Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Thương hiệu Goal Zero nổi tiếng về năng lượng sạch, an toàn và thiết kế thông minh đã gia nhập thị trường Việt Nam được một thời gian.

Không như những ngành hàng ô tô, giải khát hay mỹ phẩm là những ngành hàng dễ nhận diện trên thị trường, ngành hàng về năng lượng thông minh là một thị trường ngách và rất khó tiếp cận tại Việt Nam. Vì vậy Goal Zero đã và đang từng bước thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua những chiến lược bài bản.

Vị thế của Goal Zero trên thị trường quốc tế

Được xem là một trong những thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực năng lượng di động, có thể nói Goal Zero luôn là lựa chọn ưu tiên của người đang có nhu cầu về năng lượng sạc dự phòng. Goal Zero không chỉ có thể dùng làm nguồn điện dự phòng khẩn cấp trong gia đình mà còn được dùng để mang đi cắm trại ngoài trời. Chính bởi tính tiện dụng đó, nên Goal Zero được xuất hiện gần như ở khắp mọi nơi trên thế giới, từ nhà kho, nhà xưởng đến các chuyến đi cắm trại của các gia đình tại Châu Âu.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Goal Zero được xuất hiện gần như ở khắp mọi nơi trên thế giới
Nguồn: Goal Zero

Tuy nhiên, khi bước vào thị trường Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, với một sản phẩm có tầm giá khá cao thì rào cản thâm nhập thị trường là rất lớn, đặc biệt khi sản phẩm về năng lượng thông minh như Goal Zero còn chưa được nhiều người biết đến.

Thách thức khi phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm máy phát điện truyền thống giá rẻ

Goal Zero thường được so sánh với máy phát điện truyền thống. Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội như: không ồn, không khói, an toàn tuyệt đối khi sử dụng, nhiều cổng sạc đầu ra tương thích với thiết bị, tích hợp sạc nhanh và đặc biệt là đầu vào có thể sạc tường, sạc ô tô và sạc bằng năng lượng mặt trời nhưng Goal Zero vẫn bị yếu thế so với máy phát điện truyền thống khi nhắc tới yếu tố giá cả. Goal Zero có giá khá cao,từ hơn 400USD cho đến hơn 6.000USD, trong khi thu nhập bình quân của người Việt Nam chỉ khoảng 2.750USD/năm.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Goal Zero có giá cả khá cao, từ hơn 400USD cho đến hơn 6.000USD

Chuyển từ “đánh nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” – Lựa chọn thị trường đúng đắn

Từ khi bước vào thị trường Việt Nam, ông Nguyễn Văn Tài – Brand Manager của Goal Zero đã nhận định các dòng sản phẩm của Goal Zero đang ở phân khúc cao nên khá khó khăn để tiếp cận đúng thị trường mục tiêu. Bởi các sản phẩm về năng lượng dự phòng như pin sạc dự phòng hay ắc quy đều khá phổ biến, tuy nhiên, năng lượng dự phòng “sạch” với dung tích lớn, tiện dụng và an toàn để sử dụng cả trong gia đình lẫn khi ra ngoài như các sản phẩm của Goal Zero thì chưa thực sự được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, giá cả của Goal Zero cũng không rẻ như các sản phẩm gia dụng khác nên đây sẽ là một thách thức vô cùng lớn khi thâm nhập thị trường Việt Nam.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Năng lượng dự phòng “sạch” dung tích lớn, tiện dụng, an toàn chưa thực sự được biết đến
Nguồn: Goal Zero

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Văn Tài thì những năm gần đây người Việt Nam đang dần dần quan tâm đến các hình thức giải trí ngoài trời và các sản phẩm đảm bảo an toàn nguồn điện, bên cạnh đó, người dùng thu nhập cao có xu hướng tin dùng các sản phẩm có chất lượng tốt đến từ Châu Âu, bởi vậy Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng với Goal Zero.

