Social Media: Cách các thuật toán hoạt động
Cùng tìm hiểu các thuật toán Social Media hoạt động qua một vài insight quan trọng. Bao gồm những mạng xã hội như Instagram, YouTube, TikTok, Twitter, hay Facebook.
1. Cách thuật toán mạng xã hội hoạt động
Đây là vấn đề mọi người vẫn luôn băn khoăn qua nhiều năm. Các thuật toán social media có cơ chế hoạt động như thế nào?
Để trả lời câu hỏi này sẽ cần phải có một góc nhìn đúng đắn. Ở đây, tôi sẽ dùng góc nhìn với thuật ngữ là góc nhìn “parallax” (xem hình minh họa).
Người A sẽ thấy ngôi sao trên nền xanh, ngược lại người B sẽ thấy ngôi sao trên nền đỏ
Ví dụ, các marketer thường tìm influencer* trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến rộng rãi nhất. (*influencer: Người có sức ảnh hưởng tới cộng đồng)
Tuy nhiên, các influencer sẽ chọn các nền tảng này dựa trên tiềm năng phát triển cho bản thân họ – khả năng tăng trưởng người xem và lợi nhuận.
Điều này lý giải cho kết quả của báo cáo 2020 về Influencer Marketing. Trong báo cáo, Influencer Marketing Hub cho biết top 5 nền tảng social media hàng đầu cho influencer marketing:
- Instagram (82%)
- YouTube (41%)
- TikTok (23%)
- Twitter (23%)
- Facebook (5%)
Điều này đã dấy lên một câu hỏi rằng: Tại sao các marketer lại tập trung vào khả năng lan tỏa, ảnh hưởng của chiến dịch Quảng cáo hoặc SEO website, trong khi các influencer lại quan tâm nhiều hơn đến sự tăng trưởng của mình.
Các influencer muốn học cách thuật toán của Instagram và YouTube hoạt động, bởi vì họ muốn các video của mình được nhiều người tìm thấy.
Họ cũng muốn biết cách thuật toán của TikTok và Twitter hoạt động, vì họ phải nghĩ cách tạo content trên hai nền tảng social media này.
Vậy nên thuật toán của Facebook không có quá nhiều giá trị cho influencer hiện nay – khả năng thu lợi nhuận của nó quá ít so với các mạng xã hội khác.
Vậy nên thuật toán của Facebook không có quá nhiều giá trị cho influencer hiện nay – khả năng thu lợi nhuận của nó quá ít so với các mạng xã hội khác.
2. Thuật toán của Instagram
Instagram đã ngừng sử dụng reverse-chronological feed* từ năm 2016. (*loại feed/bảng tin sắp xếp theo bài đăng mới nhất ở trên đầu)
Kể từ đó, những bài đăng trên bảng tin của một người dùngđược sắp xếp theo thuật toán xếp hạng của Instagram.
Theo Instagram Help Center:
“Công nghệ của Instagram dùng nhiều cách, hoặc tín hiệu, khác nhau để sắp xếp các bài đăng trên bảng tin của bạn. Trong đó có thể kể đến:
- Khả năng bạn có thể thích nội dung này
- Ngày đăng bài
- Tương tác trước đó của bạn với người đăng”
Điều này đã ảnh hưởng khá nhiều đến các influencer. Cũng như các marketer đang cần tìm các influencer phù hợp, chiến lược tương tác đúng đắn, và đo lường hiệu quả của chiến dịch social media.
Tính liên quan
Tín hiệu chính đầu tiên là tính liên quan, không phải khả năng lan tỏa.
Tại sao?
Bởi vì người dùng Instagram sẽ có xu hướng thích content của một influencer nếu nó có liên quan – nghĩa là cái gì đó họ có hứng thú.
Nói một cách khác, nếu bạn có hứng thú với bóng đá, khả năng cao bạn sẽ có hứng thú với content của Nabaa Al Dabbagh – tài khoản IG ispeakfootballonly.
Dẫu vậy, vẫn có quá nhiều các marketer đang cố tìm những ngôi sao, influencer lớn với số lượng người theo dõi Instagram cực cao. Thay vì vậy, họ có thể tìm những influencer nhỏ hơn, trung bình hoặc thậm chí là tí hon nhưng lại content liên quan đến đối tượng mục tiêu hơn.
