Ý Tưởng Tổ Chức Sự Kiện Trung Thu truyền thống
Ý tưởng tổ chức sự kiện trung thu theo cách truyền thống và độc đáo
Việc tổ chức sự thành công sự kiện trung thu giúp:
- Giúp các em có một đêm vui chơi đáng nhớ, để lại kỷ niệm đẹp trong ký ức tuổi thơ
- Gắn kết các em thiếu nhi trong công ty, tổ chức với nhau, tạo cho em sân chơi bổ ích mỗi dịp trung thu.
- Đem đến môi trường tốt, đoàn kết gắn bó giữa các cá nhân với công ty, tổ chức.
Để tổ chức sự kiện trung thu thành công, đầu tiền chúng ta phải hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa của Trung thu là gì?
I. Nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu
1. Nguồn gốc của tết trung thu
- Theo các nhà khảo cổ học, Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.
- Cũng có rất nhiều những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc…
- Không chỉ ở Việt Nam, Trung Thu còn là ngày lễ của các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc...
2. Ý nghĩa của tết trung thu
- Vào ngày này, theo phong tục người Việt, người lớn thường chuẩn bị mâm cỗ (bánh, trái…) dâng lên cúng tổ tiên, những người đã khuất. Sau đó, tất cả các thành viên trong gia đình đều quây quần bên nhau cùng phá cỗ, thưởng trăng.
- Người Việt cũng thường mượn ngày này để tỏ lòng hiếu kính với ông bà, bố mẹ bằng những món quà, những lời thăm hỏi.
- Ngày này cũng được xem là Tết Thiếu nhi. Trẻ em các vùng miền trên cả nước được rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng… cùng bạn bè.
- Theo quan niệm của người xưa, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
- Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
II. Ý tưởng tổ chức sự kiện trung thu như thế nào
Một số ý tưởng độc đáo được sử tổ chức sự kiện trung thu, bạn có thể tham khảo như:
1. Rước đèn đêm hội trăng rằm
- Rước đèn lồng là một trong những hoạt động không thế thiếu của người Việt trong dịp tết Trung thu. Là cách thức tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm, khu phố trong đêm Trung Thu vừa hát bài "Chiếc đèn ông sao".
- Nếu chúng ta chuẩn bị thêm 1 vài con Lân để cùng rước đèn thì chương trình trung thu sẽ trở nên tuyệt vời hơn. Hãy chuẩn bị 1 cái trống cỡ vừa, vẽ mặt nạ lân, ông địa, thần tài. Hướng dẫn trẻ vào vai diễn và chạy vòng theo nhịp trống để tạo không khí sôi động trước khi bắt đầu các trò chơi khác.
- Chúng ta có thể hưởng dẫn cho các em thiếu nhi làm những lồng đèn ông sao thật lớn hoặc những lồng đèn thật đẹp để thi thố với nhau trong lễ rước đèn. Cùng đèn ông sao, ngày nay, đèn được làm đa dạng với các hình thù khác nhau: đèn ông sư, đầu sư tử, đèn hình con cá, hình con thỏ…
2. Trò chơi thảy vòng
- Ném cổ chai không phải là một trò chơi quá khó đối với các bé. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý kỹ những luật lệ trong trò chơi này để tổ chức trò chơi cho các bé một cách hoàn hảo. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về trò chơi:
Chuẩn bị:
- Tập hợp các bé và chia các bé thành 2 hàng dọc với số lượng người chơi như nhau. (hoặc có thể tập hợp thành nhiều hàng dọc tùy theo người quản trò).
- 2 cái chai (hoặc hơn tùy vào số lượng các nhóm tham gia chơi).
- 30-40 chiếc vòng cổ có đường kính từ 15-20 cm.
- Đặt 2 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn cách những chiếc chai từ 100 đến 150 cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách).
Luật chơi:
- 2 đội chơi sẽ bắt đầu sau khi người quản trò hỏi hiệu lệnh “bắt đầu”.
- Đội nào ném được nhiều vòng vào cổ chai nhất và không phạm luật, đôi đó sẽ giành chiến thắng.
