Think Finance – Các xu hướng tìm kiếm mới nhất trong ngành tài chính
Trong buổi chia sẻ về chủ đề “Think Finance” của Google vừa qua
Google đã đưa ra những con số thông kê cùng những thông tin cần thiết để giúp doanh nghiệp tài chính có thể nắm bắt cơ hội, xu hướng người tiêu dùng trong năm 2021, để từ đó xây dựng được một kế hoạch marketing, và đạt được mục tiêu kinh doanh trong năm tới.
Hãy cùng SEONGON điểm qua những ý chính quan trọng trong bài viết dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu các xu hướng mới của người tiêu dùng trong ngành tài chính
Ở Việt Nam hiện nay, dân số trẻ thuộc các tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy và là động lực cho nền kinh tế Việt Nam phát triển trong nhiều năm tới.
Với đặc tính thích nghi nhanh với những điều mới và nhạy bén trong việc sử dụng công nghệ, nên thanh toán online hay mở tài khoản từ xa cũng không còn phải là điều gì quá xa lạ.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các trang thương mại điện tử, nên không khó để dự đoán mức tăng trưởng cao cho lĩnh vực tài chính ở Việt Nam
Hơn nữa với các số liệu có được từ Google, chúng ta sẽ nhận thấy người Việt Nam đang có sự quan tâm rõ rệt đến ngành tài chính và các sản phẩm tài chính.
Cụ thể:
– Người dùng tìm kiếm và xem những video trên Youtube liên quan đến tài chính nhiều gấp đôi năm ngoái, tăng 22% lượt search “online banking”
– 53% các nhà cung cấp sản phẩm tài chính được người dùng phát hiện thông qua nghiên cứu online
– Các truy vấn liên quan đến sản phẩm tài chính đều tăng mạnh so với năm ngoái: thẻ tín dụng (+42%), thẻ debit (+39%), bảo hiểm nhân thọ (+32%)
Ngoài ra một xu hướng khác mà Google cũng đề cập tới trong phần này chính là: tiền mặt không còn phải là công cụ chi trả duy nhất người dùng mang theo trong người. Khi lượng tìm kiếm về thẻ credit, thẻ debit đều tăng 10x và 5x lần lượt từ năm 2017.
Sự thoải mái và tiện dụng trong việc chi tiêu tài chính cũng dẫn tới việc người dùng tích cực chuyển sang sự tiện lợi trong cả những nhu cầu như vay tiền online. (+300% lượt search “app vay tiền”)
Cuối cùng, có vẻ như sự xuất hiện của covid cũng như việc người dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe đã khiến lượng quan tâm đến “bảo hiểm” tăng mạnh, gấp 3 lần từ năm 2017.
Sự đảm bảo về tương lai cho mỗi cá nhân sẽ là vấn đề Top of mind trong suy nghĩ của người tiêu dùng trong vài năm nữa.
Covid 19 cũng kéo theo sự gia tăng của các phương thức thay thế tiền mặt như chi trả online, trả góp, thanh toán không chạm. Kết quả là các App scan-and-pay. như Momo, Viettel Pay đều có lượt download tăng hơn trung bình 33%.
*Doanh nghiệp có thể tận dụng gì từ các xu hướng này:
– Người dùng tìm kiếm ở đâu, doanh nghiệp cần xuất hiện ở đó. Khi Youtube đang là kênh được người dùng tin tưởng tìm đến để tìm hiểu thêm thông tin thì doanh nghiệp cần đầu tư nhiều hơn các hoạt động content marketing trên đây.
– Cung cấp đúng câu trả lời cho các thắc mắc của họ trên môi trường mạng tìm kiếm. Hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu search intent của từng truy vấn, và cung cấp Content SEO phù hợp.
– Cung cấp giải pháp cho người dùng thông qua ứng dụng điện thoại di động là một xu thế không thể thiếu cho các doanh nghiệp có sản phẩm tài chính. Hãy phát triển một ứng dụng mà người dùng luôn cần đến khi muốn giải quyết các vấn đề có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Xây dựng thương hiệu trong môi trường số với các giải pháp của Google
Khi phần lớn khách hàng, theo báo cáo ở trên, trong quá trình tìm kiếm sản phẩm dịch vụ tài chính sẽ lựa chọn một nhà cung cấp mà họ chưa từng nghĩ tới trước đây.
