Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi: “Quy” trách nhiệm cho đơn vị cung cấp, kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi: “Quy” trách nhiệm cho đơn vị cung cấp, kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Hôm nay mình đọc được tin này khá hay, muốn chia sẻ với các bạn làm trong ngành quảng cáo. Liệu sự ra đời của Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi có tạo hành lang pháp lý để hoạt động quảng cáo trực tuyến được ổn định, đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho các chủ thể trong và ngoài nước?

Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo (gọi tắt là Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi) do Bộ Thông tin và Truyền thông đang được đưa ra lấy ý kiến với nhiều quy định liên quan đến cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới (hay còn gọi là quảng cáo trực tuyến trên Internet) hiện đang nhận được sự quan tâm của các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới và những tổ chức, cá nhân phát thành dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam.

Đề xuất nhiều điểm mới trong quảng cáo xuyên biên giới

Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi lần 1 gồm 2 điều. Trong đó, Điều 1 gồm 3 khoản về các nội dung sửa đổi, bổ sung. Điều 2 về Điều khoản thi hành.

Theo cơ quan soạn thảo, các nội dung sửa đổi bổ sung tập trung chủ yếu vào một số quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định 181 hiện hành không khả thi và phù hợp với thực tế.

Theo đó, cơ quan soạn thảo đề xuất bỏ quy định “các tổ chức, doanh nghiệp muốn quảng cáo” trên nền tảng xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và “trước khi quảng cáo 15 ngày tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý có thẩm quyền thông tin của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam”.

Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi: “Quy” trách nhiệm cho đơn vị cung cấp, kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Các nền tảng cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới Google, Facebook chiếm khoảng 70% doanh thu thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam
Ảnh: TT

Khắc phục sự thiếu hụt những quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quảng cáo trực tuyến, Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi đề xuất bổ sung trách nhiệm của 4 nhóm đối tượng gồm: nhóm tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến; nhóm người kinh doanh dịch vụ quảng cáo; nhóm người phát hành quảng cáo tại Việt Nam và nhóm người quảng cáo.

Đáng chú ý, Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi điều chỉnh đầu mối cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo trực tuyến về Bộ Thông tin và truyền thông, thay vì trước đây do 2 cơ quan quản lý là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo cơ quan soạn thảo, mục đích của việc sửa đổi là để rà soát, cập nhật các quy định hiện hành về quảng cáo trực tuyến, từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến.

Ngày 12/1/2020, Văn phòng chính phủ đã ban hành văn bản số 98 giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Nghị định sửa đổi Nghị định 181 năm 2013.

Hiện, Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi hiện đang lấy ý kiến các Bộ ngành, Hiệp hội quảng cáo, cá nhân, tổ chức cung cấp, kinh doanh phát hành dịch vụ quảng cáo. Sau đó, Ban soạn thảo sẽ tiến hành tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện để gửi Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình Chính phủ.

“Quy” trách nhiệm cho đơn vị cung cấp, kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Điểm mới nổi bật của Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi là các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến – chủ thể quyết định việc đăng phát hay gỡ bỏ sản phẩm quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm duyệt nội dung sản phẩm quảng cáo. Theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, người cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến phải thực hiện việc ngăn chặn, gỡ bỏ xử lý thông tin vi phạm. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo phải thực hiện đóng thuế theo quy định.

Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi: “Quy” trách nhiệm cho đơn vị cung cấp, kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Đối với người phát hành quảng cáo tại Việt Nam, cần phải có khả năng kiểm soát phát hiện, loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm quy định pháp luật. Người quảng cáo chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo khi trực tiếp ký kết quảng cáo với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến, không đăng, phát sản phẩm trên nền tảng quảng cáo vi phạm pháp luật.

Phóng viên VOVGT đã có cuộc phỏng vấn với Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hoà – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp về sự cần thiết phải sửa đổi Nghị định 181.

* PV: Thưa ông, xin ông cho biết về sự cần thiết phải điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 181 năm 2013?

Khi được ban hành, quảng cáo trong nước và quảng cáo xuyên biên giới sẽ đi vào nề nếp và sẽ cụ thể hơn, rạch ròi hơn, tạo ra một sân chơi công bằng giữa chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài.

Ông Phạm Văn Hoà – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Ông Phạm Văn Hoà: Nghị định 181 của Chính phủ năm 2013 quy định chi tiết về Luật quảng cáo tới nay 7-8 năm, tôi cho một thời gian khá dài, mà Luật quảng cáo có sửa đổi ban hành có những điểm mới, quy định chặt chẽ về quảng cáo trong nước, quảng cáo xuyên biên giới đã có những thay đổi rất mới, đặc biệt trong bối cảnh quảng cáo xuyên biên giới tăng rất rất nhiều lần so với trực tuyến.

Thời gian qua có một bộ phận chúng ta chưa quản lý được, vì vậy những quảng cáo xuyên biên giới có những nội dung không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, thậm chí là có những nội dung xuyên tạc, nói xấu chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước. Quy định 181 còn có một số mặt hạn chế, cho nên cần phải sửa đổi Nghị định 181 để phù hợp với Luật quảng cáo và tình hình thực tế.

* Nếu Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi được thông qua sẽ tác động đến thị trường quảng cáo như thế nào?

