Dốc ruột gan chia sẻ kinh nghiệm viết lách
Để có kinh nghiệm viết, điều đầu tiên mà tất cả những người cầm bút (hay gõ bàn phím) đều nên biết là nắm bắt được thói quen đọc của độc giả. Số đông họ muốn đọc gì, họ thường đọc theo thói quen như thế nào? Từ đó nên viết những nội dung gì? Viết dài bao nhiêu là đủ? Bài viết này sẽ cùng phân tích và làm sáng tỏ thói quen đọc của đám đông, cùng một vài lưu ý không thể bỏ qua cho những người viết lách
Thói quen đọc sách báo của đám đông
Sách báo là thứ họ thường đọc trước khi đi ngủ (để thu hút cơn buồn ngủ đến và ngủ ngon hơn), khi đi WC (tránh sự lãng phí thời gian). Với những người đọc chủ động, họ thường đọc sách báo bên ly cà phê hoặc bữa ăn nhẹ khi bắt đầu một ngày mới (30 phút-1 giờ) cho thêm hứng khởi và năng lượng, đọc sách nghiên cứu chuyên đề trong thời gian làm việc và đọc khi chờ đợi hoặc trên xe bus.
Kinh nghiệm viết sách
- Các chương mục, bài viết nên có từ “Mới”, “Mẹo”, “Dễ dàng”, “Nhanh chóng”,”Phương pháp”, “Bí mật”, “Bí kíp”, “Tiết lộ”, …. Lý do: độc giả thích những con đường tắt để nhanh chóng hiểu vấn đề. Họ có quá nhiều sự tò mò về mọi thứ nên không muốn dành ra phần lớn thời gian chỉ để nắm bắt một kiến thức nào đó. (báo cũng vậy)
- Bên cạnh bìa sách và tiêu đề, hãy chau chuốt phần mục lục, nhiều độc giả mua sách chỉ vì mục lục. Hai tiêu đề được tôi ưa thích nhất là “Để….” (hứa hẹn phần thưởng) và “Làm thế nào….” (hứa hẹn phương cách giải quyết). Hai mục lục thành công nhất tôi biết nằm trong 2 cuốn “Đắc nhân tâm” – Dale Carnegievà “Mê hoặc” – Guy Kawasaki
Kinh nghiệm viết: tiêu đề “Làm sao” dùng rất nhiều
- Nếu sách có ảnh, nên là ảnh thật to chiếm nửa trang sách trở lên. Ảnh cần nhiều màu sắc. Và đừng cố đưa chữ vào, vì quy luật ảnh to chữ nhỏ sẽ khiến độc giả bỏ qua chữ. “Tạo lập mô hình kinh doanh” và “Bánh răng khởi nghiệp” là hai cuốn có bố cục tuyệt vời về ảnh nhưng có điểm trừ về chữ.
Kinh nghiệm viết: Bố cục ảnh tuyệt vời nhưng không nên để chữ quá nhỏ
- Đóng khung câu/đoạn nếu có thể. Người đọc không bao giờ bỏ sót đoạn đóng khung. (Hãy để ý sách của John C. Maxwell)
Kinh nghiệm viết trên báo, tạp chí, web, blog, diễn đàn
- Bài viết nên sử dụng những câu với độ ngắn dài khác nhau và xuống dòng liên tục. (Sách cũng vậy, cuốn “Thôi miên bằng ngôn từ” là một ví dụ)
- Bài quảng cáo: tiêu đề nên là “Để…..”, “Làm thế nào…..”. Viết như vậy mới bắt đúng đối tượng khách hàng, mới có nhiều đơn hàng, dù lượng view ít
- Bài câu view, like: Tiêu đề dứt khoát phải là “giật tít”. Tiêu chí: sex-shock-độc-lạcứ thế mà bám
Kinh nghiệm viết: giật tít cho truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”
- Những title bám theo trend, khi hết trend đừng dùng nữa. Thật ngu ngốc nếu bây giờ vẫn dùng những title kiểu: “…..nhất vịnh Bắc Bộ”, “Thật không thể tin nổi”, “….điều này”, “bối rối”… Nếu content writer bạn thuê vẫn dùng những title kiểu đó, nên sa thải họ
- Những title thu hút thường là “X mẹo/phương pháp/bí quyết để….” Lưu ý X thường là con số dao động từ 3 đến 7. Nhiều ý quá não sẽ bị quá tải. Nếu gạch đầu dòng, nên để tối đa 7
- Những bài viết thu hút like, comment thường là đưa quan điểm trái chiều, đưa dạng câu hỏi, nhờ tư vấn giúp đỡ, tình dục, chia sẻ kiến thức kinh nghiệm gì đó. Những bài viết hút lượt share có dạng tình yêu (nhất là nam nữ, rồi gia đình), ngộ nghĩnh, trẻ con, thú nuôi, nhận quà.
- Nếu bài có chữ đậm và chữ thường, độc giả chỉ đọc chữ bôi đậm. Sau đó là chữ nghiêng và chữ trong ngoặc kép.