Khi tiến vào Việt Nam, Goal Zero không lựa chọn thị trường chung mà bắt đầu bằng thị trường ngách: thị trường outdoor. Nhận thấy người Việt Nam có những cộng đồng về camping, trekking... và có các đại lý chuyên cung cấp thiết bị để cắm trại ngoài trời, Goal Zero đã quyết định đưa sản phẩm đến kênh phân phối đại lý trước khi chạy các chiến dịch marketing để đảm bảo đại lý hiểu về sản phẩm và tư vấn cho khách hàng ở những giai đoạn sơ khai. Sau khi có một cộng đồng khách hàng outdoor sử dụng sản phẩm, Goal Zero tiếp tục phát triển sang thị trường indoor, đối tượng mục tiêu là những khách hàng công ty, tập đoàn hoặc khách hàng ở các khu dân cư cao cấp như Vinhome, Masteri Thảo Điền, Phú Mỹ Hưng... cần nguồn điện dự phòng khẩn cấp.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

(ảnh outdoor)

Đẩy mạnh nhận diện thương hiệu thông qua hành trình trải nghiệm khách hàng (Customer Journey)

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Bài đăng thúc đẩy Brand awareness

Bắt đầu bằng việc đẩy mạnh phân phối cho các đại lý trên toàn quốc, tiếp đó các đại lý phân phối cấp 2 bán những sản phẩm Goal Zero đầu tiên và nhận được nhiều phản hồi tốt. Người sử dụng sản phẩm Goal Zero sau đó đều quay lại mua hoặc giới thiệu sản phẩm đến bạn bè, gia đình, người thân của mình. Goal Zero được biết đến nhiều hơn trong cộng đồng khách hàng mục tiêu.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Bài đăng thúc đẩy Consideration

Bên cạnh việc đẩy marketing truyền miệng (Word-of-Mouth), Goal Zero chạy song song các chương trình marketing online. Goal Zero liên tục tạo ra các chiến dịch đẩy mạnh nhận biết về thương hiệu cho khách hàng (Brand awareness) thông qua các bài viết tăng mức độ hiểu biết về năng lượng thông minh trên các kênh online Facebook, Instagram, Website... Sau khi khách hàng đã có hiểu biết nhất định về thương hiệu, Goal Zero tiếp tục đưa ra các bài viết giới thiệu sản phẩm để khách hàng cân nhắc về sản phẩm (Consideration) giữa các lựa chọn về năng lượng thông minh và kích thích mua hàng qua website, đại lý (Purchase) thông qua các chương trình khuyến mãi.

Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của hãng năng lượng dự phòng nổi tiếng thế giới Goal Zero

Goal Zero không đẩy mạnh sale mà tập trung vào các chương trình mua – tặng

Theo ông Nguyễn Văn Tài, giá cả của Goal Zero hướng nhiều hơn về đối tượng khách hàng thu nhập trung bình – khá, những khách hàng ở phân khúc này thường sẽ không quan tâm quá nhiều về giảm giá, bởi việc giảm giá quá nhiều sẽ làm mất đi giá trị sản phẩm, thay vào đó, họ sẽ có thêm niềm vui khi nhận được quà tương ứng với giá trị sản phẩm. Sau khi khách hàng mua hàng, Goal Zero sẽ kích thích khách hàng quay lại mua sản phẩm qua các chính sách tích luỹ điểm cho khách hàng thân thiết (Loyalty) cũng như giới thiệu các sản phẩm mới ra mắt qua các kênh email hoặc nhắn tin eSMS.



Việt Nam là một trong những thị trường sôi động bậc nhất Đông Nam Á, bởi vậy, khách hàng ở thị trường này cũng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, đó là lý do nếu muốn thâm nhập thị trường Việt Nam cần phải có một chiến lược bài bản và hiệu quả, đặc biệt là đối với thị trường ngách. Lấy trải nghiệm khách hàng làm cốt lõi, Goal Zero Việt Nam đã và đang bước đầu tạo được những màn “chào sân” thành công đầu tiên trong năm 2020.