Hút Đơn Hàng “Khủng” Cuối Năm: Chiến lược Thương Mại Điện Tử Cho Doanh Nghiệp

Thương mại điện tử (TMĐT) ngày nay được coi là “viên đạn bạc” cho các nhà kinh doanh, dù là doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Với việc sử dụng nền tảng thương mại điện tử trong hoạt động trao đổi hàng hóa, rào cản về địa lý đã hoàn toàn được xóa bỏ. Thị trường kinh doanh toàn cầu được mở ra và Internet là phương tiện giúp doanh nghiệp hiện thực hóa điều này.

Các hoạt động kinh doanh nhờ sự phát triển của TMĐT mà trở nên thuận lợi hơn qua việc doanh nghiệp cung cấp nhiều giá trị mới và đáp ứng được những nhu cầu mới của người tiêu dùng. Trong đó, hoạt động mua bán trọng tâm của những tháng cuối năm được các doanh nghiệp rất kỳ vọng và thúc đẩy mạnh mẽ. Cũng bởi doanh nghiệp trông chờ sự “cứu cánh” mùa Sale-off cuối năm sẽ phần nào giúp nhẹ đi gánh nặng doanh số đã bị đè nén suốt nhiều tháng qua bởi đại dịch Covid.

Bài viết dưới đây sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các SME có được sự tăng trưởng doanh thu mùa cuối năm thông qua các hoạt động triển khai chiến lược thương mại điện tử.

Tăng doanh thu mùa SALE cuối năm thông qua triển khai chiến lược thương mại điện tử

Tăng doanh thu mùa SALE cuối năm thông qua triển khai chiến lược thương mại điện tử

Phát triển chiến lược thương mại điện tử cho SME

Thế giới hiện nay đang ghi nhận sự trỗi dậy của nền kinh tế kỹ thuật số. Nhưng các chỉ số tăng trưởng lại chỉ ra rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại không có sự gia tăng trong toàn cảnh bức tranh về chiến lược thương mại điện tử đó.

Vào đầu thế kỷ này, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phát hành báo cáo về tiềm năng của TMĐT đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu. Báo cáo đã ghi nhận doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng có cơ hội với TMĐT dựa trên nền tảng Internet. Trong báo cáo chỉ ra rằng, tuy có nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cường sử dụng Internet cho mục đích thương mại thì nhìn chung hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế về tiềm năng và chưa có đầy đủ yếu tố để phát triển TMĐT.

Trong báo cáo đã xác định được 3 hoạt động mà doanh nghiệp lấy Internet là mũi nhọn đó là

  • Các Start-up thông qua công nghệ để cung cấp các dịch vụ/sản phẩm mới và phát triển các mô hình kinh doanh mới
  • Các doanh nghiệp đang hoạt động sử dụng Internet để mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế
  • Các doanh nghiệp sử dụng kết nối trực tuyến để tham gia vào các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng với các doanh nghiệp lớn hơn

Đi tới báo cáo mới nhất của OECD về triển vọng nền kinh tế Internet cho thấy sự tăng trưởng trong kinh tế trực tuyến vẫn tiếp tục không ngừng và đã dần chuyển sang lĩnh vực kết nối không dây.

Xác định mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng trực tuyến

Việc phát triển chiến lược thương mại điện tử đòi hỏi người lãnh đạo doanh nghiệp phải xem xét mức độ tương tác trực tuyến của doanh nghiệp có ý nghĩa thế nào đối với mô hình kinh doanh cơ bản.

Về bản chất, TMĐT bao gồm một loạt các hoạt động kinh doanh trực tuyến khác nhau. Một số hoạt động kinh doanh với doanh nghiệp (B2B) và số khác hoạt động kinh doanh tới người tiêu dùng (B2C).

Ưu điểm của hoạt động kinh doanh TMĐT

Ngày nay, TMĐT ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế vì đó là phương thức giao dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất, cung cấp thông tin tức thời. Thông qua đó có thể tận dụng tối đa nguồn lực và đem lại sự tiện dụng nhất cho các bên tham gia. TMĐT giúp người dùng cũng như doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận nguồn thông tin phong phú về thị trường, đối tác, nhà cung cấp. Từ đó giảm thiểu chi phí trong kinh doanh và rút ngắn chu kỳ sản xuất.

