Chiến lược thương hiệu là gì? Làm sao để xây dựng chiến lược thương hiệu?
Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy) là một tập hợp các hướng dẫn, giải pháp, kế hoạch dài hạn để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách thành công nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể.
Vậy mục tiêu là gì, định nghĩa mục tiêu của chiến lược thương hiệu?
Trước khi bắn cung tên bạn phải xác định được hồng tâm, ở đây, mục tiêu chính là hồng tâm.
Trong chiến lược thương hiệu, để xác định được mục tiêu của mình bạn cần trả lời được cho các câu hỏi: “Mình là ai”, “Vì sao mình xuất hiện trong thị trường”, “Giá trị mình muốn đưa đến cho khách hàng là gì”…, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp và dài hạn để đạt mục tiêu ban đầu.
Hãy tránh những “hố đen” chiến thuật kinh doanh, lợi nhuận ngắn hạn.
Hố đen là thực thể trong vũ trụ khiến tất cả các vật thể đi qua nó đều bị hút vào trong, không thể thoát ra. Và việc kinh doanh ngắn hạn cũng tương tự. 95% thương hiệu có nguy cơ biến mất sau từ 3 – 5 năm hoạt động vì lọt vào sức hút của hố đen ngắn hạn này.
Tại sao các chiến thuật ngắn hạn lại mau chóng bị khai trừ? Khi tốc độ doanh nghiệp trên thị trường đang số hóa một cách chóng mặt, trung bình mỗi ngày bản đồ thị trường tiếp nhận 360 doanh nghiệp trẻ thì muốn không bị thay thế nhanh chóng buộc doanh nghiệp của bạn phải có chỗ đứng thật chắc chắn trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Để làm được điều này, cần chiến lược thương hiệu dài hạn.
Bạn không thể biến hạt mầm thành cây ra trái trong vòng một ngày mà buộc phải kiên nhẫn chăm sóc trong khoảng thời gian dài tính bằng năm. Nên hãy tập trung vào các mục tiêu dài hạn và tăng trưởng bền vững thay vì lợi nhuận ngắn hạn.
Thương hiệu ngắn hạn là gì?
Thương hiệu ngắn hạn áp dụng chương trình kích cầu, chương trình bán hàng giảm giá liên tục, điều này rất nguy hiểm vì nó tạo dựng nhận thức cho mọi khách hàng rằng thương hiệu này là đơn vị bán lẻ, kênh phân phối chứ không phải là một thương hiệu tạo ra nhận thức chứa những thuộc tính khác biệt.
Với những chiến thuật ngắn hạn, thu hồi vốn và lợi nhuận sẽ có tác dụng tức thời, nhưng nó chính là một cái bẫy trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Vì lợi nhuận trước mắt, thương hiệu dễ dàng bỏ qua việc xây dựng chiến lược và dần lệ thuộc vào mục tiêu doanh số. Thương hiệu nạp vào nhận thức, cưng chiều cảm xúc khách hàng thì quá ít, nhưng rút ra lại quá nhiều, tới một thời điểm hữu hạn, thương hiệu không thể rút tiếp được nữa, đó là thời điểm thương hiệu đã rơi vào “hố đen”.
Tại Vũ chúng tôi sở hữu cách thức xây dựng chiến lược thương hiệu cân bằng giữa gia tăng doanh số, thiết lập kênh phân phối của chính thương hiệu, kênh phân phối của sàn thương mại điện tử, của các nền tảng trực tuyến, trực tiếp khác nhau một cách hài hoà nhằm tránh những xung đột về quyền lợi, giá bán giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kép về gia tăng nhận thức thương hiệu cùng doanh số.
Làm thế nào để thực hiện một chiến lược thương hiệu phù hợp?
Việc quan trọng và đầu tiên bạn cần nắm đó là phân biệt giữa chiến lược và chiến thuật.
- Chiến lược: là kế hoạch, giải pháp đặt ra để thành công hơn với các đối thủ cạnh tranh, bao gồm nhiều chiến thuật.
- Chiến thuật: là bước tiếp theo sau khi đã xác định chiến lược, bao gồm các hoạt động, chương trình cụ thể để triển khai chiến lược
Ví dụ như Nike – một nhãn hiệu thời trang thể thao hàng đầu thế giới, đã sử dụng chiến lược “Emotional Branding (chiến lược thương hiệu cảm xúc) bao gồm các chiến thuật: xây dựng chiến dịch truyền thông “Find Your Greatness” để tạo sợi dây liên kết về mặt cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng , sử dụng câu chuyện truyền cảm hứng từ người nổi tiếng để thu hút sự chú ý cũng như kích thích nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng khi thấy hình ảnh nhân vật mình yêu thích…
Bạn sẽ có nhiều chiến thuật khác nhau để đạt được một chiến lược thương hiệu, sẽ có những chiến thuật không hoàn thành, đáp ứng được như kỳ vọng, nhưng xét về tổng thể nếu các chiến thuật thành công 60% bạn vẫn đang làm tốt chiến lược của mình.
Vậy làm thế nào để tạo dựng chiến lược và chiến thuật?
