Marketer Lê Minh Hiếu
Lê Minh Hiếu

Content Editor @ Brands Vietnam

Kantar: FMCG tăng trưởng chậm lại hậu giãn cách xã hội lần 2

Kantar: FMCG tăng trưởng chậm lại hậu giãn cách xã hội lần 2

Báo cáo FMCG Monitor 7/2020 mới nhất của Kantar tổng hợp và cập nhật những xu hướng phát triển hậu giãn cách xã hội của ngành hàng FMCG tại 4 TP chính và Nông thôn Việt Nam.

1. Tình hình COVID-19

Tình hình dịch bệnh tuy dần được kiểm soát, nhưng vẫn chưa có gì chắc chắn về diễn biến của COVID-19 trong những tháng tiếp theo. Cụ thể, Philippines, Indonesia và Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với sự gia tăng các ca nhiễm mới. Trong khi đó, Việt Nam dường như đang kiểm soát tốt tình hình bùng phát dịch lần 2 vào cuối tháng 7 gần đây.

2. Các chỉ số kinh tế

Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 7 tăng nhẹ. Doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng dần khởi sắc. Nền kinh tế Việt Nam được dự đoán đạt mức tăng trưởng 2-2,5% trong năm 2020.

3. Toàn cảnh thị trường FMCG

Tại Việt Nam, thị trường FMCG vẫn ghi nhận mức tăng hai chữ số trong 7 tháng đầu năm 2020 nhưng có xu hướng tăng chậm lại do hành vi mua sắm thay đổi của người tiêu dùng.

Kantar: FMCG tăng trưởng chậm lại hậu giãn cách xã hội lần 2

Thị trường FMCG khu vực Thành thị

Kantar: FMCG tăng trưởng chậm lại hậu giãn cách xã hội lần 2

Thị trường FMCG khu vực Nông thôn

* MCO: Movement Control Order: Lệnh giãn cách xã hội

Nhu cầu tích trữ hàng hoá hậu giãn cách xã hội giảm dần, giỏ hàng FMCG cũng từ đó nhỏ lại. Tuy nhiên, giá trung bình sản phẩm có xu hướng tăng.

4. Ngành hàng tiêu biểu

Các mặt hàng “mùa dịch” như Sữa & sản phẩm từ Sữa và Thực phẩm đóng gói tăng trưởng chậm lại sau thời kỳ giãn cách. Trong khi đó, ngành hàng thức uống bước đầu ghi nhận dấu hiệu phục hồi.

Đặc biệt tại khu vực Nông thôn, các sản phẩm tăng cường sức khoẻ và đồ ăn nhẹ tiếp tục tăng trưởng nổi bật.

5. Kênh mua sắm

Thị trường bán lẻ đang thay đổi với sự mở rộng của các kênh mới nổi như cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, drug stores… và mô hình bán lẻ hiện đại quy mô lớn – một trong những xu hướng sẽ tiếp tục trong thời kỳ "bình thường mới".

Kantar: FMCG tăng trưởng chậm lại hậu giãn cách xã hội lần 2

6. Tiêu điểm

Kênh mua sắm trực tuyến tiếp cận được 56% người tiêu dùng Việt và hứa hẹn cơ hội phát triển vượt bậc cho các hình thức thanh toán kỹ thuật số. Tiếp cận 44% người dùng còn lại, đặc biệt là người độ tuổi trên 50 nhằm mở rộng mạng lưới tiêu dùng là mục tiêu lớn tiếp theo của các doanh nghiệp.

Những nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu của Worldpanel FMCG. Kantar theo dõi thói quen mua hàng tiêu dùng tại nhà của các hộ gia đình đại diện cho nhân khẩu học trên khắp 4 TP chính (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ) và Nông thôn Việt Nam, trên hơn 130 danh mục hàng tiêu dùng nhanh, được chia làm 5 ngành hàng chính: Sữa và sản phẩm từ sữa, Thức uống, Thực phẩm đóng gói, Sản phẩm chăm sóc cá nhân, Sản phẩm chăm sóc gia đình.

Kantar là chuyên gia toàn cầu về dữ liệu, nghiên cứu và tư vấn cho doanh nghiệp. Bằng việc kết hợp giữa khả năng thấu hiểu con người cộng với những công nghệ tân tiến, 30.000 nhân viên của Kantar giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới thành công và phát triển.

TCBC