Think Retail – Báo cáo xu hướng tìm kiếm và các giải pháp thông minh trong ngành bán lẻ
Trong buổi chia sẻ “Think Retail”, Google sẽ giúp doanh nghiệp khám phá 3 chủ đề rất hữu ích cho các doanh nghiệp bán lẻ:
- Sự phát triển của nền kinh tế internet tại Việt Nam 2020
- Xu hướng tiêu dùng thông minh của người Việt
- Giải pháp thông minh cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Hãy cùng SEONGON tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.
I. Sự phát triển của nền kinh tế Internet tại Việt Nam 2020
Do ảnh hưởng của Covid,số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam tăng mạnh, đặc biệt hơn:
–Việt Nam có tới hơn 41% người mới sử dụng các dịch vụ trực tuyến (thanh toán online, học online hay mua sắm online, v.v). Không chỉ thế 94% những người này sẽ tiếp tục sử dụng một dịch vụ trực tuyến sau Covid.
Nhưng đây cũng là một phần lý do cho sự tăng trưởng của kinh tế Việt Năm trong năm 2020, mặc dù đa số các Quốc gia lân cận khác không thể có sự tăng trưởng như vậy:
- E-Commerce tăng 46%
- Vận tải tăng 55%
- Lĩnh vực giao đồ ăn tăng 44%
- Ngoại trừ du lịch tất nhiên suy giảm hơn 28% so với năm ngoái.
Chính vì thế, Google cũng dự đoán tới năm 2025, nền kinh tế internet Việt Nam sẽ đạt hơn 52 tỷ USD nhờ vào trụ cột tăng trưởng eCommerce và các ngành phụ trợ (vận tải, online media)
Điều này bắt nguồn từ chính xu hướng của người tiêu dùng khi họ đang tìm kiếm các thương hiệu có cửa hàng online nhiều hơn và thương hiệu có lựa chọn giao hàng tận tay ( cùng +56% so với năm 2019)
Hệ quả là rất nhiều doanh nghiệp phải thích ứng với xu hướng mới này khi họ đang liên tục tìm các giải pháp để bán hàng online, thích ứng với xu thế eCommerce.
Dù vậy, lượng người mong muốn đến cửa hàng vật lý cũng đang qua trở lại 1 cách chậm chạp. Chỉ 1 trong 5 người được hỏi thỏa mái với việc đến của hàng offline khi đại dịch Covid đang diễn ra. Ngoài ra, người mua hàng sẽ cân nhắc rất kỹ về những gì định mua và định làm nếu cần thiết phải ra ngoài mua sắm.
II. Xu hướng tiêu dùng thông minh của người Việt
Với việc sở hữu lượng dân số trẻ khá là lớn(độ tuổi từ 15 – 64 chiếm 69% tổng dân số), cùng hơn 75% số người sử dụng internet, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng năm lên tới 81%, thì chúng ta có thể thấy được hành vi người tiêu dùng tại Việt Nam đang dịch chuyển rất nhanh.
Cụ thể hơn:
Người tiêu dùng Việt Nam đang tìm các giải pháp online với nhà bán lẻ truyền thống. Truy vấn “[Tên thương hiệu] + online” đã tăng hơn 100% so với năm ngoài. VD:mua hàng online vinmart, mua hàng Big C online,
Vây các yếu tố nào đã tác động đến sự dịch chuyển trong hành vi lớn đến như vậy? Theo Google, có 5 yếu tố chính:
- Giá cạnh tranh/ Khuyến mãi
- Sự tiện lợi khi mua sắm so với cửa hàng truyền thống
- Giá ship rẻ/ Freeship
- Thông tin sản phẩm chi tiết
- Có nhiều lựa chọn
Ngoài ra, có tới 90% số người được hỏi đã sử dụng một trong những sản phẩm của Google để tìm và mua sắm online:
- Google Search chiếm 70%
- Youtube – 59%
- Google Map – 51%
Lý do mà Google Map cũng xuất hiện trong hành trình mua sắm của khách hàng đến từ việc sau khi họ tìm hiểu, xem thông tin sản phẩm họ sẽ muốn tìm đến cửa hàng để thực hiện hành vị mua.
Vậy tựu chung lại, hành trình của họ sẽ xoay quanh việc:Tìm kiếm – Xem – Định vị – Mua Sắm.
Ngoài ra, một thông tin giá trị nữa trong báo cáo này, khi Google cũng chỉ ra rằng, Google Search là công cụ đầu tiên người dùng Việt Nam tìm đến tìm kiếm về một sản phẩm, dịch vụ. Không chỉ thế, Google Search còn giúp họ tìm ra các nhãn hàng mới, các sản phẩm mới hay các thông tin review, lời khuyên hữu ích.
Nói tới review, đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc ra quyết định mua của người tiêu dùng:
- 57% người mua xem thông review online trước khi mua
- 63% người xem thông tin review trước khi đến cửa hàng.
