Bí kíp để App của bạn được “Feature” trên Google Play Store

Tiêu chí nào quyết định ứng dụng của bạn sẽ được feature trên App Store? Dù một số tiêu chí vẫn còn là bí mật, nhưng vẫn có những hành động cụ thể bạn có thể thực hiện giúp cho ứng dụng của mình được feature.

TẠI SAO VIỆC ĐƯỢC FEATURE QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY?

Chắc hẳn chúng ta đều biết, các App trong danh sách feature có nhiều lượt xem và lượt tải xuống hơn, cũng như được user tin cậy hơn. Dù không dễ để ứng dụng được feature, nhưng một khi điều này xảy ra, nhà phát triển ứng dụng chắc chắn sẽ thu về tỷ lệ chuyển đổi tốt, thậm chí tăng doanh thu.

Để ứng dụng được feature, thông thường dựa trên 3 yếu tố:

- Độ phổ biến của ứng dụng

- Các ứng dụng mới ra sẽ được ưu tiên hơn

- Ứng dụng được chọn bởi đội ngũ Google Play

Và đừng quên, để “lọt vào mắt xanh” của Google Play Store, điều cần thiết là phải tuân theo các nguyên tắc của Android và tuân thủ tất cả các điều khoản sử dụng.

Có 3 yếu tố giúp Mobile App của bạn trở nên "Feature" hơn

Có 3 yếu tố giúp Mobile App của bạn trở nên "Feature" hơn

MẸO GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG HIỂN THỊ TRONG GOOGLE PLAY

Giờ bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc làm nổi bật ứng dụng của mình trong các cửa hàng, dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn thực hiện:

Phân tích các ứng dụng đã xuất hiện thành công trong mục feature

Hãy “bắt chước” những người tốt nhất và tìm cách làm tốt hơn họ. Bạn có thể phân tích các app được feature bằng cách tải xuống từng ứng dụng và trải nghiệm nó. Hay kết hợp các tool phân tích, ghi chú lại các chỉ số nổi bật, nghiên cứu giao diện người dùng và liên tục đặt câu hỏi “Tại sao ứng dụng này thành công?”

Vận dụng các kênh quảng cáo bên ngoài App Store

Để quảng cáo đúng hướng, bạn cần xác định đúng đối tượng mục tiêu và chọn được kênh phù hợp với họ. Việc lập kế hoạch bài bản sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu quảng cáo mà vẫn tiết kiệm nguồn lực. Và nếu thành công, rất có thể 80% lượt tải xuống sẽ đến từ việc quảng cáo.

Lựa chọn từ khóa

Khi user thực hiện tìm kiếm App trên thanh tìm kiếm, thuật toán của Google Store sẽ rà soát từ khóa trong phần tiêu đề, mô tả ngắn (short description) và mô tả dài (lengthy description) của các App. Do đó lựa chọn từ khóa đúng sẽ giúp tăng khả năng hiển thị.

Hiện nay, kỹ thuật phổ biến giúp thu hút nhiều lượt cài đặt App chính là Tối ưu hóa cửa hàng ứng dụng (ASO).

Phân tích khả năng cạnh tranh của các từ khóa

Sau khi chiến lược ASO được tối ưu, đã đến lúc đánh giá các từ khóa đang được triển khai. Hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích hữu dụng giúp xác định khả năng cạnh tranh của từ khóa. Việc đánh giá giúp xác định từ khóa nào hoạt động tốt, từ nào không, từ đó bạn có thể thêm bớt từ khóa cho phù hợp.

Hãy nhớ rằng các từ khóa trong title quan trọng hơn các từ khóa trong phần description. Do đó nên đặt từ khóa quan trọng nhất trong phần title và định kỳ kiểm tra khả năng hiển thị để kịp thời nắm bắt xu hướng mới.

Phân tích từ khóa một cách cẩn thận sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc thu hút người dùng

Phân tích từ khóa một cách cẩn thận sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc thu hút người dùng

Cải thiện thiết kế UI/ UX

Trải nghiệm người dùng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giữ chân user. Muốn mang đến trải nghiệm tốt nhất bạn phải biết rõ về người dùng như mục tiêu, nhu cầu, động cơ của họ là gì. Từ những hiểu biết ban đầu đó, bạn có thể bắt tay xây dựng giao diện, content, cách thức tương tác phù hợp với user.

Tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ giữ chân

Tỷ lệ chuyển đổi cho biết số lượng người đã tải xuống ứng dụng. Tỷ lệ giữ chân cho biết mức độ trung thành của người dùng với ứng dụng. Trong Play Store, Google sẽ so sánh các ứng dụng cùng từ khóa và xếp những ứng dụng nào có tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ giữ chân cao lên hàng đầu.