CPR là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR để chạy App Marketing?

Khi mà “nhà nhà làm APP, người người phát triển APP”, thì nhu cầu về một kênh marketing giúp tăng trưởng người dùng trên APP trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bài toán được đặt ra ở đây là làm sao để có người dùng thật, khi mà một cái brief “cần tìm đơn vị chạy app” tung lên là hàng trăm hàng ngàn inbox đổ về nhận chạy. Có khi 1 install giá chỉ bằng ổ bánh mì nhưng… toàn accounts ảo?

CPR là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR để chạy App Marketing?

Tiềm năng và sự phát triển thị trường Mobile APP Việt Nam & Thế giới

Ngày nay, chiếc điện thoại di động đã trở thành vật bất li thân của mọi người. Từ số lượng người dùng đông đảo kèm theo xu hướng mọi thứ cần “nhanh gọn - tiện lợi”, việc phát triển mobile app của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới vô cùng sôi nổi để chạy đua với nhu cầu của người tiêu dùng. Mua mớ rau, con cá: dùng app; đặt xe: dùng app; giao nhận: dùng app; thậm chí mua xe máy, oto, thuê nhà bán nhà: cũng app.

Là một trong những thị trường có số lượng người dùng điện thoại thông minh cao nhất trên thế giới, lí do Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng tải app hàng đầu ở thời điểm hiện tại cũng là điều dễ hiểu. Theo bảng xếp hạng trên hai kho tải Apple Store và Google Play, tính đến hết quý 2 năm 2019 của báo cáo, Việt Nam là quốc gia xếp vị trí thứ 7 trên tổng cộng 750 triệu lượt tải app. Ba quốc gia khác là Trung Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ, vốn là những thị trường lớn, đông dân trên thế giới cũng tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu của mình.

CPR là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR để chạy App Marketing?

So với các nước cùng khu vực châu Á, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ chênh lệch tương đối thấp với 57% thuộc về mobile app và 43% thuộc về mobile web (so với 66% và 34% là tỷ lệ trung bình của toàn khu vực APAC). Đây chính là cơ hội cho các nhà phát triển và doanh nghiệp có thể khai thác được tiềm năng khách hàng trong chính những ứng dụng mà mình sở hữu.

CPR là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR để chạy App Marketing?

CPR là gì?

Từ nhu cầu vô cùng to lớn trên, các giải pháp App Marketing cũng ngày càng phát triển. Nhưng cho dù nó là giải pháp thần thánh hay hiểm hóc cỡ nào, thì cũng phải quy về một mục tiêu duy nhất đó là gia tăng số lượng người dùng. Và người dùng này phải là thật, có hoạt động và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Nếu là một người có kinh nghiệm về Marketing, chắc chắn không ai lạ gì khái niệm CPI - Cost per Install. Nói nôm na là cứ “cân install tính tiền”, bao nhiêu install tính bấy nhiêu tiền. Giá thì muôn hình vạn trạng, nhưng cơ bản là từ rẻ đến rất rẻ và chất lượng người dùng thì cũng rất... ba chấm. Vì vậy, với xu hướng hiện tại, CPI không còn phù hợp. Rất nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển sang 1 khái niệm mới trong App Marketing, đó là CPR - Cost Per Register.

CPR là gì? Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR để chạy App Marketing?

Cost per Register (viết tắt: CPR) là một mô hình marketing mới, doanh nghiệp chỉ cần trả phí trên mỗi khách hàng thật và có nhu cầu sử dụng dịch vụ từ Mobile App. Đây là mô hình giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu và tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng sử dụng app. CPR cũng giúp cho các nhà quảng cáo đo lường, đánh giá chính xác được liệu ứng dụng đã tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và tối ưu số lượt tải và dùng ứng dụng.

Và ACCESSTRADE hiện nay là đơn vị duy nhất cung cấp gói Marketing theo hình thức này.

Vì sao doanh nghiệp nên dùng CPR?

Khác với các hình thức Marketing truyền thống, CPR có nhiều ưu điểm nổi bật và khác biệt:

  • - CPR giúp thu hút người dùng thật. Các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền trên mỗi lượt tải app và đăng ký sử dụng thành công mà không phải mất thêm chi phí nào khác.
  • - CPR giúp tối đa hóa phạm vi tiếp cận người dùng ứng dụng. Với hệ thống đối tác hơn 550.000 Publisher của ACCESSTRADE, dựa trên sự hài lòng mà khách hàng cũ có được khi sử dụng ứng dụng của bạn, họ sẽ giới thiệu đến bạn bè, người thân tiếp tục tải và dùng app của các doanh nghiệp.
  • - CPR giúp giữ chân người dùng với một hệ sinh thái khổng lồ hơn 600 thương hiệu lớn. Tại đây, các nhà ứng dụng có thể kết nối với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khác như mua vé xem phim, nạp tiền điện thoại, mua sắm trên kênh thương mại điện tử,.. giúp app của bạn có thể phát triển đa nền tảng, đa tính năng, giúp cải thiện trải nghiệm một cách tốt hơn và giữ chân người dùng ở lại với ứng dụng của bạn lâu hơn.

CPR có gì nổi bật hơn các hình thức khác?

Hiện có rất nhiều hình thức Ad Network trên Mobile được áp dụng cho chiến lược quảng bá ứng dụng. Ngược lại với những lĩnh vực khác, đối với việc quảng bá ứng dụng, CPC (Cost per Click) và CPM (Cost per Mile) không mấy được ưa chuộng bởi kết quả của 2 hình thức này chủ yếu phục vụ cho mục đích nhận diện thương hiệu và tăng độ tương tác. Nó không giúp cho các nhà quảng cáo đo lường, đánh giá chính xác được liệu ứng dụng đã tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu mong muốn.

Về CPI (Cost per Install), tuy hình thức này giải quyết được vấn đề tối ưu số lượt tải nhưng không đảm bảo được chất lượng người dùng thật hay không dẫn đến tình trạng khách hàng rời bỏ app cao và tốn kém chi phí doanh nghiệp. Với những nhận định từ ưu điểm và nhược điểm của các hình thức trên, CPR đã ra đời để giúp xử lý triệt để những vấn đề còn dang dở; điển hình là tiếp cận đúng người dùng ứng dụng có nhu cầu thật.

Doanh nghiệp nào phù hợp với CPR?

Hiện hình thức CPR phù hợp với tất cả doanh nghiệp đã và đang triển khai app trên di động trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. CPR sở hữu 3 lợi ích, giúp các doanh nghiệp giải quyết triệt để vấn đề: Thu hút người dùng thật – Giữ chân khách hàng – Thúc đẩy lan truyền.

Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về giải pháp App Marketing CPR có thể liên hệ bằng cách điền thông tin tại đây: https://bit.ly/2RaSNyi