5 Tips dành cho ngành E-commerce thúc đẩy tăng trưởng
Trong thời kỳ số hóa (living in digital age) luôn có nhiều thách thức cho thị trường e-commerce. Trước khi ra quyết định mua hàng, khách hàng sẽ giao tiếp với rất nhiều touchpoints digital khác nhau, điều này làm cho sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường Online.
Với mảnh đất digital quá rộng lớn và phát triển liên tục, để có thể cạnh tranh được bạn cần có những chiến lược phù hợp, nhanh và đúng. Tham khảo bài viết “5 Tips dành cho ngành e-commerce” sau sẽ giúp doanh nghiệp có cách thức tối ưu trải nghiệm khách hàng trên các kênh tương tác Online.
1. Đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm
Nếu bạn có đủ nguồn lực về chi phí, việc đầu tư cho hình ảnh sản phẩm dạng 3D là một lựa chọn rất tốt, giúp nâng cao trải nghiệm thực tế ảo cho khách hàng. Theo thống kê, thì doanh thu bán hàng tăng từ 25% lên đến 30% khi doanh nghiệp sử dụng thêm hình ảnh 3D.
Trường hợp để tiết kiệm chi phí nếu không sử dụng hình ảnh sản phẩm dạng 3D, việc tận dụng các công cụ hỗ trợ hình ảnh như có thể phóng to thu nhỏ, xoay 360 độ, thanh cuộn hình ảnh (roll-over)... cũng là rất tốt cho việc thu hút và minh hoạ các góc độ cận cảnh của sản phẩm, giúp khách hàng có sự hình dung tốt hơn về sản phẩm họ định mua.
2. Sản xuất video sản phẩm
Theo khảo sát của Hubspot thì có hơn 80% khách hàng nói rằng: Họ sẽ có sự tin tưởng khi mua hàng hơn nếu được xem video sản phẩm, quy trình sản phẩm được làm ra như thế nào, các điểm nổi bật hoặc review thực tế sử dụng sản phẩm,…
Vì thế, việc chú trọng thêm video sản phẩm cũng sẽ là yếu tố rất quan trọng tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng trên các kênh truyền thông.
3. Sử dụng bộ lọc tìm kiếm sản phẩm cho trang bán hàng
Việc chú trọng đến tính năng bộ lọc tìm kiếm sản phẩm (tính năng filter) để giúp tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng theo thói quen lựa chọn của sản phẩm là một yếu tố cũng rất quan trọng mà các marketers không thể xem nhẹ.
Ví dụ: Khi mua Tivi ở Website Điện máy xanh, bộ lọc sẽ hiện ra để giúp khách chọn lọc những sản phẩm theo nhu cầu mong muốn của mình theo thương hiệu tivi, độ lớn màn hình, số tiền, độ phân giải, tính năng,...Sử dụng bộ lọc gồm những phần nào, theo thứ tự như thế nào, đặt để ở đâu cũng nên được cân nhắc thật kỹ đến từng chi tiết nhỏ để đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
4. Ứng dụng Chatbot trong tư vấn bán hàng:
Việc sử dụng Chatbot trong e-commerce đã khá quen thuộc tại thị trường Việt Nam, chức năng của chatbot thường được dùng trong các trường hợp phổ biến hiện nay có thể kể đến: đặt hàng qua chatbot, kiểm tra đơn hàng, trả lời các câu hỏi thường gặp.
Mục đích việc sử dụng để giảm bớt công việc cho nhân viên chăm sóc khách hàng (workload). Tuy nhiên, việc có áp dụng AI để trao đổi/tương tác với khách hàng bằng ngôn ngữ thật tự nhiên là một cấp độ Chatbot cao hơn hẳn và chưa có nhiều doanh nghiệp tập trung áp dụng hiệu quả.
(Cùng theo dõi website YouNet Group để được cập nhật tự động các bài viết về Chatbot kết hợp AI trong chuyên đề Mar-tech tiếp theo)
5. Email Marketing hoặc Push Notification
Tình trạng bỏ quên giỏ hàng trên trang/app thương mại điện tử khi đến bước cuối cùng trước khi thanh toán khá phổ biến.
Thông thường, trong số khách hàng bỏ lại giỏ hàng sẽ có một phần 3 trong số 50% khách hàng đọc email sẽ hoàn tất đơn hàng của mình sau khi nhận được email thông báo.
Một giải pháp đơn giản nhất giúp giải quyết tình huống này, nâng cao tỉ lệ thanh toán giỏ hàng bỏ quên, đó là: Email marketing Automation hoặc Push Notification trên App/web để nhắc nhở các khách hàng theo các kịch bản định sẵn (Set Workflow).
Ví dụ: Sau 24h kể từ khi sản phẩm được bỏ quên mà chưa thanh toán, một email hoặc thông báo (notification) tự động sẽ gửi đến khách hàng kèm theo với với mã khuyến mãi để nhắc nhở và đồng thời kích thích khách hàng tiếp tục quá trình thanh toán.
Cùng đón xem các bài viết hữu ích tiếp theo trong chuỗi series #GrowthMarketingStrategy được thực hiện bởi YouNet Group, giúp tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận & khách hàng cho doanh nghiệp.