Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc đua thời đại công nghệ 4.0?

Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc đua thời đại công nghệ 4.0?

Thời đại công nghệ 4.0, hay cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang gõ cửa từng nhà, từng nền kinh tế trên toàn cầu. Cuộc cách mạng này mang đến các cơ hội và thách thức dành cho các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Không đứng ngoài guồng quay của công nghệ, các doanh nghiệp Việt đã có những bước chuyển mình, sẵn sàng cho một thời đại số.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Cách mạng công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) đã tạo ra thời đại công nghệ 4.0, bao gồm các công nghệ mới xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối các công nghệ số được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Các thành tựu công nghệ của cuộc cách mạng số bao gồm: Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ in 3D (3D printing), Internet kết nối vạn vật (IoT), Người máy (Robotics), Vật liệu mới (graphene, skyrmions, bio-plastic...), Năng lượng tái tạo/ Công nghệ sạch (Renewable energy/ Cleantech), Kết nối thực tế ảo (Virtual/ Augmented Reality), Thành phố thông minh (Smart cities), Các nền kinh tế chia sẻ (Shared economics), Blockchain...

Cách mạng 4.0 có sự phát triển lớn mạnh về phạm vi, tốc độ và ảnh hưởng đến toàn cầu và bao trùm lên nhiều lĩnh vực, tại nhiều quốc gia. CMCN 4.0 đã mang đến nhiều thuận lợi cũng như khó khăn cho tất cả các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Theo dự báo từ các chuyên gia công nghệ, cuộc cách mạng số này sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi nhiều lĩnh vực trong đời sống. Cụ thể nó sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống quản lý, quản trị, bộ máy sản xuất, trên toàn cầu. Cách mạng ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến mọi mặt kinh tế, xã hội, chính trị tại các quốc gia sử dụng và tạo ra nền kinh tế số. Để duy trì lợi thế cạnh tranh và có thể bắt kịp các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần có các giải pháp, chiến lược phát triển tập trung kinh tế số và các công nghệ.

Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc đua thời đại công nghệ 4.0?

Cách mạng công nghệ 4.0 bao gồm các công nghệ mới được xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối các công nghệ số

Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt trong thời đại công nghệ 4.0

Đứng trước guồng quay của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, các doanh nghiệp Việt hiện đang có các biện pháp thích nghi phù hợp. CMCN 4.0 vừa mang đến cơ hội phát triển, hợp tác với các nước cho doanh nghiệp Việt vừa đặt ra các thách thức về sức cạnh tranh và mặt yếu kém về công nghệ. Việt Nam vốn dĩ là một nước thuần nông, so với mặt bằng chung của thế giới, nền kinh tế số tại Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập. Cụ thể:

Cơ hội

Cơ hội và lợi ích lớn nhất dành cho các doanh nghiệp Việt khi tham gia vào guồng quay công nghệ số chính là tăng năng suất và giảm nhân lực trong sản xuất. Nhờ ứng dụng các công nghệ, giải pháp phần mềm, doanh nghiệp Việt có thể tạo ra sản phẩm nhờ dây chuyền hiện đại, quá trình sản xuất số hoá tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Không những vậy, quá trình quản lý doanh nghiệp, quản trị nhân lực, tài chính cũng được xử lý nhanh gọn và thông minh hơn.

Thời đại công nghệ 4.0, giúp việc kết nối giữa các doanh nghiệp Việt với đối tác nước ngoài trở nên đơn giản hơn nhờ ứng dụng các thành tựu công nghệ Internet of things, AI, Big data... Các giải pháp quản lý doanh nghiệp giúp giảm thiểu sai sót, tiết kiệm sức người, tiền bạc và thời gian tối ưu cho các đơn vị. Ngoài ra dữ liệu số cũng giúp việc kết nối với khách hàng, đối tác trở nên nhanh gọn và thuận tiện hơn.

Các ứng dụng cảm biến thông minh giúp toàn bộ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trở thành tự động hoá. Các hệ thống điều hành tập trung dành cho doanh nghiệp như ERP, BI giúp việc điều hành và giải quyết các vấn đề nội bộ một cách nhanh chóng. Cuộc CMCN 4.0 mang đến cho các doanh nghiệp Việt những giải pháp công nghệ thông minh, có thể quản trị tại mọi nơi, giúp nâng cao hiệu suất lao động và sức cạnh tranh trên thị trường.

Thách thức

Trong thời đại kinh tế số, doanh nghiệp cần phải nói không với trì trệ, chậm chạp, không ngừng đổi mới, linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng.

