Social Media Analyst: Tổng hợp những kỹ năng và phẩm chất cần thiết
Giờ đây khi mà MXH trở thành một kênh truyền thông “Must-have” của mọi doanh nghiệp với đa dạng loại ngành nghề kinh doanh, thì nhu cầu tuyển dụng đối với các marketer có kiến thức và kỹ năng về nền tảng này đang ngày càng rộng mở. Việc có được một người có chuyên môn và tận tâm với công việc theo dõi tình hình hoạt động truyền thông của công ty trên MXH và phân tích, đúc rút ra những insight giá trị cho các chiến dịch marketing là vô cùng thiết yếu cho thời đại này. Và đó chính là lý do vì sao mà social media analyst xuất hiện.
Vì đây là một ngành nghề tương đối mới tại Việt Nam dù trên thế giới đã có từ lâu, nên vẫn còn nhiều câu hỏi xoay quanh vị trí này. Vậy một social media analyst làm gì? Mục đích, vai trò của họ là gì? Và quan trọng nhất là để trở thành một social media analyst thì cần chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng nào? Hãy cùng cMetric khám phá thêm qua bài viết dưới đây.
Social media analyst vs. Social media manager
Mọi người thường hay nhầm lẫn về vai trò, chức năng của hai vị trí này, và thường cho rằng họ đều là một. Nhưng sự thật thì không phải thế.
Một social media analyst sẽ phát triển sự hiện diện của doanh nghiệp trên kênh online và tạo brand awareness với hệ thống nền tảng MXH. Vai trò này yêu cầu thu thập khối lượng lớn dữ liệu để có được insight và những thông tin cần thiết khác giúp gia tăng sự hiện diện của thương hiệu. Họ cần phải đào sâu, phân tích kỹ những thông tin, dữ liệu đã tổng hợp để có thể cung cấp đầu vào cho các vị trí khác như social media manager và creative team để có thể sáng tạo các content giúp xây dựng nhận diện thương hiệu.
Còn social media manager, mặt khác, là “giọng nói” trên MXH của doanh nghiệp. Họ là người chăm sóc tài khoản MXH của công ty và được giao nhiệm vụ quản lý, lên kế hoạch nội dung content, quy trình, chỉnh sửa, kiểm duyệt content để có thể tương tác với cộng đồng, những người theo dõi để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược chung.
Mục đích của việc có một social media analyst là gì?
Mục đích chính của vị trí social media analyst đó là nghiên cứu các trend, xu hướng trên môi trường MXH, tìm hiểu xem đâu là nền tảng MXH hiệu quả nhất, và theo dõi, cập nhật kiến thức lẫn kỹ năng về những công cụ mới trên thị trường để giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế.
Nói tóm lại, trách nhiệm của một social media analyst là đo lường social ROI và lên kế hoạch hành động tương ứng cho toàn bộ doanh nghiệp.
Những loại công cụ nào mà social media analyst nên biết?
Như đã nhắc ở trên, social media analyst cần phải chú tâm tới các công cụ công nghệ mới trên thị trường mà có thể tích hợp vào trong chiến lược của doanh nghiệp. Nhưng trước đó, một social media analyst cần phải biết sử dụng những công cụ căn bản dưới đây để có thể được coi là một chuyên viên thực sự có đem lại kết quả cho doanh nghiệp.
Những công cụ dưới đây thì có một số sẽ giúp bạn học thêm những skill set mới cho vị trí này.
- Các công cụ phân tích MXH cung cấp những dữ liệu chính, làm chìa khóa để nâng mức độ hiệu quả của hoạt động truyền thông trên MXH, giúp hoàn thiện chiến lược marketing của công ty. Bằng việc sử dụng những công cụ này, bạn có thể theo dõi các cuộc thảo luận về thương hiệu, thực hiện phân tích chiến dịch, luôn nắm bắt được những xu hướng mới của thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và nhiều hơn thế nữa. Những công cụ phân tích MXH được nhiều người biết đến là Fanpage Karma, Facebook Insight, HubSpot,…
- Các công cụ content ideation giúp bạn tạo ra những nội dung mà thực sự thu hút, cộng hưởng tốt với tập đối tượng mục tiêu. Chúng cũng sẽ cho bạn tiếp cận với nhiều ý tưởng mới mẻ, những xu hướng mới và thịnh hành trong ngành hàng. Bạn có thể kể đến các công cụ như Buzzsumo, Similarweb, Google Trends là những công cụ content ideation tốt để tạo nguồn cảm hứng lên ý tưởng.
