Facebook, Google liệu đã đủ để phát triển app?

Trong báo cáo Chỉ số tăng trưởng Đông Nam Á II được Appsflyer đã công bố mới đây, tại thị trường Việt Nam, không phải Google hay Facebook, top 3 các nền tảng Mobile App Marketing nửa đầu năm 2020 thuộc về những cái tên vừa cũ vừa mới, đó chính là Tiktok, AdColony và ACCESSTRADE.

Theo báo cáo của We Are Social vào tháng 1/2020 cho biết, với tổng 96,9 triệu dân thì trong đó số lượng điện thoại kết nối lên đến 145.8 triệu, chiếm 150% trên tổng dân số, tức là cứ 1 người dân sẽ sở hữu 1 - 2 chiếc điện thoại. Ngoài ra trung bình mỗi ngày, một người dùng sẽ bỏ ra khoảng 6 tiếng truy cập internet; 2 tiếng dùng mạng xã hội; 2 tiếng xem truyền hình, 2 tiếng nghe nhạc và 1 tiếng để chơi game. Qua đó có thể thấy, điện thoại thông minh đang dần trở thành vật bất ly thân với con người.

Facebook, Google liệu đã đủ để phát triển app?

Song song đó, người dùng đang có xu hướng trở nên “lười” hơn khi các nhà phát triển ứng dụng không ngừng cho ra mắt các tính năng tiện lợi, giúp phục vụ những nhu cầu trong cuộc sống chỉ với một chạm trên chiếc điện thoại. Từ đóng tiền điện, nạp tiền điện thoại, đặt vé xem phim, vé máy bay cho đến đặt phòng khách sạn, tất cả đều thực hiện thông qua những ứng dụng. Từ đó có thể thấy, nhu cầu sử dụng mobile app ngày càng tăng và nếu như triển khai tốt, ứng dụng di động sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nắm bắt được những điều đó, những năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đã từng bước triển khai chiến lược xây dựng ứng dụng và người dùng cho riêng mình.

Như một thói quen, Facebook và Google trở thành hai kênh được doanh nghiệp tận dụng đầu tiên khi bắt đầu công cuộc phát triển người dùng ứng dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc tiếp thị ứng dụng di động cần bám sát người dùng ở mọi giai đoạn: Nhận biết (Awareness), Chuyển đổi (Conversion), Giữ chân (Retention). Trong đó chuyển đổi thông thường sẽ có 2 bước: Tải ứng dụng (Download) và Hoàn tất quy trình: đăng ký, xác nhận eKYC,..

Mặc dù không thể phủ nhận mức độ ảnh hưởng cũng như hiệu quả mà Facebook và Google mang lại, tuy nhiên nếu ở khía cạnh một nhà phát triển ứng dụng, Facebook/ Google chỉ đến được mức CPI (cost per install), tức là chỉ ở giai đoạn Awareness và Download. Bên cạnh đó, việc phụ thuộc vào Facebook còn dễ khiến cho doanh nghiệp dễ rơi vào thế bị động mỗi khi nền tảng này thay đổi thuật toán hoặc chính sách. Cụ thể là đợt càn quét tài khoản khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng trong thời gian qua của Facebook.

Cuộc đua ấn tượng giữa các nền tảng Mobile App Marketing

Với tốc độ công nghệ 4.0 phát triển như hiện nay, Facebook và Google không còn là lựa chọn duy nhất. Điển hình trong báo cáo Chỉ số tăng trưởng Đông Nam Á II, Appsflyer đã công bố, tại thị trường Việt Nam, không phải Google hay Facebook, top 3 các nền tảng Mobile App Marketing nửa đầu năm 2020 thuộc về những cái tên vừa cũ vừa mới: Tiktok, AdColony và ACCESSTRADE. Bảng khảo sát về Chỉ số tăng trưởng được Appsflyer thực hiện tại 4 quốc gia Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Singapore, Thailand và Vietnam dựa trên 90 triệu lượt cài đặt, 1.400 ứng dụng.

Có thể nói, 2020 lại là một năm thành công nữa đối với Tiktok Ads. Chỉ trong nửa đầu 2020, Tiktok Ads đã trở thành kênh truyền thông phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Ấn tượng hơn khi số lượt cài đặt organic của Tiktok đã tăng gần gấp ba lần ở Indonesia và Việt Nam. Điều đáng nói, Tiktok phát triển đều ở cả mảng game và phi game.

Ngoài ra, AdColony cũng là một nền tảng có tốc độ tăng trưởng tốt ở mảng game, với lượt cài đặt non-organic đạt hơn 100% tại Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.

Nếu Tiktok Ads và AdColony lần lượt giữ vị trí nhất, nhì ở mảng game thì ACCESSTRADE gây ấn tượng tại bảng Phi Game với mức tăng trưởng đạt gần 1.000% NOI (lượt cài đặt nhờ quảng cáo) tại Việt Nam, chỉ sau Tiktok Ads, dù nền tảng này có sự khởi đầu khá khiêm tốn.

Facebook, Google liệu đã đủ để phát triển app?

Top 5 nền tảng Mobile App Marketing phi game phát triển nhanh nhất. Nguồn Appsflyer

Được biết, ACCESSTRADE chỉ vừa bắt đầu tham gia đường đua Mobile App Marketing vào năm 2019 thông qua mô hình Cost-Per-Register (viết tắt: CPR). Đây là một mô hình được ACCESSTRADE đưa ra nhằm giúp những doanh nghiệp App khai thác tối đa chất lượng người dùng với chi phí tối ưu nhất. Theo đó, với mô hình CPR doanh nghiệp chỉ phải trả phí trên mỗi người dùng thật và có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ Mobile App.

Bên cạnh đó, ACCESSTRADE còn sở hữu hệ sinh thái Ecosystem với hàng ngàn voucher, cashback, mã giảm giá từ các đối tác lớn, có thể tích hợp vào app để doanh nghiệp dễ dàng nâng cấp app thành 'siêu app', từ đó giữ chân người dùng app hiệu quả hơn, ông Đỗ Hữu Hưng – CEO ACCESSTRADE chia sẻ thêm.

Có thể nói, bên cạnh việc sử dụng hai người anh Facebook và Google, doanh nghiệp app hiện tại đã có sự lựa chọn đa dạng hơn với các nền tảng Mobile App Marketing. Ngoài sự dẫn đầu của 3 nền tảng Tiktok, AdColony và ACCESSTRADE, hai vị trí còn lại trong bảng xếp hạng Top 5 thuộc về Vungle & Vivo – “đồng hương” của Tiktok Ads.