Cyber Monday.Global: Black Friday và Cyber Monday – 8 ngày giúp thúc đẩy nền kinh tế
Tháng 11 là thời điểm vàng của những sự kiện khuyến mãi và ưu đãi dành cho những tín đồ mua sắm. Ngoài những sự kiện phổ biến toàn cầu như ‘Black Friday – Thứ Sáu đen tối’ thì sự kiện ‘Cyber Monday – Thứ Hai công nghệ’ cũng nổi bật không kém.
Xu hướng trong 10 năm qua
Trong 10 năm qua, mối quan tâm đến khuyến mãi và ưu đãi trong ngày Black Friday tăng đều đặn1. So với Black Friday, Cyber Monday bị lép vế trong 2 năm qua, có thể do khung thời gian của Black Friday diễn ra trước khiến cho sự kiện trở nên mờ nhạt, sự kiện khuyến mãi không còn giới hạn vào mỗi thứ Sáu nữa2.
Dữ liệu của Việt Nam cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng về Black Friday và Cyber Monday đều tăng từ năm 2018. Thật không may, tình hình đại dịch và bất ổn trên thị trường lao động và nền kinh tế có thể làm giảm nhu cầu mua sắm của một số người tiêu dùng.
Doanh số bán hàng đã tăng như thế nào vào ngày Black Friday và Cyber Monday?
Dữ liệu nội bộ của nền tảng CyberMonday.Global chỉ ra rằng ở Việt Nam, vào ngày chính của đợt bán hàng Black Friday, số lượng giao dịch cao hơn 635% so với mức trung bình hàng ngày vào năm 2019. Mặt khác, vào Cyber Monday, hoạt động mua sắm của người tiêu dùng cao hơn 54% so với mức trung bình hàng năm.
Doanh số bán hàng của Black Friday bắt đầu tăng sớm nhất là vào ngày thứ hai trước khi diễn ra sự kiện. Các giao dịch giảm dần từ ngày 25/11 đến ngày 2/12. Vào thứ Hai sau ngày Black Friday, số lượng mua bán, giao dịch ở mức thấp nhất trong khoảng thời gian được phân tích. Tổng cộng có khoảng 7,2% doanh số bán hàng của năm được thực hiện trong 8 ngày bán hàng.
Các cửa hàng có làm hài lòng khách hàng không?
Theo dữ liệu khảo sát, một nửa người tiêu dùng Việt tham gia các sự kiện ưu đãi lớn trong tháng 11 đều cho thấy rất hài lòng, và 41% dừng ở mức khá hài lòng. Tỉ lệ người tiêu dùng không hài lòng ở Việt Nam là một trong những tỉ lệ khá thấp trên thế giới (8% khá không hài lòng và 1% rất không hài lòng). Người tiêu dùng ở Hungary, Argentina và Nam Phi lại rất bất bình về ưu đãi trong ngày Black Friday và Cyber Monday.
Vậy rắc rối lớn nhất đối với người mua sắm là gì? Trong số những người không hài lòng, 69% cho biết các sản phẩm hấp dẫn hầu như không được giảm giá. Phàn nàn phổ biến thứ hai (68%) là ưu đãi quá thấp, 36% còn lại thừa nhận rằng các sản phẩm giảm giá đã được bán hết quá nhanh. Các website tải chậm và xếp hàng dài là một vấn đề tương đối nhỏ đối với người tiêu dùng (tương ứng là 14 và 9%).
Người tiêu dùng thực sự cần gì?
Thống kê về lượt tìm kiếm của Google có thể nói lên rất nhiều điều về người tiêu dùng Việt Nam. Black Friday và Cyber Monday thường gắn liền với doanh số bán hàng trên các thiết bị điện tử. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các tín đồ thời trang nói riêng là những người được hưởng lợi rất nhiều từ khuyến mãi và ưu đãi. Trong đợt bán hàng tháng 11, nhu cầu về các mặt hàng giày dép thời trang tăng cao nhất: 27% so với mức trung bình hàng năm.
Danh mục thứ hai tăng nhiều nhất về mức độ phổ biến là nội thất nhà cửa và đồ lót (tăng 24%), trong khi sách đứng ở vị trí thứ tư (23%). Nhu cầu về mỹ phẩm và nước hoa tăng 21%.
Người mua sắm sẵn sàng chi bao nhiêu tiền?
Cuộc khảo sát được thực hiện tại 44 quốc gia cho thấy người Việt chi tiêu khá khiêm tốn cho các ngày hội mua sắm ưu đãi, với con số trung bình khoảng 2.500.000VNĐ (khoảng 107USD). Người Ấn Độ và Singapore cũng chi số tiền tương tự – khoảng 112USD và 113USD.
Những người tiêu dùng chi nhiều tiền nhất đến từ Hoa Kỳ (476USD), Thụy Sĩ (454USD) và Vương quốc Anh (430USD). Người Pakistan và Nigeria chi tiêu ít nhất – 62USD và 67USD.
CyberMonday.Global là kết quả đúc kết từ nhiều nguồn như Google Trends, Google Keyword Planner và Picodi.com. Được biết, CyberMonday.Global là một trang web dành riêng cho hoạt động bán hàng vào ngày Cyber Monday. Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 9/2020, thu thập ý kiến của 19 nghìn người đến từ 44 quốc gia.
Theo Hạnh Bạch / Brands Vietnam
* Nguồn: CyberMonday.Global