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi cho app của mình. Một điều quan trọng không thể bỏ qua đó là nên có sự nhất quán trong việc điều hướng giữa các thiết bị như app, máy tính,..để người dùng làm quen với quy trình sử dụng một lần và không gặp khó khăn khi mua sắm trên nền tảng khác.
4. Cá nhân hóa các quảng cáo
Cá nhân hóa quảng cáo là cách để tiếp cận đúng tệp khách hàng cũng như giúp họ có ấn tượng với mẫu quảng cáo, thương hiệu khi bắt gặp. Đối với e-commerce app, dynamic product ads (DPAs) cho phép bạn thu hút người dùng thông qua những thông điệp có liên quan đến họ và khi có hành động như click vào quảng cáo, người dùng sẽ được chuyển hướng đến landing page - nơi có thể đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm, mua sắm của khách hàng.
5. Tiếp nhận ý kiến người dùng app
Đánh giá người dùng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến conversion rate. Theo nghiên cứu của BrightLocal, 91% khách hàng sẽ tin tưởng các đánh giá trực tuyến, đối với các sản phẩm được đánh giá cao thì sẽ có tác động tích cực đến việc tăng doanh thu của doanh nghiệp. Phản hồi đánh giá của người dùng cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến khách hàng của mình và từ những ý kiến đó, nhà phát triển ứng dụng e-commerce sẽ biết được app nên cải thiện điều gì để tăng trải nghiệm người dùng, cạnh tranh với những đối thủ khác.
6. Tiếp cận lại người dùng e-commerce app bằng cách push notifications
Khi người dùng cài đặt ứng dụng, notification sẽ được gửi để thông báo những chương trình ưu đãi khi người dùng thực hiện mua sắm. Đây là kênh marketing khá hiệu quả vì cách thu hút lại người dùng, từ đó sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng. Push notifications tăng sự tương tác đến 88%, bên cạnh đó cá nhân hóa các thông điệp khi gửi đến khách hàng còn là cách để người dùng ấn tượng với app và khi có nhu cầu mua sắm, họ sẽ nhớ đến ứng dụng của bạn đầu tiên.
Nói tóm lại, conversion rate là một trong các yếu tố quyết đến doanh thu của doanh nghiệp. Đối với e-commerce app, nếu tỷ lệ chuyển đổi tự nhiên cao điều này có nghĩa khách hàng dần hình thành thói quen mua sắm qua ứng dụng mỗi khi có nhu cầu, doanh nghiệp cũng sẽ tiết kiệm được chi phí quảng cáo đến người dùng.