EAT là gì? Áp dụng nó để tối ưu SEO như thế nào?
EAT là gì?
EAT là 3 chữ cái đầu của các từ Expertise (Chuyên môn), Authority (thẩm quyền) và Trust (độ tin cậy). Mỗi một chữ trong 3 chữ này đều mang một yếu tốt nhất định về độ uy tín của thương hiệu hay website trong lĩnh vực của nó. Google hiện đang sử dụng các số liệu trong 3 chỉ số này để đo lường tính chuyên môn, thẩm quyền cũng như độ tin cậy đối với một website, nội dung riêng lẻ của từng bài viết cũng như là chính những người tạo ra nội dung đó.
Vậy giờ ta sẽ đi sâu hơn vào từng chữ cái một.
E (Expertise): Tính chuyên môn
Expertise là một từ được dịch trong từ điển tiếng Anh Oxford nghĩa là “Kỹ năng chuyên môn hoặc kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể “.
Nếu bạn đang làm một dịch vụ hoặc là sản phẩm mà bạn có một kiến thức chuyên sâu thì có thể sẽ được phân loại là chuyên gia trong lịch vực đó nếu như bạn có thể chứng minh được cho google thấy được rằng trình độ kiến thức chuyên môn hiện tại của bạn có thể phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành của bạn hoặc bạn thể hiện rằng bạn vượt luôn trình độ của các đối thủ trên google.
Nếu như bạn và đối thủ cùng cạnh tranh một mảng và phải cùng chứng minh được rằng bạn và đối thủ có một chiều dày kiến thức như thế nào thì việc thể hiện được mình có lợi thế hơn đối thủ về mặt kiến thức chuyên môn sẽ giúp cho bạn nổi bật hơn so với đối thủ và khả năng lên top sẽ cao hơn.
Nói một cách dễ hiểu, lĩnh vực sức khỏe hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, nếu như bản thân bạn thể hiện được mình có trình độ chuyên môn cao hơn những người khác, như kiểu đi thi đại học ấy điểm cao hơn thì sẽ đỗ trường xịn, thì bạn sẽ được chọn là chuyên gia, người có kiến thức. Trang web của bạn cũng tương tự như thế.
Website nói chung và các bài viết riêng lẻ nói riêng trong trang đó có thể được google kiểm tra và đánh giá trình độ chuyên môn so với các trang web khác mà google có thể tìm thấy được trên internet hay không.
Chốt lại, làm gì thì làm, bạn hãy để cho trang web của mình thể hiện được trình độ chuyên môn cao mà người dùng vào đó họ có thể tin tưởng được hơn so với các đối thủ của bạn thì bạn sẽ thắng.
A (Authority): Tính thẩm quyền
Authority được hiểu là “tính thẩm quyền”, nói cho rõ ràng hơn thì nó là sự đánh giá một trang web “có thể được tin cậy là chính xác hoặc đúng sự thật hay đáng tin cậy” hay không.
Như ở trên Expertise được hiểu là phép đo về kiến thức hay là kỹ năng. Còn Authority thì lại được đo về website, thương hiệu hay doanh nghiệp của bạn thậm chí là nội dung bên trong từng bài viết của website đó có nổi bật như thế nào so với những website khác mà google nhận diện được trên internet.
Khi thắc mắc về bệnh tật, bạn sẽ thường tím tới bác sĩ và dược sĩ để xin lời khuyên. Khi thắc mắc về các mặc đồ, bạn sẽ tìm tới những người sành điều trong phong cách ăn mặc để hỏi. Kết quả tìm kiếm của google cũng hoạt động trên cơ chế như vậy. Khi mọi người tìm kiếm điều gì đó, họ luôn mong muốn tìm kiếm được một cơ quan để họ có thể cho ra những câu trả lời đáng tin tưởng. Họ không chỉ tin tưởng nguyên vào chuyên môn của những người, thương hiệu này mà còn muốn là chỗ mà họ tìm tới phải là chỗ tốt nhất.
Hiện nay, google đang xem xét kỹ càng từng thương hiệu một, trang web hay chính những nội dung trong trang web đó có thực sự được viết bởi chuyên gia mà còn là nội dung có tính thẩm quyền hoặc một cơ quan có tính thẩm quyền hàng đầu tại nơi bạn đang ở.
T (Trust): Độ tin cậy
Trust có nghĩa là một yếu tố thể hiện mức độ uy tín của trang web hay thương hiệu và cả nội dung trong bài viết của bạn.
Ví dụ điển hình như là ai đó hứa cho bạn 1000 tỉ tiêu vặt, điều này quá khó để trở thành sự thật thì ngay lập tức chúng ta sẽ bị mất lòng tin vào lời hứa đó. Nếu như nó lặp lại nhiều lần thì người đưa ra lời hứa đó sẽ bị mất lòng tin không chỉ ngay tại thời điểm nói ra mà còn bị mất lòng tin bởi bất kỳ lời hứa nào trong tương lai.
Niềm tin một khi đã mất thì lấy lại được cái niềm tin đó lại rất khó.
Google đã và dang đo lường sự tin cậy vào một website dựa vào những backlink mà nó tìm thấy ở những website khác. Độ tin cậy của website cho bạn backlink càng lớn thì độ tin cậy mà website của bạn nhận được càng nhiều.
Hiện nay, Google đã mở rộng vấn đề này lên rất nhiều so với khoa học thuật toán của 10 năm về trước đây, và hiện tại google đang đo lường được mức độ tin cậy đối với một thương hiệu, trang web bằng việc sử dụng các yếu tố giống như một người thực sự giống như kiểu đối với một trang web hay chính bản thân bạn, sẽ chỉ tin tưởng một ai đó nếu họ đã nhiều lần thể hiện mình là người đáng tin cậy.
