Burberry đã hồi sinh thương hiệu tàn lụi của mình như thế nào?
Burberry là một thương hiệu quá quen thuộc với những ai yêu thích thời trang, nhất là “cư dân Anh Quốc”. Sức mạnh của thương hiệu được nhấn mạnh qua logo và các thiết kế mang tính biểu trưng như: séc nhãn hiệu, áo khoác,...Năm 2016, bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc giành lại thị phần, Burberry đã sa sút trầm trọng trong phân khúc thời trang cao cấp. Tuy nhiên chỉ không lâu sau, hãng đã nhanh chóng có sự thay đổi chiến lược kịp thời để khôi phục lợi nhuận bằng cách tung ra một logo và chiến lược thương hiệu mới.
Hãy cùng Adina Việt Nam xem Burberry đã hồi sinh thương hiệu đang ở bờ tàn lụi của mình như thế nào nhé!
#1. Thu hút khách hàng mới nhưng vẫn giữ lại “những thượng đế” lâu năm
Như bạn cũng nắm rõ, sản phẩm của Burberry được chia thành 4 loại: phụ kiện, trang phục nữ, trang phục nam và quần áo trẻ em. Mặc dù không trực tiếp cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau nhưng Burberry lại phục vụ người tiêu dùng bằng những dòng sản phẩm tới từ các thương hiệu với nhiều mức giá khác nhau.
Tiếp đó, nếu ban đầu những “thượng đế’ mà Burberry phục vụ chỉ giới hạn trong nước Anh xinh đẹp thì giờ đây, mục tiêu hãng nhắm tới đa lan rộng sang cả khu vực châu Á và các quốc gia lân cận. Gạt bỏ đi những chiến lược cũ truyền thống, công ty hướng tới việc chinh phục khách hàng tiềm năng trên nhiều lãnh thổ khác nhau.
Trong suốt chặng đường khôi phục vị thế của mình, Burberry luôn chú trọng vào việc bổ sung liên tục những sản phẩm mới vào các dòng hàng chính mà công ty phân phối. Từ đây, tập sản phẩm của hãng trở nên đa dạng hơn và có sức hấp dẫn với mọi khách hàng, kể cả trẻ em, người trưởng thành, nam giới hay phụ nữ. Đồng thời, chiến lược này cũng ảnh hưởng tích cực đến mục tiêu củng cố khả năng nhận diện thương hiệu của hãng mà vẫn giữ được nét độc quyền.
#2. Nắm bắt nhanh nhu cầu của khách hàng mới
Các bộ sưu tập thời trang mới đang bắt đầu được phát hành rộng rãi quang năm suốt tháng thay vì theo mùa vụ như trước kia. Và tập khách hàng mục tiêu mà hãng theo đuổi lúc này cũng rộng hơn. Để thành công, Burberry đã chú ý tới sự thay đổi nhân khẩu học của người tiêu dùng cũng như những mong muốn của họ về một hãng thời trang đẳng cấp.
Đặc biệt, hãng đã giới thiệu một biểu trưng và chiến lược thương hiệu mới. Công ty đã nhấn mạnh tới việc khẳng định giá trị cốt lõi của mình, kích thích sự tò mò của người dùng với thương hiệu.
#3. Đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ
Để tạo sự khác biệt vượt trội so với đối thủ, Burberry cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở những khoản đầu tư mà công ty đã chi trong Tuần lễ thời trang London. Ngoài ra, hãng cũng đã bắt đầu triển khai những chiếc gương công nghệ thông minh trong các showroom, shop thời trang của mình. Bằng cách tạo ra môi trường có thể gắn liền với hoạt động mua sắm, âm nhạc và trải nghiệm công nghệ mới, Burberry đã ngày càng khẳng định được vị thế thương hiệu, cung cấp trải nghiệm độc nhất cho người tiêu dùng.
#4. Hợp tác chiến lược với các ông lớn uy tín
Thay vì độc lập bước tới vinh quang, Burberry đã cùng hợp tác với những ông lớn đình đám khác để tạo ra “mối làm ăn” uy tín hơn. Tại Thâm Quyến - Trung Quốc, Burberry đã có màn kết giao ấn tượng với gã công nghệ khổng lồ Tencent của địa phương để ra mắt một cửa hàng sử dụng cá tương tác trên mạng xã hội. Nếu bạn tìm hiểu thì sẽ rõ Tencent sở hữu ứng dụng WeChat - mạng xã hội có độ phủ lớn nhất nhì Trung Quốc. Việc bắt tay hợp tác với ông lớn này đã mang về Burberry nguồn doanh thu khổng lồ, chiếm 40% tổng doanh thu của hãng trong 1 năm.
Tóm lại, 4 bài học quý giá rút ra từ chiến lược hồi sinh của Burberry gồm có:
-
Thu hút khách hàng mới nhưng vẫn giữ được người dùng lâu năm
-
Nắm bắt và “chiều lòng” khách hàng mới
-
Tích hợp công nghệ tiên tiến, hiện đại để kích thích sự tò mò về thương hiệu
-
Hợp tác chiến lược với những ông lớn.
Adina Việt Nam
Branding & Strategy