Google thẳng tay xóa 3000 video trên Youtube

Google đã trình bày chi tiết cách họ "mạnh tay" phá bỏ mạng lưới spam ủng hộ chính trị của Trung Quốc trên nhiều nền tảng trước thềm cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Mỹ.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 9, Google đã xóa 3000 kênh YouTube mà họ cho là do một mạng lưới spam thân Trung Quốc vận hành gây ra sự chỉ trích với các quốc gia như Mỹ.

Mạng spam chính trị đã hoạt động từ khoảng tháng 8 năm 2019 và được xác định vào tháng 9 năm 2019 bởi công ty phân tích mạng xã hội Graphika. Vào thời điểm đó, mạng lưới này đang sử dụng các tài khoản bị chiếm đoạt hoặc giả mạo trên YouTube, Twitter và Facebook để tấn công những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông. Graphika đặt tên cho mạng lưới này là 'Spamouflage Dragon', vì mạng này xen kẽ các thông điệp chính trị với lượng lớn video giống như spam bao gồm các video về động vật, âm nhạc và TikTok.

Năm nay, mạng này đã bắt đầu đăng tải bằng tiếng Anh cũng như tiếng Quan Thoại về các sự kiện hiện tại ở Mỹ, chẳng hạn như cuộc biểu tình Black Lives Matter, cháy rừng ở Bờ Tây và phản ứng của Mỹ đối với Covid-19.

Google thẳng tay xóa 3000 video trên Youtube

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đến gần, Nhóm phân tích mối đe dọa của Google (TAG) đã "liên tục" xác định và xóa các tài khoản liên kết với mạng lưới này để hạn chế ảnh hưởng của nó.

Họ đã xóa 3.000 kênh YouTube được liên kết với mạng trong quý 3 năm 2020, bao gồm 299 kênh vào tháng 7, 1846 vào tháng 8 và 1628 vào tháng 9, theo Bản tin Q3 của TAG.

Shane Huntley, giám đốc kỹ thuật phần mềm tại TAG của Google đã viết trong một bài đăng trên blog vào thứ Sáu (16 tháng 10): “Kết quả là mạng lưới này đã không thể xây dựng được khán giả.

Huntley cho biết hầu hết các video mà họ xác định là một phần của mạng lưới này có ít hơn 10 lượt xem và hầu hết các lượt xem này dường như đến từ các tài khoản spam liên quan chứ không phải người dùng thực tế.

"Vì vậy, mặc dù mạng lưới này đăng video thường xuyên, nhưng phần lớn nội dung là spam và chúng tôi chưa thấy nội dung đó tiếp cận hiệu quả với khán giả thực tế trên YouTube", anh viết.

Blog của Huntley đã trình bày chi tiết về hành động ngăn chặn của Google đối với những kẻ xấu trước cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.

Cho đến nay, TAG cho biết họ chưa xác định được bất kỳ "các chiến dịch phối hợp gây ảnh hưởng đáng kể nào" nhắm mục tiếu đến, hoặc cố gắng gây ảnh hưởng đến cử tri Mỹ trên nền tảng của Google.

Họ đã xác định được các nỗ lực lừa đảo nhằm vào các tài khoản email cá nhân của các nhân viên trong chiến dịch Biden và Trump của các APT (Mối đe dọa liên tục nâng cao) của Trung Quốc và Iran vào tháng 6, nhưng TAG "không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy những nỗ lực đó thành công", Huntley nói.

Các nhóm Iran và Trung Quốc đã nhắm mục tiêu vào email cá nhân của các nhân viên của chiến dịch bằng email lừa đảo thông tin xác thực và email chứa các liên kết theo dõi. Trong một ví dụ, những kẻ tấn công đã mạo danh McAfee. Các nhân viên sẽ được nhắc cài đặt phiên bản hợp pháp của phần mềm chống vi-rút McAfee từ GitHub, trong khi phần mềm độc hại đồng thời được âm thầm cài đặt vào hệ thống.

Đại dịch Covid-19 cũng tạo cơ hội cho các mạng lưới nguy hiểm phát tán phần mềm độc hại, Google cho biết. Đầu năm nay, họ đã xác định các tác nhân đe dọa từ Trung Quốc, Nga và Iran nhắm vào các công ty dược phẩm và các nhà nghiên cứu tham gia vào các nỗ lực phát triển vắc xin. Vào tháng 9, nhiều nhóm Bắc Triều Tiên đã chuyển mục tiêu sang các nhà nghiên cứu Covid-19 và các công ty dược phẩm, bao gồm cả những công ty có trụ sở tại Hàn Quốc. Google cho biết một chiến dịch đã sử dụng trình rút ngắn URL và mạo danh cổng email trực tuyến của mục tiêu trong nỗ lực thu thập thông tin đăng nhập email. Trong một chiến dịch khác, những kẻ tấn công đóng giả là các chuyên gia tuyển dụng để thu hút các mục tiêu tải xuống phần mềm độc hại.

Theo Media Insider
*Nguồn: Campaign Asia