Khi được ban hành, quảng cáo trong nước và quảng cáo xuyên biên giới sẽ đi vào nề nếp và sẽ cụ thể hơn, rạch ròi hơn, tạo ra một sân chơi công bằng giữa chủ thể trong nước và chủ thể nước ngoài. Nó phân công trách nhiệm chủ thể rạch ròi, tốt hơn giữa chủ thể quản lý và chủ thể kiểm soát các nội dung quảng cáo của mình, cũng như chủ thể quản lý nhà nước về nội dung quảng cáo.

Từng chủ thể phải chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình ở xuyên biên giới hoặc ở trong nước. Nếu đúng thì cần phát huy. Nội dung quảng cáo mà sai không đúng quy định của pháp luật thì chủ sở hữu của những nội dung quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nhà nước Việt Nam.

* Vâng xin cám ơn ông!

Bảo vệ quyền lợi của các nhà quảng cáo và đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến

Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi: “Quy” trách nhiệm cho đơn vị cung cấp, kinh doanh dịch vụ quảng cáo

Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi có thể bảo vệ quyền lợi của các nhà quảng cáo và đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến

Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Viết Tiến – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi có thể bảo vệ quyền lợi của các nhà quảng cáo và đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến: “Nghị định này tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị sản xuất nội dung và làm quảng cáo trong và ngoài nước. Tôi lấy ví dụ, một số nhãn hàng làm việc quảng cáo trực tiếp đối với các đơn vị ở nước ngoài. Khi xảy ra những xung đột về mặt hợp đồng chúng ta chưa có chế tài nào để hỗ trợ các doanh nghiệp của Việt Nam.

Các đơn vị nước ngoài khi vào thị trường Việt Nam có vấn đề gì thì các cơ quan quản lý Nhà nước mới dựa vào Nghị định sửa đổi để xử lý đối với tranh chấp trong và ngoài nước.

Tôi lấy ví dụ đó là Fake news (Tin giả) nếu như chúng ta không có những chế tài cho những đơn vị cũng như nền tảng phát tán tin giả sẽ rất nguy hiểm cho người dùng, người đọc, người nghe, họ sẽ có những hành xử không đúng sau này. Chúng ta không thể tiên lượng tin giả tin xấu nguy hiểm như thế nào?”.

* PV: Với những quy định được đưa ra trong Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi, chất lượng nội dung quảng cáo sẽ có sự thay đổi như thế nào?

Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi có thể bảo vệ quyền lợi của các nhà quảng cáo và đơn vị cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến.

Ông Hoàng Viết Tiến – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam

Ông Hoàng Viết Tiến: Đối với các đơn vị quảng cáo mà mạng xã hội nước ngoài, việc sản xuất nội dung của họ trong giai đoạn đầu sẽ gặp một số khó khăn. Nếu họ đang theo sản xuất luồng nội dung có sẵn rồi, thì họ phải thay đổi ekip, thay đổi nội dung thì đương nhiên họ sẽ vất vả hơn.

Tuy nhiên nếu thay đổi, các đơn vị này sẽ phù hợp với thị trường Việt Nam, thời gian sản xuất kinh doanh tại Việt Nam của họ sẽ dài hơn. Tôi nghĩ rằng bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn kinh doanh mang tính chất lâu dài hay vòng đời sản phẩm dịch vụ dài thì họ sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Đặc biệt, những người dùng cuối luôn luôn được tiếp cận với nội dung trong sạch và phù hợp với luật pháp của Việt Nam, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.

* Vâng, xin cám ơn ông!

Ở góc độ những người phát hành quảng cáo cũng chịu sự tác động ít nhiều của Dự thảo Nghị định 181, ông Hà Trung Kiên – Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ Gapo, đơn vị cung cấp mạng xã hội Gabo của Việt Nam cho biết: “Tôi nghĩ nó sẽ tác động trực tiếp đến các đơn vị mạng xã hội và các nền tảng quảng cáo hiện tại. Khi có hành lang pháp lý cụ thể, các doanh nghiệp phải chú trọng việc quảng cáo cho các nội dung gì với các quy định mà pháp luật đã đưa ra. Nội dung này phù hợp với thực tế, người quảng cáo cần có trách nhiệm và khả năng kiểm soát nội dung của các phương tiện quảng cáo của mình để tuân thủ các quy định của Luật quảng cáo và an ninh mạng.

Ở góc độ đi quảng cáo, chúng tôi sẽ thận trọng hơn với những thông điệp truyền thông ra bên ngoài, quảng cáo trên các nền tảng xã hội và các ứng dụng khác.

Còn ở góc độ nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo, chúng tôi kiểm soát các thông tin quảng cáo của các đơn vị khác tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật”.

Khi vẫn còn tình trạng quảng cáo có nội dung thông tin không phù hợp với văn hoá, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam hay những thông tin xấu, độc hại, không đúng sự thật tràn lan trên môi trường Internet thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự xã hội của quốc gia, gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước. Sự ra đời của Dự thảo Nghị định 181 sửa đổi sẽ tạo hành lang pháp lý để hoạt động quảng cáo trực tuyến được ổn định, đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho các chủ thể trong và ngoài nước.