D2C – Xu hướng bán hàng trực tiếp đã thay đổi bộ mặt Marketing như thế nào?

D2C là một trong các xu hướng nổi lên gần đây là sự xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

D2C là viết tắt của cụm từ “direct-to-consumer”. Một số thương hiệu đi theo xu hướng D2C có thể kể đến như Glossier, Everlane, Casper, Allbirds, Dollar Shaving Club, Bonobos, Blue Apron, Away và rất nhiều thương hiệu khác, họ bỏ qua bước phân phối trung gian và bán hàng trực tiếp tới khách hàng, chủ yếu thông qua các kênh bán hàng trực tuyến.

Một vài thương hiệu có cửa hàng truyền thống nhưng chủ yếu là các cửa hàng của chính họ. Các thương hiệu D2C sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị khách hàng, chịu trách nhiệm hoàn toàn trong nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất, tiếp thị và phân phối. Họ linh động hơn rất nhiều trong việc định hướng thông điệp, tối ưu chi phí và tất cả những đặc quyền về việc tiếp cận trực tiếp với khách hàng, bao gồm cả cơ hội cá nhân hóa thương hiệu và gắn kết với khách hàng hơn.

Thực tế, đa phần những thương hiệu này được tạo ra bởi những người trẻ, những người có khả năng PR xuất sắc. 1 Tỉ USD là số tiền Unilever trả để mua Dollar Shaving Club. Away, thương hiệu du lịch, có 12 triệu USD doanh thu trong năm đầu tiên ra mắt (2016) và nhận 50 triệu USD trong lần gọi vốn vào năm nay. Doanh thu của Glossier trong năm 2018 là 34 triệu USD, sau 4 năm sau kể từ khi hoạt động.

D2C - Xu hướng bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng đã thay đổi bộ mặt Marketing như thế nào?

Rõ ràng các thương hiệu D2C càng ngày càng mạnh hơn, và với trào lưu này, sẽ xuất hiện ngày càng nhiều doanh nhân đầy hy vọng về việc kiến tạo một doanh nghiệp như Glossier hay Dollar Shaving Club.

Sự thành công của các thương hiệu D2C gây sự chú ý đến cả những thương hiệu huyền thoại như Nike. Gần đây Nike cũng thông báo họ đang chuẩn bị để trở thành một thương hiệu D2C, dựa trên dữ liệu. Họ đã tiến một bước rất rõ ràng theo định hướng này khi khánh thành cửa hàng mới ở LA gọi là “Nike by Melrose”. Mọi thứ từ địa điểm tới sản phẩm trữ trong cửa hàng dựa vào dữ liệu về cách người dùng tương tác với Nike như thế nào trong khu vực này.

D2C – Xu hướng bán hàng trực tiếp đã thay đổi bộ mặt Marketing như thế nào?

Doanh thu từ D2C của Nike dự kiến đạt 16 tỷ USD năm 2020

Vì sao D2C trở thành xu hướng Marketing hiện nay?

1. Tiết kiệm chi phí phân phối qua trung gian, đại lý giúp tăng doanh thu hiệu quả

Để phân phối hàng hóa đến các trung gian, đại lý, cửa hàng bán lẻ, doanh nghiệp phải tốn các chi phí như: vận chuyển hàng hóa, đào tạo bán hàng, chính sách hoa hồng, chiết khấu cho các trung gian,… Vì vậy, khi doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ bán hàng hóa trực tiếp đến tay người tiêu dùng, không cần phải thông qua bất kỳ trung gian nào. Điều này giúp doanh nghiệp không phải tốn một khoản chi phí, mà doanh thu vẫn tăng ổn định.

Sự chuyển dịch mô hình D2C cho doanh nghiệp FMCG

2. Tăng độ tin cậy của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm

Tâm lý khách hàng thường lo sợ khi mua hàng qua đại lý, trung gian bởi những lý do như:

– Mua nhầm hàng “fake”, kém chất lượng

– Không rõ nguồn gốc lấy hàng của các nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ

Vì vậy khi khách hàng mua qua nhà sản xuất sẽ yên tâm hơn về sự cam kết chất lượng sản phẩm, sản phẩm chính hãng do nhà sản xuất làm ra.

3. Dễ dàng thấu hiểu hành vi của khách hàng mục tiêu

Không gì tốt hơn nếu doanh nghiệp nắm trong tay mình dữ liệu của khách hàng, như: thói quen, sở thích, hành vi mua hàng,… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp:

– Hiểu thấu được khách hàng của mình, từ đó đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu

– Doanh nghiệp có thể chủ động phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng trực tiếp và tối ưu nhất

4. Không lo đánh mất hình ảnh thương hiệu bởi sự thiếu chuyên nghiệp của đại lý

Thông thường, những đơn vị trung gian, đại lý, cửa hàng bán lẻ không chịu kiểm soát chặt chẽ bởi doanh nghiệp hoặc có quá nhiều trung gian phân phối dẫn đến khó quản lý. Vì vậy, doanh nghiệp thường tiếp cận được chính sách chăm sóc khách hàng của các đơn vị trung gian và chính sách chăm sóc không đạt đủ tiêu chuẩn, thiếu chuyên nghiệp. Nhưng với mô hình D2C, doanh nghiệp sẽ trực tiếp bán hàng cho khách hàng và thực hiện các chính sách chăm sóc cho khách hàng mà không phải thông qua bất kỳ trung gian nào. Doanh nghiệp sẽ không phải lo đánh mất uy tín, hình ảnh thương hiệu bởi sự thiếu chuyên nghiệp từ các đơn vị này.

ACCESSTRADE – Nền tảng Affiliate Marketing với mô hình D2C của công ty Interspace Nhật Bản với hơn 20 năm kinh nghiệm tại thị trường Đông Nam Á (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia)

Riêng tại Việt Nam, ACCESSTRADE đang cung cấp giải pháp D2C tới hơn 600 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, FPTShop, Citibank, Shinhanbank, Vpbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking,com, Agoda, California, …

Đăng ký hợp tác với ACCESSTRADE: Tại Đây