Giúp bạn hiểu rõ digital Marketing ở một góc nhìn mới, chân thực hơn và thực tế hơn.
Hẳn các bạn không còn xa lạ với thuật ngữ Digital Marketing rồi đúng không? Nhưng để hiểu sâu sắc cụm từ này thì nhiều doanh nghiệp vẫn quy chụp cho nó ở một vài công cụ như là: Digital Marketing là Social Media? Digital Marketing là Seo & SEM, hay Digital Marketing là Email Marketing?
Thực chất các khái niệm trên đều không sai? Nhưng chưa đủ? Digital Marketing dịch chính xác nó là tiếp thị trên nền tảng số, nền tảng số ở đây không hoàn toàn là Social, Website hay Mobile mà nó tất cả các phương tiện được số hóa. Những phương tiện được số hóa ở đây được đề cập trên hai phương diện: Năng lượng điện tử và năng lượng internet.
Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên lý nền tảng của Digital Marketing dưới bức tranh toàn cảnh sau đây:
1, Digital Marketing là làm gì?
Marketing truyền thống là cách chúng ta đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu đó thông qua các kênh tiếp thị truyền thống và đem lại lợi nhuận cho công ty. Kênh tiếp thị truyền thống là gì là những kênh tiếp thị trực tiếp, sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những ấn phẩm và những bằng chứng vật lý như: Báo in, báo giấy, tờ rơi, poster…
Marketing là toàn bộ quy trình mà doanh nghiệp đem sản phẩm tới tay khách hàng thông qua ba hoạt động chính: Nội dung bao gồm chiến lược, thông điệp, các chương trình chiến dịch; Kênh là các phương tiện lan tỏa nội dung đến tay khách hàng; Đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch. Để quy trình mua hàng diễn ra trong tâm trí khách hàng, Marketing truyền thông mất một khoảng thời gian khá là lâu, thậm chí con số đo lường là không rõ ràng thế nhưng ở Marketing hiện đại khách hàng dễ thấy, dễ mua và dễ đánh giá được hiểu quả chiến dịch và doanh số ngay khi sản phẩm vừa mới ra mắt.
Marketing hiện đại là làm gì? Là chúng ta sẽ xây dựng những kênh tiếp thị bắt kịp xu thế chuyển mình của cách mạng công nghiệp 4.0. Khách hàng hiện nay họ xuất hiện nhiều trên internet, họ mua hàng trên thương mại điện tử, họ đặt hàng trên các app tiện ích. Như vậy ta có thể thấy khách hàng chuyển dịch bối cảnh mua sắm và tiêu dùng trên các phương tiện số hóa.
Như vậy, các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi bối cảnh tiếp thị, thay vì tiếp thị truyền thông trên các nền tảng vật lý thì chúng ta phải xuất hiện trên Digital. Khách hàng của chúng ta ở đâu thì sản phẩm bắt buộc phải xuất hiện ở đó, cụ thể ở đây là Social, Tvc, Game, App…
Vậy thì, Digital Marketing là Doanh nghiệp phải xuất hiện đầy đủ trên mọi phương tiện mà khách hàng của họ có mặt. Mỗi một nền tảng đều có những cách thức hoạt động đặc thù, chính vì vậy Digital Marketing phải sản xuất nội dung, hình ảnh, video, thông điệp thích ứng với nền tảng đó để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mỗi ngày, khách hàng của chúng ta sẽ xuất hiện đâu đó trên chủ yếu 8 nền tảng Digital Marketing: Website, Social Media, Email, Mobile, TV, App, Game, Search. Do đó, doanh nghiệp sau đi đã vẽ được chân dung khách hàng và những nơi khách hàng họ xuất hiện mà chọn cho mình những nền tảng Digital tốt nhất để triển khai các hoạt động Marketing của mình.
2, Các kênh Digital Marketing là những kênh nào?
Các bạn vẫn lầm tưởng rằng kênh Digital Marketing là những kênh Facebook, Youtube, Instargam…Nhưng không phải, đây là một khái niệm sai lầm, có thể dẫn đến sự thiếu xót khi các doanh nghiệp lên chiến lược Digital Marketing.
Chúng ta thống nhất với nhau rằng, các doanh nghiệp sẽ có 3 kênh marketing: Own Media, Earn Media và Paid Media. Dựa trên kênh này mà doanh nghiệp triển khai trên 8 nền tảng mà tác giả đã đề cập ở trên. Người làm Marketing phải thuần thục ba khái niệm này để triển khai các hoạt động truyền thông tích hợp một cách toàn diện, đầy đủ và hiệu quả nhất.