Sau những cơ hội, CMCN 4.0 đã mang đến không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp Việt muốn đứng vững trong thời đại công nghệ 4.0 cần chuẩn bị cho mình những chiến lược dài hạn và bài bản, chiến lược về kinh doanh, ứng dụng công nghệ, sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, chất lượng nhân sự...

Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng hoặc chưa biết cách hội nhập, thay đổi cho phù hợp với thời đại. Nhiều doanh nghiệp hoạt động theo hình thức truyền thống tại Việt Nam còn đang loay hoay tìm cách tồn tại và phát triển trong thời đại công nghệ số.

Thực trạng phát triển về cơ sở hạ tầng dữ liệu non yếu cũng là một trong những thách thức không nhỏ mà các doanh nghiệp Việt đang phải gánh chịu trong thời đại công nghệ 4.0. Nói cách khác so với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới, tốc độ phát triển của các doanh nghiệp Việt còn hạn chế và yếu kém. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt. Ngoài ra nguồn nhân lực còn thiếu và yếu cũng là khó khăn trong việc phát triển công nghệ số tại các doanh nghiệp trong nước.

Ví dụ: Ông lớn trong ngành dịch vụ thuê xe tính cước Mai Linh mất đến hơn 50% thị phần do các hãng xe ôm công nghệ tràn vào Việt Nam trong những năm gần đây.

Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho thời đại công nghệ 4.0 với các giải pháp quản trị?

Nếu không muốn là người tụt hậu, bị bỏ lại hoặc dẫm chết phía sau, các doanh nghiệp Việt bắt buộc phải thực hiện các bước chuyển mình. Thông qua các giải pháp chính trị công nghệ số, doanh nghiệp Việt hiện đã sẵn sàng xông pha, cạnh tranh với các đối thủ thế giới.

Bước chuyển giao đột phá

Nhờ các hệ thống công nghệ mới như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, người máy, vật liệu mới... các doanh nghiệp Việt hoạt động tại nhiều lĩnh vực đã đạt được những thành tựu nhất định. Các công nghệ trên đều được tích hợp trong máy tính và thiết bị điện tử, giúp việc tiếp cận và xử lý dữ liệu trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn. Việc giao tiếp giữa các phòng ban, bộ phận, nhân sự trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng hoan bao giờ hết. Nhờ các bước chuyển giao công nghệ bộ máy sản xuất, nhân sự của các doanh nghiệp được phát triển, thay da đổi thịt.

Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho cuộc đua thời đại công nghệ 4.0?

Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho thời đại công nghệ 4.0 với các giải pháp quản trị?

Trang bị các giải pháp phần mềm

Một minh chứng cho thấy các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng đương đầu với thời đại công nghệ 4.0 chính là tự trang bị cho mình các giải pháp phần mềm. Các doanh nghiệp lớn cần xử lý số lượng dữ liệu khổng lồ nếu áp dụng các phương pháp truyền thống sẽ gây nên những khó khăn và sai sót không đáng có. Các giải pháp phần mềm giúp quy trình làm việc, sản xuất, bán hàng, tuyển dụng... trở nên đơn giản và chính xác hơn. Các phần mềm cũng giúp quy trình sản xuất được tự động hoá, tiết kiệm nhân lực, sức lao động và thời gian.

Cải tiến văn hoá doanh nghiệp

Cuộc CMCN 4.0 cũng tác động đến văn hoá phát triển, hợp tác của các doanh nghiệp Việt. Trong thời đại kinh tế số, doanh nghiệp cần phải nói không với trì trệ, chậm chạp, không ngừng đổi mới, linh hoạt trong việc tiếp cận khách hàng. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngoài chuyên môn, kinh nghiệm còn cần trang bị các giải pháp, công cụ phần mềm cho mình.

Tổ chức đào tạo và học tập

Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp cần không ngừng học hỏi, trau dồi, tiếp thu, cập nhật các công nghệ nhằm ứng dụng vào quá trình sản xuất. Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo, hướng dẫn công nghệ, giải pháp phần mềm đến nhân sự của mình. Qua đó tạo nên bộ máy nhân sự có chuyên môn, trình độ và kỹ năng nhằm tạo dựng doanh nghiệp sở hữu sức mạnh từ bên trong. Xu hướng công nghệ 4.0 đang thể hiện sức ảnh hưởng và phạm vi tác động của mình lên tất cả các lĩnh vực. Doanh nghiệp Việt muốn tồn tại cần không ngừng đổi mới, tiếp thu những giải pháp từ các nước phát triển trên thế giới. Mong rằng trong tương lai tất cả các doanh nghiệp Việt đều có thể phát huy được vai trò và khả năng của mình, chứng tỏ vị thế trong thời đại công nghệ 4.0.

Theo Fastwork.vn