Để tạo dựng một chiến lược thương hiệu, chắc chắn bạn sẽ có nhiều hơn một mục tiêu. Nhưng hãy chọn một mục tiêu tối thượng để vận hành thương hiệu của bạn đúng hướng.
Vậy mục tiêu tối thượng là gì? Đó là “Định vị thương hiệu”, là điều bạn muốn khách hàng nghĩ tới đầu tiên khi nhắc đến thương hiệu của mình.
Ví dụ:
- Nhắc đến điện thoại với mẫu mã, ứng dụng khác biệt và độ bảo mật tuyệt đối, bạn sẽ nghĩ ngay đến Apple.
- Nhắc đến nước giải khát với hai màu chủ đạo trắng đỏ, bạn sẽ nhớ Coca Cola.
- Nhắc đến ứng dụng booking trực tuyến giá rẻ, đặc biệt là vé máy bay, bạn sẽ gọi tên Traveloka
Những thành phần cần có của một chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu bao gồm vô số yếu tố khác nhau. Trong bài viết này, Vũ sẽ cố gắng chia sẻ tới các bạn những yếu tố cơ bản nhưng quan trọng nhất. Chúng ta sẽ khám phá và cùng nhau tìm hiểu về chiến lược thương hiệu gồm những yếu tố nào?
9 yếu tố cơ bản của một chiến lược thương hiệu bao gồm:
- La bàn thương hiệu (Brand Compass)
- Văn hoá công ty (Company culture)
- Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)
- Kiến trúc thương hiệu (Brand architecture)
- Tên thương hiệu và slogan (Name & tagline)
- Hệ thống nhận diện thương hiệu (Corporation Identify)
- Giọng nói và thông điệp (Brand Voice & Messaging)
- Website
- Mạng xã hội (Social media)
1. La bàn thương hiệu (Brand Compass)La bàn thương hiệu là một bản định hướng, tạo cảm hứng, xác lập mục tiêu và giới thiệu ban đầu về thương hiệu mà bạn sở hữu. Nó là thành phẩm của công việc được thực hiện trong giai đoạn Chiến lược thương hiệu. La bàn là công cụ soi sáng và dẫn lối, điều hướng cho mọi hoạt động mà thương hiệu hoạt động trong tương lai, nó bao gồm:
- Mục đích thương hiệu được tạo ra
- Tầm nhìn
- Sứ mệnh
- Giá trị cốt lõi
- Mục tiêu chiến lược
- Giải pháp, kế hoạch đạt được mục tiêu chiến lược.
- Những kết quả then chốt cần đạt được.
2. Văn hoá Công ty (Company Culture)
Đây là điều quan trọng, Vũ xin nhắc lại nó rất quan trọng nếu các bạn muốn sở hữu một thương hiệu bền vững. Xây dựng và ban hành quy chuẩn văn hóa doanh nghiệp là xây dựng và truyền cảm hứng, truyền tin thần vì mục tiêu của toàn bộ tập thể và là nguồn cảm hứng thúc đẩy, duy trì việc phát triển thương hiệu của bạn.
Văn hoá doanh nghiệp không chỉ đơn thuần, sáo rỗng như một bài phát biểu vu vơ, hay là những câu từ viết để lấp đầy cuốn hồ sơ năng lực. Một văn hoá công ty hiệu quả đều được xây dựng trên các giá trị cốt lõi mà người sở hữu thương hiệu và những nhân viên trong đó tin tưởng và cùng theo đuổi, những nguyên tắc đó quyết định cách thức ứng xử, tương tác trong nội bộ và thế giới bên ngoài.
Một văn hoá thương hiệu vững chắc sẽ dẫn đến kết quả là một nội bộ đồng điệu cảm xúc và liên kết bền vững, nó tạo động lực cho mỗi cán bộ nhân viên làm việc cống hiến và biến họ thành những đại sứ thương hiệu mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trả thêm bất kỳ chi phí nào.
3. Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)
Hãy xem thương hiệu là một con người, vậy con người này chứa đựng những tính cách, suy nghĩ và cảm xúc như thế nào? Nhân cách đó bao gồm những đặc điểm mang tính cá nhân, nổi trội, đặc biệt mà “anh ấy” sở hữu? Nhân cách thương hiệu được nhận dạng và duy trì bởi những khách hàng trung thành, là cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ mà họ hình thành sau quá trình trải nghiệm với thương hiệu.
4. Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)
Kiến trúc thương hiệu, là một bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của Tập đoàn hoặc Công ty sở hữu nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn.
Hiểu đơn giản, Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch tổng thể Thành phố mà mỗi thương hiệu bạn sở hữu sẽ là những căn nhà trong đó.
5. Tên thương hiệu và slogan
Tên thương hiệu và slogan là người đại diện trực tiếp và hiện diện nhiều nhất. Chúng phải chứa đầy đủ ý nghĩa.
Để tạo ra được tên thương hiệu và slogan, nó có thể được tạo ra trong khi bạn đang suy nghĩ về việc sẽ khởi đầu việc kinh doanh mới, nó cũng có thể được tạo ra trong quá trình nghiên cứu thị trường chuyên sâu, kết quả của việc ngày đêm thức trắng suy nghĩ, sàng lọc, đôi khi nó đến tự nhiên như một sự tình cờ.