- Các công cụ social listening là công cụ tuyệt vời để luôn nắm bắt được những đề cập, các cuộc thảo luận trên MXH về thương hiệu, đối thủ, ngành hàng hay thậm chí những keyword cụ thể hay hashtag đang trending và tất cả những nội dung đó đều theo thời gian thực. Bằng cách đó bạn sẽ nhìn ra được những nội dung ẩn sâu dưới các thông số như sắc thái, các bình luận và nhiều nhiều các nội dung khác nữa. cMetric Social Listening Platform.
- Các công cụ phân tích website thì sẽ đo lường MXH nào đem đến nhiều traffic, tình hình của các chiến dịch và sự chuyển đổi trong hành trình của khách hàng. Là một social media analyst thì bạn cần phải thực sự “ăn và sống” chung với Google Analytics, được biết đến là một trong những công cụ free tốt nhất hiện nay.
Để trở thành một social media analyst thì bạn cần những gì?
Lúc này đây bạn có thể thấy được một social media analyst không đơn giản chỉ là theo dõi lượt like và share mà thương hiệu có được trên MXH. Nếu bạn có ý định muốn theo với nghề này thì dưới đây là một số khía cạnh mà một social media analyst cần có.
- Làm việc quen với các con số: social media analyst cần phải biết cách xử lý với những con số vì đây là nghề mà yêu cầu cao trong việc data mining và phân tích khối lượng khổng lồ những dữ liệu khác nhau. Điều này có nghĩa là bạn nên biết sử dụng như Excel với GG sheet một cách thuần thục, và có hiểu biết nhiều về xác suất và thống kê.
- Thấu hiểu khía cạnh con người của MXH: Nhiều người nghĩ rằng việc tiếp cận những dữ liệu thô với những con số hằng ngày thì đây hẳn là nghề mang nặng lý tính và vô cảm. Nhưng thực tế thì không phải như vậy, ví dụ như nhiều người cho rằng khi đối mặt và xử lý với các hiện tượng, cuộc bàn tán tiêu cực thì đó là trách nhiệm của social media manager hoặc community manager. Tuy nhiên công việc đào sâu lý do đằng sau những cuộc khủng hoảng, những bình luận tiêu cực thì lại thuộc về social media analyst.
- Luôn cập nhập những xu hướng trending trên môi trường MXH: Social media analyst cần phải luôn tích cực xuất hiện trên mọi mặt trận, nắm bắt những trending topic trong ngành hàng của doanh nghiệp, biết được những công nghệ mới, các công cụ tiềm năng, những kỹ thuật SEO hiện hành, và những thao tác tối ưu website. Tất cả những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định khôn ngoan trong tương lai.
- Hơn là mỗi theo dõi số lượng likes, shares và followers: Họ còn có nhiều nghĩa vụ khác như theo dõi chiến dịch truyền thông, theo dõi các hoạt động SEO, tương tác trên MXH và website doanh nghiệp, thấu hiểu hành vi và mối quan tâm của khách hàng, và rất nhiều những nội dung khác nữa.
Tuy rằng ngành nghề này vẫn còn chưa phát triển tại Việt Nam và thường được tích hợp với nhiều vị trí khác nhưng trong tương lai, với sự phát triển không ngừng của MXH thì tiềm năng phát triển sẽ rất rộng mở hoặc chí ít những tools, skillset và mindset được đề cập trên đều sẽ là những yếu tố thu hút mà bạn có thể tạo dùng để tạo lợi thế cạnh tranh trong mắt nhà tuyển dụng cũng như nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân.
cMetric – A Social Listening Platform