Enterprise là gì? Phân loại các loại hình doanh nghiệp
1. Enterprise là gì?
Doanh nghiệp (enterprise) là thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu và trở nên vô cùng quen thuộc trong đời sống. Vậy Enterprise là gì?
Khái niệm doanh nghiệp đã được đưa ra trong rất nhiều văn bản pháp luật. Theo luật Doanh nghiệp 2020:
-
Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhà nước nhằm mục đích kinh doanh.
-
Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
-
Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.
2. Các loại hình doanh nghiệp
Enterprise là gì? Loại hình doanh nghiệp là gì? Dưới đây là một số cách phân loại doanh nghiệp bạn nên biết.
2.1 Phân loại theo trách nhiệm pháp lý
Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp. Theo Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp được chỉ rõ dựa trên trách nhiệm pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân.
2.1.1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020 đưa ra khái niệm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
“Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.”
Loại hình doanh nghiệp này có nhiều ưu điểm:
-
Ít rủi ro: Loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, theo quy định của pháp luật, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm về các hoạt động công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
-
Thuận lợi trong điều hành hoạt động: Do số lượng người tham gia trở thành thành viên không nhiều, chủ yếu là những người tin cậy, có quen biết, việc quản lý và điều hành công ty dễ dàng.
-
Dễ kiểm soát: Việc chuyển nhượng vốn được theo sát, điều chỉnh chặt chẽ, các nhà đầu tư có thể dễ dàng kiểm soát, nắm được nhân sự, các sự thay thế điều chỉnh trong công ty, hạn chế rủi ro có người ngoài gia nhập công ty.
Tuy nhiên, dưới đây cũng là những nhược điểm bạn cần lưu ý trước khi cân nhắc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
-
Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ từ pháp luật hơn là công ty hợp danh hay các doanh nghiệp tư nhân
-
Không có quyền phát hành cổ phiếu, dẫn đến việc huy động vốn khó khăn, bị hạn chế nhiều hơn so với nhiều loại hình công ty khác
2.1.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Một số ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể kể đến như:
-
Tương tự như loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên, loại hình doanh nghiệp này do có tư cách pháp nhân nên sẽ hạn chế rủi ro cho người góp vốn do các thành viên chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp.
-
Do chỉ có một cá nhân làm chủ sở hữu, cơ cấu tổ chức sẽ gọn nhẹ, các vấn đề được giải quyết, quyết định dễ dàng hơn bởi một người đứng đầu.
Nhược điểm:
- Không được giảm vốn điều lệ
2.1.3 Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:
-
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
-
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
-
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khách của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
-
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác.
Loại hình công ty cổ phần có rất nhiều ưu điểm:
-
Ít rủi ro cho các cổ đông do chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm của các cổ đông về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chỉ nằm trong phạm vi số vốn góp.
-
Đa dạng lĩnh vực hoạt động, công ty cổ đông có thể phù hợp hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
-
Cơ cấu linh hoạt, không giới hạn lượng người góp vốn vào công ty, mở ra nhiều cơ hội đầu tư hơn.
-
Khả năng huy động vốn cao, được phép phát hành cổ phiếu ra công chúng. Việc thu hút được nhiều tiền đầu tư từ bên ngoài có thể giúp doanh nghiệp mở rộng cơ hội phát triển.
-
Việc chuyển nhượng, trao đổi buôn bán cổ phần diễn ra tương đối dễ dàng, tạo điều kiện cho nhiều đối tượng mua cổ phiếu công ty, ngay cả cán bộ nhân viên, công chức cũng có thể có cổ phần.
Tuy nhiên cũng có một số nhược điểm bạn cần lưu ý:
-
Số lượng cổ đông lớn do vậy việc điều hành công ty phức tạp, mất nhiều thời gian đưa ra quyết định, tình trạng phân hóa cổ đông,...
-
Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, việc thành lập, quản lý, chế độ tài chính, kế toán bị kiểm soát chặt.
