Làm chủ retargeting trong cuộc đua e-commerce
Sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng mua sắm trong thời gian gần đây là nhờ ngày càng nhiều người dùng thấy được sự tiện lợi mà thương mại điện tử mang đến. India Brand Equity Foundation (IBEF) dự đoán thị trường thương mại điện tử tại Ấn Độ sẽ cán mốc 200 tỷ đô trước năm 2026, tăng 38,5 tỷ đô so với năm 2017 - và với những ứng dụng thương mại muốn dẫn đầu thị trường, họ cần phải trang bị cho mình đầy đủ giáp sắt để chiến thắng cuộc chiến vô cùng khốc liệt và để thu về nhiều lợi nhất từ mỗi người dùng.
Người dùng đang ngày càng mạnh tay hơn trong chi tiêu và có xu hướng thích mua sắm qua ứng dụng, do vậy, đây là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào quảng cáo có trả phí. Các nhà marketing không nên chỉ tập trung thu hút người dùng mới để lấp đầy phễu, mà còn phải giữ chân được người dùng hiện có.
Vậy tại sao retargeting (tái tương tác) lại quan trọng
Tái tương tác di động chính là cách giúp bạn giữ chân được những người dùng có giá trị nhất. Bằng cách hướng đúng quảng cáo đến đúng đối tượng người dùng, các nhà marketing có thể tái kết nối và đưa người dùng quay trở lại ứng dụng hoặc thu hút người dùng với những ưu đãi cụ thể.
Điều này đặc biệt đúng nếu xét tình hình hiện tại. Dù nền kinh tế dựa trên ứng dụng nhìn chung có khả năng phục hồi tốt trong thời đại COVID-19, các ứng dụng thương mại điện tử thể hiện kém hơn nhiều so với các ngành khác. Trong báo cáo mới nhất của Adjust về Xu hướng Ứng dụng, số lượt cài đặt ứng dụng thương mại điện tử giảm 12% trong tháng 3 năm 2020 khi các công ty giảm dần quảng cáo, và số lượt cài đặt có trả phí giảm 35% từ tháng 3 đến tháng 4.
Nhiều công ty đã cải thiện hoạt động bằng cách tập trung vào chiến dịch tái kết nối người dùng. So sánh số liệu tuần cuối tháng 3 và tuần cuối tháng 4, số lượng người dùng trở lại nền tảng thương mại điện tử yêu thích tăng 43%, nhờ vào chiến dịch có trả phí và người dùng cuối cùng đã bắt đầu mua sắm trở lại.
Tiêu chí KPI nào là quan trọng nhất trong chiến dịch retargeting?
Như mọi chiến dịch marketing khác, trước khi triển khai các hoạt động retargeting người dùng, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu được mục tiêu bạn hướng đến là gì và làm sao để đo lường hiệu quả chiến dịch. Các tiêu chí KPI phổ biến cho các chiến dịch tái tương tác xoay quanh doanh thu và lợi nhuận, như chi phí để có được một đơn hàng hay chi phí để có được một đợt bán. Khi đề ra các tiêu chí KPI cho tái tương tác, bạn cần phải hỏi bản thân những câu sau:
-
Người dùng thường chi bao nhiêu tiền mỗi khi họ sử dụng ứng dụng?
-
Người dùng chỉ mua một sản phẩm nhất định hay họ mua nhiều sản phẩm khác nhau?
-
Giá trị giỏ hàng nhìn chung là bao nhiêu?
Từ các thông tin trên, bạn có thể dễ dàng đối chiếu hồ sơ của người dùng có giá trị cao và người dùng có giá trị thấp. Một tiêu chí KPI tái tương tác quan trọng khác có thể kể đến tỷ lệ lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo, hay ROAS. Tiêu chí sẽ so sánh số tiền bạn chi cho chiến dịch và số tiền bạn kiếm được với tư cách là một nhà marketing. Tiêu chí KPI tái tương tác ít khi chú trọng doanh số bán tức thời mà thường chú trọng nhiều hơn vào giá trị trọn đời, giá trị không chỉ cung cấp thông tin về doanh thu mà còn về tỷ lệ rời bỏ ứng dụng.
Để đạt được tiêu chí KPI và tái tương tác người dùng thành công, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu được người dùng và phân khúc người dùng hiệu quả. Dù không dễ dàng gì để thu thập tất cả dữ liệu mà các đối tác cần cho chiến dịch tái tương tác, nhưng một công cụ tốt có thể làm nhẹ gánh vấn đề. Nếu bàn về một công cụ tốt, Audience Builder của Adjust sẽ giúp bạn nhận diện người dùng đang sử dụng dữ liệu của bạn và lập tức đề ra hoạt động để tương tác với họ.
Một khi bạn đã có đủ thông tin cần thiết, tái tương tác sẽ là công cụ đắc lực giúp ứng dụng tăng trưởng, có được sự trung thành người dùng và giúp các nhà marketing sử dụng ngân sách hiệu quả hơn. Chiến dịch tái tương tác đã bị bỏ quên quá lâu và các nhà marketing thông thái nào làm chủ được kỹ thuật này sẽ sớm trở nên tách biệt để dẫn đầu cuộc đua.
Nguồn: Adjust