Vậy nên việc khiến khách hàng tìm, nghe, nhìn thấy bạn trong khi tìm kiếm là một việc vô cùng quan trọng.
Đó cũng lý giải tại sao doanh nghiệp cần đặt trọng tâm nhiều hơn vào mục tiêu xây dựng thương hiệu.
Và Tivi thường là kênh được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất khi kênh này vẫn tỏ ra hiệu quả trong việc đưa thông điệp tiếp cận khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên yếu điểm của Tivi hiện nay là kênh này chỉ tiếp cận được tới các đối tượng khách hàng lớn tuổi trong khi bỏ qua phần lớn đối tượng người dùng trẻ tuổi, những người sẽ nhiều khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai.
Vậy nên Google đã phát triển 2 giải pháp để giúp doanh nghiệp có thể lên được kế hoạch truyền thông cũng như mua quảng cáo trên TV một cách hiệu quả hơn:
- TV In reach planner: ước tính được độ phủ của TV và Youtube đồng thời
- Cross Media Reach Report: Báo cáo tổng quan nhóm khán giả trùng lặp giữa Youtube và TV.
Với 2 công cụ này, Google đã thử áp dụng và thấy rằng Youtube có độ phủ tới khán giả trẻ tuổi tốt hơn 36% so với trên TV.
Ngoài ra Google cũng giới thiệu về Google Blast, một giải pháp tăng nhận diện thương hiệu tiếp cận được một lượng khách hàng lớn ở tuần suất đủ lớn để có thể tác động được đến sự xem xét của khách hàng tiềm năng.
Google Blast rất phù hợp cho các chiến dịch truyền thông sản phẩm mới. Giải pháp này sẽ cung cấp doanh nghiệp giải pháp trong 3 giai đoạn:
- Tăng nhận diện
- Kết nối và tăng tương tác với khách hàng
- Tạo ra hành đồng có giá trị.
SEONGON nhận thấy đây là một giải pháp khá tương đồng với mô hình launching của chính Google trong nhiều năm trước đây nhưng ở mức độ chuyên nghiệp hơn.
Xem thêm: Bí quyết tạo sóng với mô hình launching
TPBank đã kết hợp cùng Googl thử nghiệm giải pháp Google Blast nói trên và có kết quả vô cùng tích cực:
- 120 Triệu Ad Impressions
- 22.4 triệu Unique Reach
- 50% Branded Search
- 30.000 lượt download app
3. Tăng khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng
Tài chính ngân hàng là một trọng những sản phẩm cần tìm hiểu rất kỹ trước khi ra quyết định mua hàng (75% người dùng đều tìm kiếm trước và sau khi mua, thời gian nghiên cứu lên đến 22 ngày)
Vậy làm thế nào để chinh phục nhóm khách hàng đề cao tìm kiếm nghiên cứu?
Thứ nhất, hãy dành chiến thắng ở nơi mà khách hàng dành nhiều thời gian nhất – Công cụ mạng tìm kiếm. Xây dựng chiến lược quảng cáo tìm kiếm bám theo hành trình mua hàng của họ:
3.1. Tìm kiếm thông các thông tin chung: liên quan đến sản phẩm của bạn: xuất phát từ nhu cầu cá nhân, có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng (không cao)
VD: “thanh toán online”, “mua sắm trực tuyến”, “các loại thẻ ngân hàng”, “thẻ tín dụng là gì”
-> Chỉ cần có mặt ở mức 10 -30% nhận diện để tối ưu về chi phí.
3.2. Tìm kiếm sản phẩm: đang trong giai đoạn cân nhắc, lựa chọn giữa các bên
VD: “ưu đãi thẻ tín dụng”, “rút thẻ tín dụng”, “so sánh thẻ tín dụng”
-> Duy trì sự cạnh tranh của đối thủ nên chỉ cần hiện diện 50%
3.3. Tìm kiếm thương hiệu: tìm kiếm đến một sản phẩm, thương hiệu cụ thể. Tỷ lệ chuyển thành khách hàng cũng cao nhất.
VD: “thẻ tín dụng ngân hàng ACB”
-> Cần phủ gần 100% các từ khóa này
Thiết kế chiến lược quảng cáo tìm kiếm dựa theo hành trình của khách hàng
Cách làm trên hoàn toàn phù hợp khi bạn làm các chiến dịch Google Ad Search khi doanh nghiệp vừa tiếp cận được khách hàng trên mọi hành trình tìm kiếm của họ mà vừa tiết kiệm được chi phí .