2.1.4 Công ty hợp danh
Công ty hợp danh là gì? Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020 chỉ rõ công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
-
Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
-
Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
-
Thành góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty và trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty
Một số ưu điểm của công ty hợp danh:
-
Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, dễ dàng tạo được sự tin cậy từ các đối tác, uy tín trong công ty.
-
Số lượng thành viên ít, việc điều hành, quản lý công ty không quá phức tạp.
Nhược điểm:
-
Chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, do vậy rủi ro cho thành viên góp vốn lớn là rất cao.
-
Loại hình doanh nghiệp chưa thực sự phổ biến.
2.1.5 Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Các ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân có thể kể đến như:
-
Chủ động, nhanh chóng hơn trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến việc kinh doanh.
-
Ít chịu sự ràng buộc của pháp luật, chế độ trách nhiệm vô hạn nên tạo được sự tin tưởng cho các đơn vị đối tác, khách hàng.
Nhược điểm:
-
Rủi ro của các thành viên, các nhà đầu tư cao do không có tư cách pháp nhân.
-
Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chính họ.
2.2 Phân loại theo quy mô hoạt động
Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP, doanh nghiệp được phân loại thành
-
Doanh nghiệp siêu nhỏ
-
Doanh nghiệp nhỏ
-
Doanh nghiệp vừa
-
Doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được phân chia dựa theo nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.
2.3 Các loại hình doanh nghiệp khác
2.3.1 Doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI được định nghĩa khái quát trong Luật Đầu tư 2014:
‘Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Như vậy, doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vốn không bị giới hạn tỷ lệ vốn đóng góp là bao nhiêu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
-
Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài
-
Doanh nghiệp có các cá nhân có quốc tịch nước ngoài hay các tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài
2.3.2 Doanh nghiệp ma
Doanh nghiệp mà là một thuật ngữ không mới, ám chỉ những doanh nghiệp, công ty đã hoàn thành thủ tục thành lập, nhưng thực tế không tổ chức sản xuất hay kinh doanh. Các công ty, doanh nghiệp này chỉ là vỏ bọc bên ngoài, tồn tại đơn thuần trên giấy tờ. Mua bán hóa đơn bất hợp pháp, thu lợi bất chính và bỏ trốn.
Các doanh nghiệp ma ngày càng hoạt động tinh vi. Gây thất thu ngân sách khổng lồ từ nhà nước, đến môi trường kinh doanh, doanh nghiệp ma gây nên những hậu quả vô cùng xấu. Một số dấu hiệu dưới đây có thể giúp bạn nhận diện được một doanh nghiệp ma:
-
Các doanh nghiệp này thường thành lập dưới dạng công ty TNHH hoặc tư nhân.
-
Các chủ doanh nghiệp đến từ các địa phương khác, thường xuyên di chuyển địa điểm nhằm tránh bị kiểm tra, theo dõi.
-
Trụ sở giao dịch và làm việc thường là đi thuê với thời gian ngắn, vật chất đơn sơ, trong ngõ ngách hẻm sâu,...
-
Tần suất hóa đơn nhiều và các giao dịch diễn ra trong thời gian ngắn.
-
Ủy quyền cho người ngoài mua hóa đơn.
Bạn cần vô cùng cẩn trọng trong giao dịch và làm việc với các doanh nghiệp có những biểu hiện như trên. Các đối tượng này ngày càng có những thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tài sản từ các cá nhân, tổ chức khác. Hãy cẩn trọng, nghiên cứu kỹ các đối tác trước khi ký kết hợp đồng để tránh rủi ro.
KẾT
Trên đây là khái niệm cơ bản cũng như một số cách phân loại loại hình doanh nghiệp theo luật nhà nước. Enterprise là gì? Chắc chắn bạn đã có câu trả lời của riêng mình. Đây là những kiến thức cơ bản mà đặc biệt các nhà đầu tư, các cá nhân tổ chức kinh doanh cần phải nắm được.
Nguồn: AutoAds