Một số những lợi ích từ TMĐT đem lại cho doanh nghiệp như

  • Khả năng mở rộng thị trường tối đa
  • Giảm chi phí, tăng lợi nhuận (chi phí địa điểm, chi phí bán hàng, marketing,…)
  • Hỗ trợ công tác quản lý hàng hóa, kênh thông tin và quản lý thanh toán
  • Khả năng phục vụ và chăm sóc khách hàng mang tính liên tục

Nhược điểm và rào cản triển khai TMĐT

Bên cạnh đó, khi nền tảng kinh tế kỹ thuật số mở rộng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như đã bị tụt hậu so với các đối thủ lớn. Một phần nguyên nhân là do chi phí và sự phức tạp của việc thiết lập các hoạt động kinh doanh và thương mại trực tuyến.

Tuy nhiên hiện nay chi phí cho hệ thống đang giảm xuống và ngày càng nằm trong tầm tay của hầu hết các doanh nghiệp có nguồn ngân sách hạn chế.

Ngoài ra một điều doanh nghiệp cần lưu ý, đó là tránh “xung đột kênh” từ hoạt động kinh doanh. Nền tảng trực tuyến như là nơi doanh nghiệp mở cửa hàng trên nền tảng Internet để tăng quy mô thị trường tổng thể. Trong đó, trường hợp xảy ra sẽ là có thể doanh nghiệp mất đi một lượng khách hàng giao dịch trực tiếp và thay vào đó là việc khách hàng mua sắm, giao dịch trực tuyến. Do đó, điều quan trọng trong việc sử dụng chiến lược thương mại điện tử để phát triển đó là phải đồng thời kết hợp với hoạt động kinh doanh truyền thống.

Hút Đơn Hàng “Khủng” Cuối Năm: Chiến lược Thương Mại Điện Tử Cho Doanh Nghiệp

Ưu điểm và rào cản của triển khai chiến lược thương mại điện tử

Doanh nghiệp sử dụng nền tảng TMĐT như một chiến lược kinh doanh chính

Có thể thấy, điểm xuất phát hầu hết của các SME là việc thúc đẩy sử dụng Email Marketing để hỗ trợ hoạt động giao tiếp với khách hàng. Tiếp đó sẽ xây dựng và cung cấp một website doanh nghiệp. Và hầu hết hiện nay, doanh nghiệp đều đang thực hiện chiến lược thương mại điện tử một cách thô sơ khi tham gia vào hoạt động mua bán trực tuyến.

Do đó để hoàn thiện mô hình kinh doanh công nghệ kỹ thuật số, doanh nghiệp cần tích hợp chiến lược bán hàng trực tuyến với các hoạt động ngoại tuyến của mình. Việc doanh nghiệp tham gia tích cực vào hoạt động quản lý chuỗi cung cứng bằng hệ thống trực tuyến là một ví dụ điển hình.

Thông qua những điều đó, doanh nghiệp có thể phát triển mô hình kinh doanh và dần đưa nó trở thành một mạng lưới trực tuyến khép kín. Thông thường, hoạt động kinh doanh sẽ phát triển qua bốn giai đoạn được liên kết chủ yếu với việc sử dụng Internet bao gồm

  • Doanh nghiệp kết nối thông tin
  • Giao tiếp với khách hàng
  • Khách hàng thực hiện giao dịch mua bán
  • Doanh nghiệp tích hợp các chiến lược

Bên cạnh đó, động lực thúc đẩy chu kỳ phát triển này bao gồm ba yếu tố

  • Môi trường hoạt động kinh doanh
  • Nguồn lực doanh nghiệp
  • Hoạt động quản trị doanh nghiệp

Ba yếu tố này có thể tạo thuận lợi hoặc cản trở mức độ phát triển chiến lược thương mại điện tử trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp hiện nay sử dụng nền tảng TMĐT như một chiến lược kinh doanh chính

Doanh nghiệp hiện nay sử dụng nền tảng TMĐT như một chiến lược kinh doanh chính

SME nỗ lực bứt phá doanh số bằng chiến lược thương mại điện tử

Trọng tâm quan trọng đối với những doanh nghiệp đang tìm kiếm sự bứt phá về đơn hàng đó là xác định được nhu cầu khác biệt hóa về dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Nhằm xây dựng được một cộng đồng trực tuyến sôi động để tăng doanh số và lợi nhuận.

Đặc biệt trong 3 tháng cuối năm được nhận định là thời điểm khốc liệt nhất trong năm để các doanh nghiệp ganh đua về doanh số. Bởi vậy, các nhà chiến lược của doanh nghiệp sẽ không để lỡ cơ hội này để tối đa doanh thu. Để hút được lượng đơn hàng khủng trong mùa mua sắm nhộn nhịp này, doanh nghiệp cần có những chiến lược đặc biệt để thu ngắn sự lựa chọn từ khách hàng để gia tăng quyết định chốt sale.