Cách chơi:
- Sau khi trò chơi bắt đầu, mỗi một thành viên trong các đội sẽ ném chiếc vòng về phía trước sao cho thật khéo léo để chiếc vòng rơi vào cổ chai.
- Lần lượt các thành viên trong đội sẽ thực hiện cho đến khi hết thời gian quy định.
3. Trò chơi bịt mắt bắt đập niêu
Trò này hay và có thể cho cả bố mẹ và con chơi cùng được.
- Thể lệ trò chơi là mỗi đội gồm 02 người, bố hoặc mẹ cõng con, người con bị bịt mắt và đập bình thường là niêu nhưng có lẽ mình thay bằng thú nhồi bông làm phần thưởng cho bé nào chiến thắng luôn ạ. Người cõng không được hỗ trợ bằng tay cho người bị bịt mắt thú bông nào bị đập trúng thì đội đó thắng cuộc em nghĩ nếu chơi trò chơi thì trò chơi này sẽ rất hợp đấy ạ.
4. Trò chơi đêm hội hoá trang
- Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
5. Trò chơi ghép hình
- Vào tết trung thu, ghép hình cũng là một trò chơi khá thú vị đối với các bạn nhỏ. Nếu ở khu vực bạn sinh sống có nhiều em nhỏ nhưng diện tích chơi lại hạn chế thì mẹ có thể tổ chức chương trình tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi là các trò chơi ghép hình.
- Các mẹ có thể chia các bé thành những nhóm nhỏ, phân chia không gian cho các nhóm, sử dụng đạo cụ là các tấm bảng và các mảnh ghép để các bé dán lại tạo thành một hình có ý nghĩa liên quan đến trung thu.
- Vì đây là trò chơi mang tính tập thể nên mẹ cần chọn những mảnh ghép có kích thước lớn một chút, có thể bằng cuốn vở là hợp lý. Kích thước tổng thể của bức tranh cần ghép là khoảng 3x1 mét, mỗi nhóm khoảng 5 - 10 em. Chất liệu mảnh ghép mẹ nên dùng là format, vừa rẻ tiền, vừa nhẹ lại không dễ hỏng, rất thích hợp với trẻ nhỏ.
- Mỗi bức ghép nên có một hình mẫu nhỏ để các bé biết được nội dung bức tranh cần ghép là gì. Đội nào ghép đúng hình và nhanh hơn sẽ là đội giành chiến thắng và được tặng quà là gấu bông, búp bê hay ô tô... Sau cuộc thi ghép hình sẽ là màn phá cỗ và màn rước đèn tưng bừng, đảm bảo các bé sẽ rất thích.
6. Thi múa hát
Cuộc thi múa hát những bài về Trung Thu sẽ giúp các bé thể hiện được năng khiếu văn nghệ của mình.
- Các bài hát về trung thu như: Chiếc đèn ông sao, vầng trăng cổ tích, rước đèn tháng…
- Màn múa về Trung Thu như: Múa Lân, ơi ánh trăng vàng…
- Kịch, kể truyện: Chị Hằng Chú Cuội,…
III. Những điều lưu ý khi tổ chức sự kiện trung thu
- Đối tượng chơi: Để tổ chức trò chơi cho phù hợp, trước tiên phải xác định đối tượng chơi là ai, tuổi như thế nào? ba mẹ có cùng chơi không?
- Không gian tổ chức sự kiện trung thu: Trong nhà hay ngoài trời, diện tích rộng hay hẹp để đưa ra các trò chơi phù hợp với không gian và diện tích. Trường hợp làm ngoài trời cần phải có sự chuẩn bị trong trường hợp trời mưa.
- Ngân sách tổ chức sự kiện trung thu: việc xác định ngân sách ảnh hưởng đến chuẩn bị các trò chơi, quà tặng cho các bé, cùng với đó là xác định thuê các thiết bị sự kiện phù hợp tổ chức
- Đơn vị tổ chức, và cho thuê thiết bị phù hợp: Hiện nay rất nhiều đơn vị tổ chức sự kiện trung thu cũng như cho thuê thiết bị.
Nguồn: Chuyên Cho Thuê