- Nếu phải chọn giữa thân thiện với Google (chuẩn SEO) và thân thiện với độc giả, dĩ nhiên chọn độc giả. Hầu hết những bài chuẩn SEO đều cứng văn và “khô như ngói”, lý do người viết cố chèn đủ 1-2 từ khóa trong Mô tả. Để chuẩn SEO, làm như sau: (1) Tiêu đề có từ khóa (2) Mô tả: câu đầu tiên có từ khóa (3) H1 có từ khóa (4) Đặc biệt hình ảnh có từ khóa trong URL, Tiêu đề, Chú thích, Mô tả (Tôi chuyên nhồi từ khóa trong ảnh)
- Bài viết có ảnh dạng Quotes và bài Infographic: không cần thêm bất kỳ nội dung gì mô tả cho nó vì chẳng ai đọc
Kinh nghiệm viết: với ảnh dạng quotes, người đọc chỉ xem text trong ảnh (đừng cho quá nhiều text) và không cần text ngoài ảnh
- Bài bán hàng nên đầy đủ thông tin và trọn vẹn trong một bài viết. Không chia tách làm nhiều kỳ vì chẳng ma nào theo dõi được toàn bộ các phần. Nếu rao vặt trên chợ thì thật ngắn, không dài dòng, ảnh là chính (1 ảnh thôi). Nếu bán lâu dài một sản phẩm thì bên cạnh bài bán hàng phải kèm các bài content theo chủ đề nhất định và cung cấp những nội dung giá trị (content chỉ nên có gợi ý mua hàng, truyền tải thông điệp và không thúc giục) thay vì ra rả ngày này qua ngày khác rằng tôi bán cái này cái kia
- Nếu kèm link: link dài thì rút gọn bằng goo.gl hoặc bit.ly (đừng dùng ouo.io vì nhiều độc giả mất nhiều công đoạn mới xem được link). Link để post Facebook thì dùng bit.ly, vì Facebook “không yêu” Google. Chỗ khác thì xài goo.gl để SEO được ưu ái hơn (nhưng đừng lạm dụng)
- Viết đơn giản, tránh hội chứng Curse of knowledge (ảo tưởng tri thức). Đây là tình trạng mình không hiểu tại sao người khác không hiểu những gì mình hiểu. Mình dính phải lời nguyền khi tinh thông hơn người khác và nghĩ ai cũng hiểu điều mình hiểu (ngay cả đoạn này cũng đã cố tình được viết khó hiểu. Bạn hãy coi độc giả là những người có IQ thấp và viết đơn giản thôi)
Kinh nghiệm viết: Một ảnh dạng Quotes (hơi nhiều chữ) với nội dung phê phán hội chứng ảo tưởng tri thức
- Nếu viết “Đừng đọc” trong tiêu đề, người khác sẽ không đọc. Không có chuyện não tư duy ngược và não không có phủ định ở đây. Thật ra chỉ có bạn không hiểu vấn đề
Thói quen đọc của người dùng trên mạng xã hội
Khác với sách báo một chút là cái gì hay thì có thể nghiền ngẫm, riêng mạng xã hội thì mang tiêu chí “lướt lướt” nên ngắn là ưu tiên số 1. Các dòng văn bản thường bị bỏ qua không thương tiếc, hình ảnh kèm text mà nhiều chữ thì cũng loại.
Kinh nghiệm viết trên mạng xã hội
(giống kinh nghiệm viết trên báo, tạp chí, web, blog, diễn đàn) Bổ sung thêm:
- Bài viết sẽ được coi là dài nếu muốn đọc hết phải nhấn “See more”. Viết càng ngắn càng tốt
- Nếu bài post dưới 3 dòng thì không cần tiêu đề.
- Nên có hình ảnh. Viết ít và kèm link.
- Tuy nhiên tiêu chuẩn “hay” xếp trước tiêu chuẩn “ngắn”. Quan trọng: mới học viết, bạn cần viết hay chứ không phải viết cụt ngủn. Khi có nội dung tốt, mới học cách rút gọn nội dung. Tôi đã sai khi trước kia học viết ngắn. Nếu bạn viết hay, dài bao nhiêu người ta cũng đọc (nhưng kinh nghiệm là đừng bắt người đọc phải kéo thước hay lăn chuột, nên đâu đó cũng chỉ 1000 từ)
- Facebook, Zalo: tiêu đề nên viết in, vì chỉ có 2 kiểu chữ: in và thường. Nhưng nếu nội dung cũng chữ in, hoặc lổn nhổn chữ in kết hợp chữ thường thì thật ngốc nghếch
- Facebook không nên dùng hashtag (#), Twitter ngược lại, càng nhiều càng tốt
- Facebook có độ giãn dòng hơi nhỏ, khi soạn bài post, bạn nên tách các đoạn bằng một dòng trắng, khi post lên khoảng cách thu hẹp là vừa
Kinh nghiệm viết bài post Facebook
- Zalo thì độ giãn dòng siêu nhỏ, nên dùng icon để tách dòng
Kinh nghiệm viết bài post Zalo
- Chất lượng hơn số lượng. Nếu bạn không có bài viết chất lượng, đừng cố đưa ra cho đủ tiêu chí bài/ngày. Fanpage Chửi Thuê trên Facebook và blog củaNguyễn Đức Sơn tôi vẫn thường xuyên nhớ đến và theo dõi, dù bài viết đâu có ra đều đặn. Nếu ngày nào cũng post đều như vắt chanh thì chỉ có thể là nguồn ăn cắp, sao chép và “xào xáo”, và nội dung chỉ ở mức “trung bình”.
- Viết quảng cáo theo kiểu hài hước lố lăng, kể câu chuyện này nọ “chẳng liên quan” để bán sản phẩm là hình thức dở tệ, chỉ mang tính vui đùa và không để lại bất kỳ ấn tượng gì trong khách hàng. Đừng nói chuyện seeding ở đây
Kinh nghiệm viết: không lố lăng khi viết quảng cáo
Kinh nghiệm viết: thêm 1 bài dở tệ
Author: Tuấn Anh Bùi