  • Thể hiện những sản phẩm Sale-off trọng tâm trên website doanh nghiệp

Thời điểm cuối năm là thời gian doanh nghiệp nào cũng đưa ra các chương trình khuyến mãi, quà tặng, sale-off với hàng ngàn sản phẩm cùng lúc. Để thu hút sự chú ý và rút ngắn sự lựa chọn cho khách hàng, doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào những sản phẩm chủ lực thể hiện giảm giá trên trang chủ.

  • Mô tả lợi ích ngắn gọn vào tên sản phẩm

Việc gắn mô tả sản phẩm bên cạnh tên sản phẩm giúp các nhà bán lẻ làm nổi bật được tính năng cũng như công dụng của sản phẩm. Điều này giúp cho khách hàng tiện theo dõi, so sánh và nắm bắt nhanh thông tin về sản phẩm. Nhằm rút gọn thời gian tìm kiếm, so sánh và ra quyết định mua hàng của khách hàng.

  • Làm nổi bật tính năng sản phẩm

Trong phần mô tả sản phẩm cần cần chi tiết, cụ thể bởi người tiêu dùng trực tuyến thường có thói quen tìm hiểu rất kỹ về sản phẩm trước khi ra quyết định mua hàng. Một phần mô tả thông số, tính năng, tiện ích của sản phẩm sơ sài dễ dẫn đến tỷ lệ khách hàng bỏ đi tìm kiếm sản phẩm khác cao và giảm tần suất ra quyết định mua hàng.

  • Đưa ra số tiền mà khách hàng tiết kiệm được khi mua sản phẩm

Những tháng cao điểm cuối năm là cuộc chiến giảm giá của các doanh nghiệp để kích cầu thị trường. Do vậy, các doanh nghiệp đưa ra tỷ lệ phần trăm giảm giá thật cao để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, việc thể hiện trực tiếp số tiền mà khách hàng có thể tiết kiệm được khi mua sản phẩm sẽ giúp khách hàng nhanh chóng có ra quyết định mua hàng hơn là chỉ thể hiện số phần trăm giảm giá.

  • Đưa ra một thông điệp thật hấp dẫn

Sức hút của giảm giá, quà tặng khi mua sắm là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên giữa hàng trăm ngàn sản phẩm được đưa ra khắp mọi nơi trên Internet hay trên các banner, billboard khiến khách hàng thực sự bối rối. Vậy điều khác biệt mà doanh nghiệp tạo ra với nội dung thông điệp sẽ là cái tạo dấu ấn và gây ấn tượng với khách hàng. Hãy sử dụng yếu tố này gây ảnh hưởng tới tâm lý mua sắm của họ.

  • Đưa ra cam kết về thời gian giao hàng

Điều này dường như thường bị các doanh nghiệp bỏ qua hoặc họ cảm thấy không quan trọng trong hoạt động mua bán trên TMĐT. Tuy nhiên, trong thời điểm mua sắm đang diễn ra hết sức nhộn nhịp và tâm lý muốn mua hàng một cách nhanh chóng từ người tiêu dùng thì sự cam kết về thời gian giao hàng là một điểm cộng. Do đó, hay cho khách hàng biết được thời gian họ có thể nhận hàng để làm tăng tỷ lệ ra quyết định mua sắm.

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tạo ra bứt phá doanh số qua chiến lược thương mại điện tử

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp tạo ra bứt phá doanh số qua chiến lược thương mại điện tử

Các chuyên gia cũng cho rằng chiến lược thương mại điện tử có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp. Bằng việc thông qua sự tương đồng về cơ sở hạ tầng và hoạt động mua sắm trực tuyến, quản lý hậu cần với các nhà cung cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đảm bảo rằng các hoạt động tiếp thị và bán hàng được tích hợp với các hoạt động thực tế. Điều này yêu cầu phải có một danh mục bán hàng chung, bao gồm cả trực tuyến và ngoại tuyến song song cùng với địa chỉ trang web của doanh nghiệp.

Từ nhận định và mong đợi của các chuyên gia về sự thúc đẩy các chiến lược TMĐT của các doanh nghiệp hiện nay, sẽ giúp cho nền kinh doanh số ngày một mở rộng và mang tính quốc tế hơn nữa trong tương lai. Bất kỳ một SME nào hiện nay nếu không áp dụng nền tảng kỹ thuật số cũng như tham gia vào xu hướng số hóa toàn cầu này rất có khả năng sẽ phải đối mặt với nguy cơ sớm thất bại.

Leo - Fastwork.vn