- 44% người xác nhận có hàng trước đến offline store.
Vậy họ xem những thông tin này ở đâu? Theo Google, những điểm chạm mà người tiêu dùng tìm đến trước khi ra quyết định lần lượt ở những kênh sau:
- Mạng tìm kiếm
- Mạng xã hội
- Youtube
Đặc biệt là Youtube,khi phân nửa người được hỏi đã trả lời online video đã có tác động rất lớn đến hành vi mua hàng của họ.
Cụ thể, trong thời điểm có nhiều biến động như Covid 19, cùng với search, công cụ này đã góp phần khiến người tiêu dùng tìm đến những sản phẩm mới thay vì các sản phẩm quen thuộc. Tuy nhiên, yếu tố tác động chủ đạo ở đây lại chính là vấn đề giá cả, khuyến mãi.
Ở bối cảnh 2 thời điểm mua sắm lớn nhất trong năm sắp tới (Dịp Giáng Sinh và Tết), khi lượng người quan tâm tới các vấn đề mua sắm cao đột biến, thì doanh nghiệp cần phải càng để tâm hơn tới những xu hướng trên.
III. Giải pháp thông minh cho các thương hiệu và nhà bán lẻ
Không thể phủ nhận người tiêu dùng chuyển dịch lên môi trường Digital để mua sắm ngày càng nhiều. Điều này vừa mở ra cơ hội vô cùng lớn cho ngành bán lẻ, dù là truyền thống hay đa kênh.
Tuy nhiên, đi kèm theo nó, là một áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cạnh tranh.
Vậy các nhà quảng cáo bán lẻ có thể làm gì để giúp doanh nghiệp cởi bỏ 1 chút áp lực đó ?
Với Google, doanh nghiệp có thể chiến thắng trong cuộc chiến thuyết phục tâm trí người tiêu dùng với 3 khoảnh khắc quan trọng:
- Làm thế nào để khách hàng tìm thấy mình một cách dễ dàng?
- Làm thế nào để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn?
- Làm thế nào để tận dụng được các thông tin khách hàng sẵn có?
1. Được tìm thấy một cách dễ dàng
Trên mạng tìm kiếm, 2 công cụ quảng cáo phổ biến nhất đối với các nhà bán lẻ là GoogleSearch và Google Shopping
Ở định dạng Search, theo Google, nếu thỏa mãn các tiêu chí vềSearch Excellent, doanh nghiệp có thể tăng trưởng doanh thu online qua mạng tìm kiếm:
- Đưa ra được các mẫu quảng cáo phù hợp với nội dung hữu ích cho người dùng
- Tối đa độ phủ và khả năng hiển thị đối với những người đang quan tâm sản phẩm của bạn
- Đo lường được những hành động chuyển đổi có ý nghĩa nhất cho eCommerce
- Nhắm đối tượng một cách chính xác và tăng khả năng ứng biến với chiến lược đấu thầu thông minh
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến điểm số chất lượng quảng cáo là việc đo lường chuyển đổi chính xác. Nếu doanh nghiệp chưa đo lường thì bạn có thể cân nhắc tới một số chuyển đổi phổ biến: mua hàng thành công, tạo lead, tăng email sign up, tăng pageviews
Nếu bạn có nhiều sản phẩm, nội dung trên website, hãy suy nghĩ tới quảng cáo tìm kiếm động (Dynamic Search Ads) khi quảng cáo này sẽ tự động tạo ra quảng cáo phù hợp với landing page của bạn, bổ trợ cho quảng cáo tìm kiếm thủ công, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Với quảng cáo mua sắm, doanh nghiệp hãy thử quảng cáo mua sắm thông minh khi ngoài mạng search, quảng cáo này sẽ bám đuổi khách hàng trên GDN, Youtube hay Gmail.
Số liệu cho thấy, nhà quảng cáo sử dụng quảng cáo mua sắm thông minh đã tăng hơn 30% giá trị chuyển đổi.
Để quảng cáo mua sắm thông minh thật sự hiệu quả, bạn cần phải bổ sung chi tiết các thông tin xoay quanh sản phẩm của mình:
- Tối ưu hình ảnh: không có chữ đề lên sản phẩm.
- Thêm các thuộc tính của sản phẩm: đối tượng, kích cỡ.
- Sử dụng tag riêng biệt: bán chạy, hàng mới, v.v
- Tối ưu tiêu đề và mô tả về sản phẩm.
2. Tiếp cận nhiều hơn khách hàng tiềm năng
Với hình thức quảng cáo Discovery, doanh nghiệp có tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đây cũng là một hình thức chưa được tận dụng nhiều bởi các nhà bán lẻ ở thị trường Việt Nam.