Tính hiện hành
Tín hiệu chính thứ hai là tính hiện hành – những bài đăng phải là gần đây nhất.
Điều này vô cùng có lợi cho những influencer như Marwan Parham Al Awadhi, hay djblissdubai – khi mà anh đăng rất thường xuyên.
Đáng tiếc rằng quá nhiều marketer chỉ nhờ influencer đăng một bài trong chiến dịch social media và cả chiến dịch SEO tổng thể của mình. Thay vào đó, họ nên tạo mối quan hệ lâu dài với influencer để có những chuỗi bài đăng nói về thương hiệu của mình đều đặn.
Tính tương tác
Tín hiệu chính thứ ba là tính tương tác. Hay nói cách khác, người xem có tương tác với bài đăng của influencer? Các influencer có kêu gọi tương tác như like, share, commment hoặc xem thêm từ người xem không?
Và một lần nữa, có quá nhiều các marketer cho rằng chỉ cần influencer đề cập đến họ là họ đã tăng được nhận thức thương hiệu của mình (brand awareness). Họ đo lường bằng những chỉ số không thực tế như Earned Media Value (EMV).
Đứng dưới góc nhìn parallax, rất dễ nhận ra rằng quá nhiều marketer nghĩ rằng influencer marketing giống với quảng cáo hiển thị (display ads). Họ “mua” các bài đăng từ influencer cũng giống như các họ mua quảng cáo từ các trang web.
Vậy nên, nếu chỉ nhìn vào sức lan tỏa, ảnh hưởng của một influencer, các marketer sẽ không khỏi bàng hoàng. Họ sẽ bất ngờ vì các thủ thuật gian dối như người theo dõi ảo, bots và giả mạo để tăng số lượng người theo dõi. Nếu bạn chỉ nhìn theo một chiều – sức ảnh hưởng, người theo dõi – thì đây là kết quả không tránh khỏi.
3. Thuật toán YouTube
Nếu nhìn thuật toán social media của YouTube từ góc nhìn của một influencer, chúng ta sẽ thấy được gì?
Theo như YouTube Help:
“Mục tiêu của hệ thống tìm kiếm YouTube có hai phần: Để giúp người xem tìm được video họ muốn xem, và tối đa hóa sự tương tác và thỏa mãn của người xem.”
Vậy, các influencer trên YouTube sẽ cần phải tạo content tốt trong các chủ đề được tìm kiếm.
Tại sao?
Bởi vì YouTube là một trong những bộ máy tìm kiếm được dùng nhiều nhất thế giới. Người ta truy cập vào mạng xã hội này để tìm video về đa dạng các chủ đề. Những người xem này có thể sẽ không có ý định tìm video của một influencer cụ thể. Nhưng họ vẫn có thể sẽ tìm thấy các video đó nếu chúng xếp hạng tốt trên phần tìm kiếm, hoặc phần gợi ý của YouTube.
Hãy dùng Google Trends để tìm hiểu xem người xem của bạn đang tìm gì trên YouTube.
Trong Google Trends, bạn có thể bấm vào tab “web search”, và chọn “YouTube search” trong phần xổ xuống. Bạn sẽ biết được những gì người dùng quan tâm trên YouTube. Từ đó, các influencer có thể bắt đầu lên kế hoạch về content social media.
Ví dụ, bạn có thể thấy trong Google Trends là trên YouTube toàn thế giới, chủ đề “beauty” được tìm kiếm nhiều hơn 31% chủ đề “fashion”.
Và vì thuật toán của YouTube không thể xem video của bạn trực tiếp được, bạn sẽ cần phải tối ưu meta data của mình (bao gồm tiêu đề, tags, và mô tả).
Đáng tiếc là đa số các marketer không dùng cách tiếp cận này để tìm từ khóa và chủ đề phù hợp cho YouTube. Tìm đúng những chủ đề, từ khóa liên quan và khám phá các influencer đang xếp hạng tốt trên YouTube cho chúng.
4. Thuật toán của TikTok
TikTok đã có đăng bài về cách họ gợi ý các video #foryou (dành cho bạn). Tóm tắt như sau:
“Khi bạn mở TikTok và mở bảng tin “Dành cho bạn”, bạn sẽ nhận được một danh sách những video được chọn lọc phù hợp nhất với bạn. Giúp bạn tìm nội dung và tiktoker bạn thích. Bảng tin này hoạt động dựa trên một hệ thống gợi ý nội dung phù hợp với sở thích người dùng nhất.”
