KOL đứng vị trí nào trong thuật ngữ "Con hào kinh tế”?

KOL đứng vị trí nào trong thuât ngữ "Con hào kinh tế"?

KOL đứng vị trí nào trong thuật ngữ "Con hào kinh tế"?

Bạn đã bao giờ thắc mắc về vai trò của KOL trong thuật ngữ "Con hào kinh tế" là gì chưa? Liệu sử dụng KOL có cần thiết trong việc xây dựng "hào" của bạn không? Cùng Vietnam Booking KOLs tìm hiểu về vấn đề này nhé!


“Con hào kinh tế” (Econimic Moat) là thuật ngữ của “ngài tiên tỉ phú” Warren Buffet nói về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các đối thủ khác. Chúng được xây dựng trên 5 yếu tố:

  • Sức mạnh thương hiệu

  • Bí mật kinh doanh

  • Chi phí chuyển đổi

  • Phí sử dụng

  • Giá cả cạnh tranh

Hào càng dày thì doanh nghiệp của bạn càng mạnh, hào mà nhỏ thì bạn càng khó phát triển. Vậy việc sử dụng KOL có khả năng giúp làm dày con hào của bạn không?

Con hào kinh tế bắt nguồn từ đâu?

Câu chuyện bắt đầu từ thời xa xưa, vào thời mọi quân vương đều chọn chiến tranh xâm lược để phô trương quyền lực của một đất nước, mọi pháo đài đều được bao quanh một con hào để tránh sự tấn công của kẻ thù. Nếu con hào càng sâu, càng rộng, kẻ thù càng khó vượt qua và ngược lại. Tương tự với ngày nay, khi các doanh nghiệp muốn chiếm đóng thị trường để gia tăng thị phần, họ cũng cần “1 con hào” để bảo vệ chính bản thân mình. Và thế là thuật ngữ “Economic Moat” ra đời, hiểu nôm na là lợi thế của doanh nghiệp mà khó ai có thể sao chép hoặc bắt chước (bằng sáng chế, nguồn nhập tốt, dây chuyền sản xuất thông minh...).
Ví dụ một số doanh nghiệp có con hào lớn như Vinfast có sức mạnh thương hiệu “tự hào Việt Nam” khi là doanh nghiệp đầu tiên của nước ta có thể sản xuất ô tô. Hay là Big C, giá thành sản phẩm luôn thấp hơn so với những nhà bán lẻ khác. Điều này giúp họ chiếm đóng được thị trường của họ mà khó bị người khác cướp mất.

Thế còn KOL, họ đứng vị trí nào?

KOL/ Influencer Marketing được đánh giá là một trong những công cụ Branding hiệu quả nhất ngày nay. Lazada thì có Chipu, Gogi House thì có Sơn Tùng, các shop nhỏ thì có các hot face/ hot IG PR. Vậy nhiệm vụ của KOL trong con hào kinh tế là gì? Họ có vai trò như thế nào đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp?

KOL LÀ MŨI TÊN TẤN CÔNG CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC:
Theo TS tâm lý học nhận thức của Harvard, ông cho rằng "lòng tin mua hàng của chúng ta thường dễ lung lay hơn khi nó gắn liền với một người cụ thể nào đó". VD mẹ bạn sẽ mua thuốc gan khi thấy NSUT Quang Thắng quảng cáo trên TV hoặc chúng ta sẽ mua loại son này ở trong vlog của Trinh Phạm.
Việc kết hợp với KOL không chỉ tăng bề dày cho sức mạnh, độ phủ thương hiệu mà đó còn là mũi tên tấn công thẳng vào các đối thủ cạnh tranh khác để chiếm lấy lòng tin người tiêu dùng. Giả sử bạn thấy nghệ sĩ yêu thích của bạn uống Pepsi thì liệu bạn còn uống Coca? Không ít sản phẩm đã nhảy vọt doanh thu khi các nhãn hàng bắt tay với các KOL. VD như là Bitis Hunter đã đạt 300% doanh thu sau MV Lạc Trôi.

KOL CŨNG LÀ GÃ KHỔNG LỒ CANH CỬA:
Có kẻ tranh thì vẫn có người giành. Thật ra, KOL có đóng 1 vai trò nhỏ trong khâu chăm sóc khách hàng. Với những thị phần đã chiếm đóng, doanh nghiệp sẽ luôn muốn giữ chân khách hàng quay lại và mua thêm lần nữa. Ngoài phương thức thẻ tích điểm, khuyến mãi, các doanh nghiệp có thể sử dụng KOL để làm tăng lòng tin người tiêu dùng và khiến họ quay lại. Giống VD ở trên, khi bạn đã mua Pepsi lần 1 và khi quay lại lần 2 thấy hình ảnh nghệ sĩ yêu thích của mình trên bao bì, liệu bạn có mua tiếp pepsi không?

Tạm kết
Xét mặt lợi ích cạnh tranh, KOL vừa thu hút, vừa giữ chân khách hàng. Đúng là KOL đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ nắm vai trò ở vòng ngoài. Ngoài việc làm hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần có những thế mạnh độc quyền của riêng mình như giá thành cạnh tranh, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hoặc sản phẩm độc quyền trên khu vực.

"Nguồn: Vietnam Booking KOLs