Vậy google đo lường độ tin tưởng, tính chuyên môn, tính thẩm quyền như thế nào? Hãy cùng đọc tiếp nhé.
Nguồn gốc của EAT đến từ đâu?
Thuật ngữ EAT được bắt nguồn bởi một list các nguyên tắc do google công bố bởi một “nhóm người đánh giá chất lượng tìm kiếm”.
Người đánh giá chất lượng tìm kiếm là ai?
Người đánh giá chất lượng tìm kiếm là người có vai trò tương tự như một phòng đảm bảo chất lượng của bất kỳ một công ty nào cho dù nó cỡ lớn hay nhỏ đi nữa. Nhiệm vụ của nhóm này là kiểm tra chất lượng của kết quả tìm kiếm sau bất kỳ một thay đổi nào đó mà nhóm kỹ sư khoa học đang thực hiện ở nhóm kỹ thuật tại google.
Tại sao EAT lại quan trọng như vậy?
Giả sử trong trường hợp nhân viên bán hàng của bạn thiếu chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy thì chắc hẳn ngay lập tức bạn sẽ cần tìm một vị trí để thay thế. Người dùng của google cũng như thế. Khi mà họ tìm kiếm thông tin trên google, họ cảm thấy trang của bạn thiếu tính chuyên môn, thẩm quyền cũng như độ tin cậy thì họ sẽ tìm kiếm một giải pháp khác để thay thế (chuyển trang web khác hoặc tìm công cụ tìm kiếm khác).
Google tạo ra các thuật toán để xem xét các phép đo và sử dụng chúng làm tín hiệu để xác định xem có thể đưa trang web của bạn lên được top cao trong google để đáp ứng được nhu cầu của người dùng hay không. Nếu không đáp ứng được thì google sẽ chọn ra người thay thế tốt hơn web của bạn.
Nghĩ đơn giản thì kiểu nếu google thấy có trang nào cung cấp được trải nghiệm khách hàng tốt hơn của bạn thì google sẽ cho trang đó lên :))))
Đối với một số ngành đặc biệt, ví dụ như sức khỏe chẳng hạn, những yêu cầu này để cung cấp nội dung cũng như là trải nghiệm của người dùng ở mức độ cao hơn. Google đang sử dụng cụm từ YMYL để phân loại các ngành và các truy vấn tìm kiếm liên quan cho chúng.
Vậy YMYL là gì?
Thuật ngữ YMYL là Your Money, Your Life. Tức là tiền bạc và cuộc sống của người dùng khi tìm kiếm giao phó cho website của bạn.
Một số Trang web và Ngành YMYL Điển hình là gì?
Google phân loại các trang sau là các trang YMYL (nhưng cũng ở cấp độ miền):
- Trang Mua sắm và Giao dịch Tài chính
- Trang thông tin tài chính
- Trang y tế và sức khỏe
- Trang thông tin pháp lý
- Tin tức và các trang thông tin công khai / chính thức
- Những trang khác có mức độ rủi ro cao,….
Mục đích cuối cùng là google muốn bảo vệ cho người dùng. Nó muốn giúp cho mọi người tránh được những lời khuyên xấu và cung cấp cho người dùng được những trải nghiệm tốt nhất để lần sau mọi người quay lại công cụ tìm kiếm của google. Khi nói tới tài chính tiền bạc cũng như là sức khỏe google muốn không mang tới cho người đọc bất kỳ rủi ro nào.
Các cập nhật thuật toán ảnh hưởng đến EAT như thế nào?
Đây chắc chắn không phải là lần đầu tôi thấy được yếu tố về EAT trong các thay đổi thuật toán. Trong năm 2018 ít nhất đã có hai lần , các thay đổi của thuật toán ảnh hưởng rất mạnh tới traffic của các website, khiến nó tăng hoặc có thể tụt mạnh, để giờ tôi sẽ demo cho các bạn thấy được sự ảnh hưởng của các cập nhật nhé.
EAT ảnh hưởng như thế nào đến các cập nhật cốt lõi rộng rãi
Cách đây 2 năm, tháng 3 năm 2018, một bản cập nhật cốt lõi rộng đã được google đẩy để đưa vào thuật toán chính. Điều này đã dẫn tới các cuộc thảo luận điên cuồng của các quản trị web, hàng ngàn câu hỏi tại sao lại lên hoặc tụt thảm.
EAT ảnh hưởng như thế nào đến việc cập nhật Medic
Cũng vào năm 2018 một bản cập nhật thuật toán lớn có tên Medic được google tung ra, một số trang web sẽ tăng hoặc giảm mạnh có liên quan tới điểm EAT của họ.
Các nhà quản trị web thấy rằng ngoài số lượng backlink là một yếu tố thì việc đánh giá website về mức độ chuyên môn, thẩm quyền và độ tin cậy dẫn dến sự thay đổi rất nhiều trong thứ hạng từ khóa.
Có mấy cái mà các anh em SEOer rút ra được thế này:
- Web nội dung cũ, lỗi thời: bị ảnh hưởng
- Web nội dung viết bởi tác giả k đủ tiêu chuẩn sẽ bị ảnh hưởng
- Tiếng xấu cũng bị ảnh hưởng.
Website của tôi (https://tamguong.vn/) đã áp dụng EAT và đã đem lại được những thành công bước đầu. Trong thời gian sắp tới dự đoán những thành công mà EAT mang lại sẽ còn lớn hơn nữa. Các bạn cũng có thể áp dụng EAT để tối ưu cho Website của mình!