Theo như TikTok, đây là cách thuật toán social media của họ hoạt động:
Những gợi ý được dựa trên một vài yếu tố, bao gồm:
- Các tương tác của người dùng ví dụ như “những video bạn thích, chia sẻ”, “những tài khoản bạn theo dõi”, “những comment bạn viết”, và “content bạn tạo ra”
- Thông tin video, với những chi tiết như chú thích, âm thanh và hashtag.
- Những tùy chỉnh trong tài khoản của bạn như ngôn ngữ, quốc gia, và loại thiết bị. Những yếu tố này được cho vào để đảm bảo hệ thống là tối ưu nhất. Tuy nhiên, nó ít ảnh hưởng đến gợi ý nhất, vì người dùng khong thường chia sẻ các thông tin này.
5. Thuật toán của Twitter
Khi nền tảng social media này mới xuất hiện năm 2006, bảng tin của họ khá đơn giản. Các tweet được sắp xếp theo thời gian – tweet mới nhất ở trên top – từ những người bạn theo dõi.
Nhưng, như các mạng xã hội khác, Twitter đã bắt đầu dùng một thuât toán khác. Các bài đăng sẽ được hiển thị với người dùng dựa trên nhiều yếu tố. Thay đổi lớn gần nhất của thuật toán Twitter là vào 2017.
Theo như Nicolas Koumchatzky và Anton Andryeyev về thuật toán của họ:
“Sau khi tất cả các Tweets được thu thập, chúng sẽ được chấm điểm theo mô hình “liên quan”. Mô hình này sẽ dự đoán độ hâp dẫn của Tweet đối với từng user riêng biệt. Những Tweets nào có điểm cao sẽ ở trên top bảng tin của bạn, và phần còn lại sẽ ở dưới.”
6. Thuật toán của Facebook
Thay đổi lớn gần nhất đối với thuật toán social media của Facebook là vào tháng Một năm 2018.
Mark Zuckerberg đã có thông báo trong một bài đăng trên Facebook:
“Tôi đã có một thay đổi trong mục tiêu của team phát triển sản phẩm của mình: Thay vì tập trung vào việc hiển thị các kết quả có liên quan, chúng tôi sẽ giúp bạn có những tương tác có ý nghĩa hơn trên mạng xã hội. Bạn sẽ thấy nội dung nhiều hơn từ bạn bè, người thân và hội nhóm trên bảng tin của mình, thay vì các bài đăng từ doanh nghiệp,… Những bài đăng này cũng sẽ là nhưng bài mang lại cho bạn những tương tác ý nghĩa hơn với mọi người.”
Trong cùng ngày hôm đó, Adam Mosseri người quản lý Newsfeed lúc bấy giờ, đã nói:
“Hiện tại, chúng tôi dùng những tín hiệu như bao nhiêu người tương tác để xếp hạng các bài đăng trên newsfeed. Chúng tôi cũng ưu tiên nhưng bài đăng có tính thảo luận, tương tác giữa mọi người. Chúng tôi sẽ dự đoán những bài đăng bạn có thể sẽ muốn tương tác và xếp hạng chúng cao hơn trên bảng tin. Cũng chính vì vậy, các nội dung công khai từ doanh nghiệp hay các trang khác sẽ ít được xuất hiện trên bảng tin hơn.”
Và đó là lý do các influencer cũng không quá mặn mà với Facebook. Khi mà nó không có quá nhiều cơ hội cho họ phát triển và cơ hội mang lại lợi nhuận.
Tuy nhiên, các marketer vẫn bỏ ngoài tai sự thật này, khi mà vẫn còn quá nhiều người miệt mài bỏ công vào Facebook dù cho lượng tương tác không có bao nhiêu.
Kết luận
Phía trên là một số các insight chiến lược mà các marketer có thể đúc kết được về thuật toán mạng xã hội dưới góc nhìn của influencer. Nếu bạn là một marketer, việc chuyển từ Facebook sang Instagram và YouTube là rất được khuyến khích.
Nguồn tham khảo: How Do Social Media Algorithms Work?