Khách hàng tin tưởng nguồn thông tin nào khi lựa chọn sản phẩm?
Theo báo cáo gần đây của Kantar Media, chỉ một phần ba (33%) người tiêu dùng xem quảng cáo từ các thương hiệu và nói rằng họ tin tưởng vào thông điệp đó.
Điều này khiến quảng cáo trả phí trở thành nguồn thông tin kém đáng tin cậy nhất trong số các lựa chọn được đưa ra.
Trong tất cả những điểm chạm mà thương hiệu có thể sử dụng để tiếp cận với khách hàng, thì quảng cáo (Advertising) có lẽ là kênh đem lại hiệu quả thấp nhất.
Ít nhất là ở Mỹ, quảng cáo thường không được khách hàng đón nhận bởi yếu tố hấp dẫn và độ tin tưởng . Do đó, các nhà tiếp thị, bộ phận marketing của các nhãn hàng cần xem xét các phương pháp khác để giải quyết vấn đề về niềm tin thương hiệu.
Niềm tin, vốn đã là một chủ đề được chú ý trong nhiều nghiên cứu từ trước đến nay.
“Nếu như mọi người thích bạn, họ sẽ nghe lời bạn. Và nếu họ tin tưởng bạn, họ sẽ mua hàng” – Zig Ziglar
Một cuộc khảo sát với các CMO và giám đốc thương hiệu cho thấy nhu cầu thiết lập niềm tin là mối quan tâm của đại đa số người đứng đầu các doanh nghiệp.
Lý do cho điều này là sự tin tưởng có tác động đáng kể đến các quyết định mua hàng của người dùng, khi 2/3 người tiêu dùng nói rằng họ bị thu hút bởi các thương hiệu minh bạch và đáng tin.
Đứng đầu danh sách các nguồn thông tin tác động đến khách hàng là bạn bè và gia đình, với gần 8/10 (78%) người sử dụng những người thân thiết với họ để biết thông tin thương hiệu, nói rằng họ tin tưởng lời khuyên đó. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu từ SurveyMonkey, "Các đề xuất, gợi ý từ bạn bè và gia đình ảnh hưởng số 1 đến quyết định mua hàng" .
Tiếp theo là các trang web so sánh, đánh giá. Với khoảng 44% số người được hỏi tìm kiếm các bài đánh giá về thông tin sản phẩm, doanh nghiệp trước khi mua hàng, và 7 trong số 10 người tin tưởng vào thông tin họ tìm thấy.
Đánh giá (review) đặc biệt mạnh mẽ đối với mua sắm trực tuyến và người tiêu dùng cũng mong đợi sản phẩm có 1 số lượng lớn người đánh giá trước đó để quyết định mua hàng. Nghiên cứu riêng biệt còn chỉ ra rằng, các đánh giá của người có ảnh hưởng hoặc người nổi tiếng cũng đem lại sự tin tưởng nhiều hơn đáng kể.
Xếp thứ ba là internet và các website (63%). Đây là nguồn duy nhất khách hàng thường sử dụng (trong trường hợp này là 72%) cao hơn phần trăm số người tin tưởng nguồn thông tin đó.
Tiếp theo trong danh sách là các trang website doanh nghiệp, với hơn một nửa (54%) những người truy cập website công ty cho biết họ tin tưởng chúng. Tuy nhiên, chỉ khoảng một phần tư (27%) trong số những người được khảo sát cho biết họ sử dụng trang web của công ty làm nguồn thông tin khi muốn sử dụng 1 sản phẩm mới. Điều này cũng phù hợp với số liệu từ Episerver cho thấy chỉ 23% người mua sắm trực tuyến coi trang web của thương hiệu là điểm đến đầu tiên khi có ý định mua hàng.
Báo chí cũng có hơn một nửa (53%) những người sử dụng tin tưởng vào kênh này như một nguồn thông tin đáng tin cậy, cao hơn một chút so với những blog / vlog (49%).
Tiếp theo là mạng xã hội - mặc dù chưa chỉ đến một nửa (46%) những người dựa vào mạng xã hội để biết thông tin thương hiệu tin tưởng nó như một nguồn. Đối với các thương hiệu muốn phát triển lòng tin đối với đối với thế hệ Z, thời gian phản hồi nhanh là điểm mạnh của kênh social.
Xem thêm: Referral Marketing: 4 bước để xây dựng Chương trình Giới thiệu thành công
*Nguồn: ACCESSTRADE Việt Nam