Flexiport, một doanh nghiệp chuyên về đồ nội thất văn phòng, sau khi áp dụng hình thức này, đã đạt được các kết quả vô cùng thuyết phục so với khi chỉ sử dụng chiến dịch tìm kiếm:
- Tăng trưởng hơn 17 lần lượng truy cập website
- -85% CPC
- Tăng 2.7 lần tỷ lệ chuyển đổi.
Nhưng ngoài việc tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc khiến khách hàng nhớ đến quảng cáo của chúng ta và có nhiều hành động sau khi xem quảng cáo hơn.
Để làm được như thế, doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố cá nhân hóa nội dung:
- Quảng cáo càng liên quan, quan tâm đến sở thích hoặc nỗi lo của người tiêu dùng càng được nhớ lâu hơn.
- Không thể có một mẫu quảng cáo cho tất cả các khách hàng.
Và công cụ Google gợi ý để phục vụ cho mục đích này chính là hình thức quảng cáo Trueview for Action trên Youtube, giúp kích thích người xem quảng cáo có hành động cụ thể (về website, mua hàng, add vào giỏ hàng, v.v) và nâng cao hơn là Direction Mix, một công cụ giúp tạo ra hàng trăm biến thể của 1 video quảng cáo, từ đó cá nhân hóa nội dung tối đa.
3. Tận dụng được nguồn dữ liệu khách hàng sẵn có
Dữ liệu khách hàng hay dữ liệu nói chung ngày càng quan trọng để giúp doanh nghiệp không chỉ ra các quyết định về marketing mà còn đưa ra được các đường hướng chiến lược cho việc phát triển của doanh nghiệp.
Với việc đưa có thể đưa các dữ liệu cơ bản như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại, v.v (first entry data), Google có thể từ đó tận dụng các dữ liệu này để hiểu hơn về khách hàng tiềm năng của bạn, từ đó đề xuất các tập khách hàng tiềm năng khác mà bạn không nghĩ tới.
Bạn có thể xem chi tiết cách tải dữ liệu người dùng lên Google Ads ở hình dưới đây:
Doanh nghiệp có thể tận dụng những thông tin trên như thế nào?
Với khối lượng thông tin khá đồ sộ như trên, SEONGON có một vài gợi ý cho doanh nghiệp cho các chiến dịch Digital Marketing của mình sắp tới:
1. Bán hàng online, bán hàng trên các nền tảng eCommerce đã là xu thế tất yếu và sẽ ngày một phát triển hơn trong những năm về sau khi các ảnh hưởng từ đại dịch Covid 19 đã làm thay đổi rất lớn hành vi mua hàng từ offline sang online.
Vậy doanh nghiệp nào chưa chú trọng đến bán hàng trên môi trường internet, doanh nghiệp cần hành động ngay hôm nay để bắt kịp xu thế.
2.Search là công cụ khách hàng tìm đến đầu tiên khi muốn tìm một sản phẩm.SEO và Google Ads sẽ là 2 công cụ đắc lực để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở điểm chạm này.
3. Ngoài Youtube và Search, Google Map cũng là một kênh doanh nghiệp cần quan tâm, khi vẫn có không ít khách hàng muốn tìm đến các offline store để mua hàng.
4. Review khách hàng vô cùng quan trọng, có yếu tố tác động rất lớn vào quyết định mua của khách hàng. Chính vì thế, hãy đưa review vào các trang sản phẩm ở trên môi nền tảng bán hàng của doanh nghiệp (thương mại điện tử, website, facebook, v.v)
5. Nếu bạn muốn được tìm thấy một cách dễ dàng hơn trên môi trường mạng tìm kiếm, hãy cân nhắc sử dụng Dynamic Search Ads.
– Nếu bạn muốn tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn, định dạng quảng cáo True view for Action (Youtube Ads) kết hợp cá nhân hóa thông điệp quảng cáo là một giải pháp thông minh .
– Muốn hiểu hơn về khách hàng của bạn, hãy đưa dữ liệu khách hàng lên Google để được gợi ý.
Lời kết
Think Retail không chỉ dừng lại là một báo cáo chi tiết về xu hướng người tiêu dùng Việt Nam trong ngành bán lẻ, báo cáo này còn đưa ra những giải pháp thiết thực cho doanh nghiệp để tận dụng được các xu hướng này.
Bạn có thể xem toàn bộ video chia sẻ tại đây:
SEONGON hy vọng qua bài tổng hợp trên, doanh nghiệp bán lẻ đã có một vài gợi ý cho kế hoạch marketing vào năm 2021.
Nếu bạn vẫn cần tư vấn thêm, doanh nghiệp hãy liên hệ với SEONGON, chúng tôi sẽ đưa ra những lời khuyên cụ thể, sát sườn nhất với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Think Consumer Health – Báo cáo hành vi tiêu dùng trong ngành hàng sức khỏe
- Think Finance – Báo cáo xu hướng người tiêu dùng và các cơ hội doanh nghiệp tài chính cần nắm bắt trong năm 2021
Biên tập bởi: SEONGON - Google Marketing Agency