Community Oriented Marketing – Tiếp thị hướng tới cộng đồng và những lợi ích tuyệt vời
Tiếp thị hướng tới cộng đồng là chiến lược thu hút người xem, người nghe tham gia một cách chủ động không gượng ép trong các hoạt động kết nối giữa nhãn hàng và các đối tượng có cùng mối quan tâm.
Trong khi các chiến lược truyền thông tiếp thị thông thường như quảng cáo, khuyến mãi, PR và bán hàng đều tập trung vào việc thu hút khách hàng thì Tiếp thị hướng tới cộng đồng lại tập trung vào nhu cầu nâng cao nhận thức của người tham gia.
Điều này mang lại những giá trị vô cùng đặc biệt cho doanh nghiệp mà cụ thể có thể kể đến là: kết nối doanh nghiệp với người dùng tiềm năng; kết nối các đối tác tiềm năng với nhau; kết nối các cơ quan ban ngành với khối doanh nghiệp và cuối cùng là kết nối lan toả giá trị to lớn khi nhận thức của phần đa công chúng được cải thiện.
Có 2 kiểu tiếp thị cộng đồng phổ biến:
- Tiếp thị tự nhiên (organic marketing) có hoặc không có sự hỗ trợ từ các nhãn hàng, doanh nghiệp. Phần đông hình thức này sẽ theo lối truyền miệng, người này nói cho người kia, người này rủ người kia cùng tham gia. Đây là hình thức tiết kiệm chi phí nhất và cũng mang lại những giá trị thuyết phục cao nhất (trong tư thế chủ động tiếp nhận thông tin để hành động).
- Tiếp thị cộng đồng có sự trợ giúp của nhãn hàng. Nhãn hàng đồng hành cùng các chương trình xã hội một phần thể hiện trách nhiệm CSR của bản thân doanh nghiệp.
Những lợi ích tuyệt vời mà Community Marketing mang lại, đó là:
1. Tận dụng tối đa không gian số – Online social networking
Với cách thức tiếp cận và truyền đạt thông tin trên không gian số, chiến dịch có thể tiếp cận tại bất kỳ địa danh cũng như thời gian nào trên thế giới. Các nguồn lực có thể dễ dàng trao đổi, đưa ra phương án thậm chí hành động ngay trên không gian số.
2. Tăng mức độ trung thành của khách hàng
Con người luôn tìm kiếm cảm giác được thấu hiểu. Nhu cầu này thường được đáp ứng thông qua gia đình, câu lạc bộ và cộng đồng. Khi các công ty bắt đầu tập trung vào việc xây dựng cộng đồng, nó sẽ tạo ra một tác động mạnh mẽ giúp tăng độ trung thành với nhãn hàng. Thực tế cho thấy người mua không mua hàng vì người bán. Họ mua hàng vì sự tin tưởng của cộng đồng có cùng mối quan tâm với họ. Và điều này chỉ có thể hình thành từ các câu lạc bộ, hội nhóm hay diễn đàn từ công chúng (số đông).
3. Tạo động lực sáng tạo từ cộng đồng
Nguồn lực sẽ ngày càng gia tăng, đổi mới sáng tạo sẽ được thực hiện nếu nó tạo nên sự liên kết giữa các nguồn lực từ cộng đồng (cả về tinh thần lẫn vật chất).
4. Truyền cảm hứng và sống tích cực
Đây cũng là một trải nghiêm tuyệt vời mà tiếp thị cộng đồng mang lại. Đặc biệt có ý nghĩa hơn nữa khi được tiếp nối lan toả giữa nhiều thế hệ công chúng khác nhau (bất chấp phạm vi địa lý, tuổi tác, giới tính, thu nhập…).
Khi các công ty bắt đầu tập trung vào việc xây dựng cộng đồng, nó sẽ tạo ra một tác động mạnh mẽ giúp tăng độ trung thành với nhãn hàng.
Có một thực tế cho thấy người tiêu dùng rất dễ dàng và nhanh chóng rơi vào chủ nghĩa hoài nghi khi họ bắt gặp hoặc “bị” tương tác với các quảng cáo trắng trợn, hay các hình thức truyền thông phi đạo đức mang tên “vì cộng đồng”. Việc này ảnh hưởng lớn đến sự thành công trong hình thức tiếp thị hướng tới cộng đồng đặc biệt là có sự tài trợ của các nhãn hàng, mà cao hơn là là tổn thương đến sức khoẻ thương hiệu, uy tín và sự tin yêu của khách hàng. Thành công trong các chiến dịch tiếp thị hướng tới cộng đồng sẽ chỉ có được khi bản thân chiến dịch đó có thể thu hút và nuôi dưỡng cộng đồng một cách tự nhiên, hình thành xung quanh sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp (một cách gián tiếp).
Vậy làm thế nào để có một chiến dịch tiếp thị hướng tới cộng đồng hiệu quả và tự nhiên? Có một vài lời khuyên như sau:
1. Tận dụng tối đa không gian số – Online social networking
Với cách thức tiếp cận và truyền đạt thông tin trên không gian số, chiến dịch có thể tiếp cận tại bất kỳ địa danh cũng như thời gian nào trên thế giới. Các nguồn lực có thể dễ dàng trao đổi, đưa ra phương án thậm chí hành động ngay trên không gian số.
2. Triển khai các công cụ và tính năng dành riêng cho cộng đồng
Thành công trong các chiến dịch tiếp thị hướng tới cộng đồng sẽ chỉ có được khi bản thân chiến dịch đó có thể thu hút và nuôi dưỡng cộng đồng một cách tự nhiên.
Để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, cần cung cấp các công cụ và tính năng dành riêng cho "thành viên" của cộng đồng. Chúng có thể bao gồm Webcast, Podcast, bản tin email, video, MV âm nhạc... Tuy nhiên, yếu tố quan trọng trong việc sử dụng các công cụ này là giá trị của thông điệp. Cộng đồng xoay quanh các thông điệp có giá trị với người dùng (thông tin, hỗ trợ, cảm hứng...) chứ không phải thông điệp quảng cáo một cách trực diện (điểm lưu ý tối quan trọng).
3. Kết nối với các nguồn lực của chính phủ, cơ quan quản lý ban ngành
Một số cộng đồng thu hút sự tham gia của các cấp lãnh đạo nhà nước, hiệp hội với vai trò là đơn vị quản lý, thành viên ban cố vấn hay các tình nguyện viên là "guru" trong lĩnh cực của họ để nêu gương trong các dự án hướng tới cộng đồng.
4. Quan hệ đối tác
Không có gì quý hơn sự hỗ trợ từ các đối tác có cùng trong một hệ sinh thái có tác động tương hỗ cho nhau. Đây chính là điểm thuyết phục có tính cao nhất và dễ dàng nhất cho các partnership có cùng mối quan tâm, cùng hưởng lợi ích và cùng tích cực chủ động lan toả chiến dịch.
5. Quan hệ báo chí
Đây thường được coi là một phần đặc biệt quan trọng trong chiến lược Quan hệ công chúng thuần tuý. Cho dù với sự lên ngôi của mạng xã hội trong những năm gần đây, nhưng những gì mà báo chí mang lại lại có những tác động vô cùng to lớn. Đó chính là tính xác thực, mức độ uy tín và định hướng dư luận một cách hữu hiệu nhất.