Báo cáo Mastercard: Chuỗi nhà hàng vượt qua khủng hoảng như thế nào?

Rất khó để có thể lường trước chiều gió, hay nói một các khác là dự đoán trước được diễn biến trong những thời điểm khó khăn. Chính vì vậy mà các nhà kinh doanh thường thấy mình đi ngược lại với chiều gió. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động kinh doanh ở thời điểm hiện tại dường như là không thể khi “gió” ở đây chính là cơn bão mang tên Covid-19. Báo cáo Sailing Against the Wind (tạm dịch “Vượt sóng lớn”) mới phát hành của Mastercard nghiên cứu các tình huống điển hình ở 6 lĩnh vực tại châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm kinh doanh nhà hàng, tài chính, bán lẻ, làm đẹp & chăm sóc sức khỏe, du lịch và hoạt động của chính phủ.

Tất cả các doanh nghiệp đều phải đương đầu với “cơn gió” Covid-19. Và, bất kể sức gió như thế nào, khó khăn ra sao, tất cả đều cần phải đối phó với nó một các chiến lược” - Matthew Driver, Phó Chủ tịch, Phụ trách Bộ phận Dịch vụ, Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mastercard.

Giảm ăn uống ở ngoài do Covid-19

Dịch vụ nhà hàng trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19. Châu Á cũng không là ngoại lệ. Mặc dù việc giao đồ ăn ngày càng phổ biến trên toàn cầu, những món ăn thiết yếu như bánh mì, bơ,.… vẫn được phục vụ tại nhà hàng và cho khách mang về trong đại dịch.

Chuỗi nhà hàng ăn nhanh R bị thua lỗ. Chỉ trong hai tuần, doanh số bán hàng giảm 40% tại các cửa hàng trên toàn quốc do tác động của Covid-19. Để tăng doanh số, phản ứng đầu tiên của chuỗi nhà hàng R là dồn nguồn lực vào các nhà hàng ở những khu vực có tỷ lệ lây nhiễm cao. Đây chính là sai lầm.

Báo cáo Mastercard: Chuỗi nhà hàng vượt qua khủng hoảng như thế nào?

Dịch vụ ăn uống là một trong những ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19

Số liệu đã chỉ ra rằng việc ăn tối ở bên ngoài là hoạt động bị giảm thiểu nhiều nhất. Gần 9 trong số 10 người cho rằng họ đã ít ra ngoài ăn tối hơn kể từ tháng 3 năm 2020, mức giảm cao nhất ở châu Á. Vào tháng 4 năm 2020, chỉ có khoảng 1/4 người tiêu dùng tin rằng họ sẽ quay trở lại những với thói quen ăn tối bên ngoài nhiều như trước khi Covid-19 bùng phát.

Chuỗi nhà hàng R cần một cách nhìn thấu đáo hơn về các cửa hàng trong hệ thống. Xem xét kỹ lưỡng dữ liệu cho thấy 2 điểm:

  • Covid-19 có ảnh hưởng không đáng kể đến hiệu suất của nhà hàng
  • một số cửa hàng báo cáo doanh số cao hơn so với trước đại dịch

Báo cáo Mastercard: Chuỗi nhà hàng vượt qua khủng hoảng như thế nào?Các nhà hàng, cơ sở ăn uống triển khải các giải pháp thích ứng với thói quen tiêu dùng mới

Dữ liệu thúc đẩy chiến lược phục hồi

Xem xét dữ liệu giao dịch cho thấy người tiêu dùng đã mua hàng hộ nhau để giảm thiểu việc đi lại và chi phí giao dịch theo tỷ lệ mỗi lần mua.

Những thông tin chuyên sâu này cho phép chuỗi nhà hàng R thay đổi chiến lược theo một số cách gồm:

  • Tập trung nguồn lực vào các cửa hàng được dự kiến là sẽ phục hồi tốt hơn dựa trên tình trạng hiện có
  • Điều chỉnh các lựa chọn món ăn và thời gian phục vụ để phù hợp với thói quen làm việc tại nhà mới của khách hàng
  • Điều chỉnh các chương trình khuyến mại để có nhiều giao dịch hơn

Giải pháp tiêu chuẩn cho các nhà hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là cho phép nhận hàng ở lề đường và cải thiện các tùy chọn giao hàng. Cách tiếp cận đó đã cho phép nhà hàng R tồn tại so với các đối thủ. Phân tích dữ liệu đã giúp nhà hàng tìm ra cách vượt qua khủng hoảng.

Câu chuyện từ chuỗi nhà hàng ăn nhanh R cho thấy bài học quan trọng ở đây chính là chèo thuyền ngược gió hiệu quả đòi hỏi phải có dữ liệu tốt. Và kết quả tốt nhất sẽ đến từ các nhóm, những người có thể áp dụng dữ liệu đó vào thử thách trước mắt bằng cách khai thác sức mạnh của phân tích theo những cách thực tế và sâu sắc.

Kỳ tới: Tài chính — điểm chuẩn theo từng giai đoạn