Tuy nhiên vì bản chất của nó là được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất nên bạn cần phải thực sự nghiêm túc và nên cần tới một đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện giai đoạn này, vì nếu bạn muốn sở hữu một thương hiệu chuyên nghiệp, hãy làm chuyên nghiệp ngay từ đầu.
Một cái tên và slogan ngắn gọn, ấn tượng và khác biệt với đối thủ cạnh tranh, dễ dàng sử dụng, bảo hộ và đăng ký tên miền, sẽ lưu lại ấn tượng mạnh mẽ với những người được trải nghiệm nó, giúp thương hiệu đó bền vững.
6. Nhận diện thương hiệu:
Hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là logo, slogan. Hệ thống nhận diện thương hiệu là những hình ảnh trực quan, sống động và đầy thu hút, nó thể hiện và truyền tải những thông điệp trong chiến lược, định vị thương hiệu của bạn mọi lúc mọi nơi mà người khác trải nghiệm.
Một hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả phải thể hiện được tính cách thương hiệu, tầm nhìn, sứ mệnh và định vị của nó. Một logo được thiết kế kỹ lưỡng có sức mạnh không giới hạn về truyền đạt bản chất thương hiệu của bạn ngay lập tức tới tất cả những ai trải nghiệm cùng nó.
Một hệ thống nhận diện tối thiểu sẽ bao gồm:
- Thiết kế Logo
- Màu sắc của thương hiệu
- Hệ thống phông chữ sử dụng
- Hệ thống lưới và tín hiệu nhận diện.
- Danh thiếp (card visit)
- Giấy viết thư
- Tiêu đề thư
- Phong bì thư
- Hóa đơn
- Thẻ nhân viên
- Đồng phục nhân viên
- Chữ ký email
- Hình ảnh nhận diện trên mạng xã hội (avatar – cover)
- Poster truyền thông về dịch vụ, sản phẩm…
* Và còn tùy vào mỗi mô hình kinh doanh, sẽ có những hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp và chuyên nghiệp riêng.
7. Giọng nói và thông điệp (Brand Voice and Messaging)
Giọng nói và thông điệp của thương hiệu đóng vai trò quan trọng sự tương tác của thương hiệu với thế giới ngoài kia.
Khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn với những đối thủ cạnh tranh khác bằng những thông điệp truyền thông có mục đích thể hiện được tầm nhìn và sứ mệnh mà bạn cam kết.
Tông giọng và thông điệp bạn truyền đạt một cách thống nhất sẽ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt bạn ngay lập tức, cho dù đó là tài liệu in ấn quảng cáo hay một đoạn TVC được phát trên vô tuyến hoặc Radio. Nó như một người bạn cũ lâu rồi không gặp trong đám đông, bạn bất giác nghe giọng nói ai đó quen thuộc bấy lâu.
8. Website
Website là một người thuyết trình và bán hàng thầm lặng, không cần được trả lương mỗi tháng, cô ấy vẫn đứng đó thể hiện tập trung và đầy đủ nhất mọi thông tin về thương hiệu của bạn tới người xem.
Một Website hiệu quả sẽ làm cho thương hiệu của bạn trực quan, sống động. Được thiết kế và minh hoạ rõ ràng sẽ truyền tải thông điệp mà bạn muốn trao tới một cách nhanh nhất.
Ngày nay các Website không còn giới hạn việc truy cập và trải nghiệm trên máy tính, nó còn luôn theo sát, trong túi của mỗi khách hàng trong các thiết bị di động tới mọi ngóc ngách trên thế giới.
Website vẫn là một công cụ, chiến thuật truyền thông hiệu quả nhất để mang lại trải nghiệm cho khách hàng, nó tốt cho việc trải nghiệm thương hiệu toàn diện cho khách hàng mục tiêu.
9. Mạng xã hội
2020 thời đại mà chúng ta vẫn thường được nghe nhắc đến trên đại đa số các phương tiện truyền thông là thời đại 4.0, thời đại mà con người dành thời gian trải nghiệm trên các thiết bị kỹ thuật số nhiều hơn trải nghiệm thực tế.
Bạn đang bắt đầu “chập chững” trong việc xây dựng thương hiệu hay muốn thoát khỏi “hố đen ngắn hạn” để đặt cột mốc to lớn hơn cho doanh nghiệp của mình, Vũ vẫn luôn mong muốn đồng hành cùng bạn để tạo dựng một chiến lược hiệu quả nắm bắt tâm lý khách hàng và đạt được kết quả ấn tượng trong kinh doanh, từ đó, thương hiệu của bạn sẽ có vị trí vững chắc trên bản đồ thị trường.
Tác giả rất sẵn lòng tư vấn và đồng hành cùng quý độc giả đang gặp khó khăn trong quá trình tìm đơn vị tư vấn xây dựng chiến lược thương hiệu.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0366.366.999 (Vũ)
Nguồn: https://vudigital.co/chien-luoc-thuong-hieu-la-gi-lam-sao-de-co-chien-luoc-phu-hop.html