Tuy nhiên theo SEONGON, nếu doanh nghiệp kết hợp với làm SEO, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng nhiều hơn nữa và hiệu quả hơn khi người dùng có xu hướng tin vào các kết quả tìm kiếm tự nhiên hơn quảng cáo. Hơn nữa, chi phí trong lâu dài cũng rẻ hơn đáng kể so với khi chạy quảng cáo.
Có thể bạn quan tâm: SEO vs Google Ads: đâu là sự lựa chọn bền vững cho doanh nghiệp
Ngoài ra, nếu họ chưa hoặc không lên mạng tìm kiếm, doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp giữa quảng cáo Youtube và GDN để tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Một thông tin quan trọng nữa Google cũng đề cập trong báo cáo này là việc ra mắt sản phẩm OCT (Offline Conversion Tracking) – một giải pháp giúp doanh nghiệp đưa các dữ liệu từ nguồn offline để tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo từ đó nâng cao chất lượng lead thu nhận được.
4. Khai phá tiềm năng của ứng dụng di động
Ứng dụng di động thật sự có hiệu quả trong việc tăng doanh thu khi các thông kê từ Pizza Hood cho thấy khách hàng download app của họ thì thường trung thành hơn và mua gấp 2 lần so với người không down app.
Tuy nhiên, tỷ lệ phát triển App tại Việt Nam vẫn còn ở mức trung bình do người dùng Việt Nam hiện nay vẫn còn đang cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi download bất cứ một app tài chính nào.
Lý do trọng tâm bởi vì đa số các app hiện nay chưa hoàn thiện cũng như cung cấp được các thông tin thật sự cần thiết cho người dùng.
Người Việt Nam đang quan tâm nhất đến các ứng dụng tài chính nào:
- Ứng dụng ngân hàng
- Ứng dụng hỗ trợ kiểm soát tài chính, thông tin chứng khoán
Để xây dựng một ứng dụng thật sự hiệu quả trong việc gia tăng doanh thu, ngoài các chỉ số về người dùng hàng tháng, hay hàng ngày, doanh nghiệp cần nhìn xa hơn và đặt trọng tâm lớn hơn cho các chỉ số:
- Tác động kết quả kinh doanh sau thuế: (tỷ lệ mua hàng, tỉ lệ tăng giảm chi phí bán hàng, v.v)
- Chi phí dịch vụ
- Tăng trưởng bán hàng
- Ý kiến của khách hàng.
Các chỉ số KPI doanh nghiệp cần quan tâm khi phát triển App
Một số công việc doanh nghiệp có thể bắt đầu để bắt đầu xây dựng app của doanh nghiệp:
- Xác định chi phí dịch vụ hiện tại và chi phí mà doanh nghiệp đồng ý để chi trả cho các dịch vụ tương tự qua app
- Xác định cách dịch vụ có thể làm thông qua app và chi phí để hoàn tất các dịch vụ này
- Xác định giá trị cho từng hành động có lợi cho doanh nghiệp của khách hàng (gửi tiền, chuyển tiền, kích hoạt thẻ, mở tài khoản, v.v)
Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng được một bộ KPI để đánh giá hiệu quả của APP và tính toán được giá trị trọn đời của một người sử dụng APP.
Cuối cùng, với bộ chỉ số đóm doanh nghiệp có thể xây được các chiến lược để đạt được mục tiêu, KPI.
Lời kết
SEONGON hy vọng với báo cáo này từ Google, các doanh nghiệp tài chính đã có thêm những ý tưởng để xây dựng các chiến dịch marketing trong năm 2021, đặc biệt là trong môi trường online.
Bạn có thể xem toàn bộ buổi chia sẻ của Google tại đây:
Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp đang nhờ SEONGON hỗ trợ tư vấn cho kế hoạch marketing vào năm sau.
Nếu bạn đang có nhu cầu tương tự, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé.
Không chỉ giúp bạn 1 kế hoạch chi tiết, SEONGON sẽ luôn hướng tới hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.