Own Media là truyền thông sở hữu: là tổng hợp tất cả những kênh mà doanh nghiệp tạo ra và làm chủ sở hữu. Cụ thể ở đây, là những kênh mà doanh nghiệp tạo ra trên nền tảng Digital như: Website (Do doanh nghiệp và đứng tên), Blog (Nơi doanh nghiệp kể những câu chuyện cho khách hàng trải nghiệm), Youtube (Kênh video lan truyền của doanh nghiệp), Fanpage (Nơi trao đổi và mua bán sản phẩm của doanh nghiệp)…
Paid Media là truyền thông trả phí: Là những nơi mà doanh nghiệp phải trả tiền để sản phẩm và thương hiệu của mình xuất hiện trước mắt người tiêu dùng. Kênh này bao gồm: Quảng cáo facebook ads, quảng cáo google ads, quảng cáo youtube ads, instargam ads hoặc những banner, TVC, các hệ thống led điện tử trên các kênh của đối tác.
Earn Media là truyền thông lan truyền: Là kênh chia sẻ và lan truyền trên nền tảng số. Cụ thể là những nội dung của doanh nghiệp được chia sẻ, được tương tác trên nền tảng Digital. Có thể là truyền miệng, follow, comment, viral…Loại truyền thông này thương được lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội, diễn đàn, tin tức và các bài Pr. Hình thức này có thể là miễn phí hoặc trả phí theo các bài quảng cáo. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng Earn Media chính là kênh thứ ba nhắc đến sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.
Tóm lại, Digital Marketing chính là cách thức mà chúng ta truyền tải ý đồ của doanh nghiệp thông qua kênh Own Media, Earn Media và Paid Media trên những nền tảng digital chính như: Website, Social, Email, Mobile, Search…
3, Vậy nghề Digital Marketing bao gồm những chuyên môn nào?
Chỉ vài cú click thôi là bạn có thể tìm thấy mô tả công việc Digital Marketing trên Internet của hàng ngàn doanh nghiệp. Nhưng bạn cũng bị sẽ bị tung hỏa mù bởi những yêu cầu công việc không trùng lặp và không hề giống nhau trong cùng một chức vụ Digital. Vậy chăng là doanh nghiệp đang rối hay là marketer đang lạc lối?
Tác giả sẽ đưa ra bức tranh toàn cảnh về Digital Marketing để các bạn có cái nhìn tổng quan về nó:
Manager Digital Marketing: CRM (Customer Relationship Management), Social Media, Content Marketing, Creator Marketing, SEO & SEM, Advertising Marketing, Quản lý đối ngoại/ liên kết đối ngoại.
Như vậy người làm Digital Marketing có phải là người làm toàn bộ những công việc trên hay không? Thực tế thì không? Không một ai có thể làm toàn bộ nhưng chuyên môn trên trong một chức vụ Digital mà như ta thường nói đến. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, sản phẩm, thị trường để đưa ra những cấp độ và chuyên môn nhất định cho nhân viên Digital Marketing.
Người làm SEO
Người làm Social
Người làm Content
Người làm quảng cáo
Vậy Manager Digital Marketing là người lên chiến lược, chiến dịch cho những chương trình Marketing của doanh nghiệp. Để quản lý Digital, Manager phải là có người có tầm nhìn, nhạy cảm với thị trường và hiểu rõ về những “luật chơi” của các nền tảng Digital để đưa ra những “chiêu bài” mới “chiến đấu” với những đối thủ trên nền tảng đó. Người làm Manager cũng phải đưa ra được KPI của từng nhân viên Digital chuyên môn trong bộ phận để quản lý đo lường hiệu quả công việc.
Việc của một giám đốc Digital Marketing là người quyết định “cuộc chơi”, rằng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ xuất hiện ở đâu, khi nào, bao giờ và với ai?. Sau đó, họ cũng phải đọc và phân tích số liệu từ đó đưa ra những giải pháp tối ưu cho những chiến dịch tiếp theo.
Như vậy, chúng ta sẽ không còn tranh cãi digital marketing là làm gì nữa? mà là doanh nghiệp của chúng ta đang cần một nhân viên digital marketing ở chuyên môn nào? Doanh nghiệp đang bị hổng ở mảng nào? Khách hàng của chúng ta đang ở đó để bù bắp sự thiếu vắng của sản phẩm trên nền tảng đó.