Kinh nghiệm viết long form content (wow content) đạt nghìn nghìn view!
Long form content là loại nội dung phổ biến trong inbound marketing, đây là loại content chuyên sâu, dài trung bình từ 2000 từ đến 20,000 đi từ tổng quát đến chi tiết, từ lý thuyết đến thực hành, từ kinh nghiệm đến thực tiễn liên quan đến 1 chủ đề cụ thể. Long form content là 1 vũ khí cực kì lợi hại để đưa trang lên top google và xây dựng hình ảnh chuyên gia.
Với chỉ tầm chục bài long form content mình viết từ năm 2015 mà đến tổng cộng cũng được hơn triệu traffic, và bền vững theo thời gian trên công cụ tìm kiếm dù google update thuật toán không biết bao nhiêu lần.
Bài viết này mình cũng sẽ viết theo chuẩn long form content để các bạn hình dung được rõ ràng quy trình trọn vẹn từ lúc lên ý tưởng đến lúc sản xuất thành công 1 nội dung long form và đem phân phối nó như thế nào.
Tìm hiểu thật sâu về chủ đề cần viết
Đọc đọc đọc và đọc, để có thể viết được 1 nội dung long form bắt buộc mình phải hiểu rõ hơn ai hết. Đọc nhiều là bí quyết đầu tiên. Đây là bước cực kì quan trọng.
Input ==> output. Bạn không thể viết hay nếu thiếu input chất lượng.
Tìm hiểu ở đâu? Chủ yếu google, đọc hiểu được tiếng Anh là 1 lợi thế cực kì lớn cho bạn. Vì nội dung tiếng anh rất nhiều nội dung “gốc”, tác giả có nhiều quan điểm. Nội dung tiếng Việt đa phần được lược dịch lại, nhiều khi thiếu logic.
Lên dàn bài tổng quát với các ý chính
Logic là từ khóa của phần này. Sau khi input thật nhiều, chúng ta phải có output. Phương pháp tiếp cận là đi từ tổng thể đến chi tiết. Liệt kê ra những đề mục và sắp xếp chúng theo 1 trật tự nhất định. Việc logic như thế nào là do bạn quyết định.
Tuy nhiên buộc phải có 1 quy tắc nào đó về việc sắp xếp các tiêu đề. Điển hình như bài viết này, các tiêu đề được sắp xếp theo quy trình từ tìm ý tưởng, đến các bước chính trong quá trình viết, sau đó là các chú ý về vấn đề đăng tải, cuối là phân phối nội dung.
Phát thảo nội dung sơ lược với từng ý chính
Sau khi hài lòng với thứ tự logic của mình đưa ra, với mỗi 1 đoạn, bạn cần phải biết trong đó mình viết gì. Lý tưởng bạn có thể viết từ 1 đến 2 ý phụ, mình gọi là supporting ideas.
Lưu ý phần phát thảo này có thể chỉ là gạch đầu dòng thôi cũng được, không nhất thiết là phải quá sâu. Sâu sắc mình sẽ hoàn thiện sau khi nghiên cứu thêm về dẫn chứng.
Nghiên cứu thật nhiều tư liệu và trích dẫn
Đây là bước làm cho bài viết của bạn có tính thuyết phục và được google đánh giá cao vì trích dẫn tổng hợp từ nhiều nguồn, tạo tín hiệu rất tin cậy.
Những bài bạn đã đọc ở bước 1, bây giờ là lúc tìm lại để dẫn chứng minh họa. Bạn có thể trích dẫn 1 đoạn, hoặc đề cập và tóm tắt ý của 1 bài viết nào đó. Tuyệt đối chú ý là phải dẫn nguồn.
Tính dễ đọc
Đừng viết câu quá dài. Viết gắn gọn, nhiều chữ nhưng giãn cách ra.
Xuống dòng thường xuyên để duy trì hứng thú của người đọc. Không viết thành 1 đoạn quá lê thê dài dòng, những câu mà dẫn nhập vòng vòng không đi đến được ý chính thì nên lược bỏ ra.
Thay vào đó có thể thêm vào những căn cứ để minh họa cho điều mình nói. Ví dụ, thông điệp càng dễ đọc thì càng dễ hiểu. https://readable.com/blog/what-is-readability/
Soạn trên word hoặc google docs
Bài viết dài không thể hoàn thành 1 sớm 1 chiều. Nên dùng word hoặc google docs để biên soạn. Nếu dùng google docs thì nên tạo new document và lưu lại trước khi viết, viết tới đâu save tới đó.
Điểm này thì Google Docs tiện hơn, tự động autosave, có link có thể viết bất kì ở nơi đâu. Cá nhân mình thì dùng Word vì khi viết cần sự tập trung. Mở trên chrome để viết thì hay lướt facebook thôi.
Sử dụng google doc tự động save
Chia sẻ ứng dụng cá nhân
Đoạn trên minh họa cực kì rõ ràng về việc chia sẻ ứng dụng cá nhân như thế nào. Một bài viết chỉ có thể “unique” độc nhất nếu nó mang chất riêng.
Chất riêng ở đây là chính bạn, người viết, mang lại chất riêng cho nó. Dù có hay, có dỡ, có cao, có ốm, có mập thì bạn vẫn là độc nhất.
Đừng ngại đưa ý kiến, chia sẻ cá nhân của bạn vào bài viết bất cứ chỗ nào có thể. Bởi vì đó là bài viết của bạn, độc giả cần những điều này để kết nối cá nhân với con người đằng sau con chữ.
Chia sẻ khi sử dụng Mailchimp
Tìm hình minh họa phù hợp cho từng đoạn
“A picture is worth a thousand words” – thành ngữ ai đó nói có câu “1 hình đáng giá nghìn chữ”, hình ảnh sẽ làm bài viết của bạn sống động, hay hơn, minh họa cụ thể nhanh chóng cho những gì bạn viết.
Hay có thể chỉ đơn giản làm cho độc giả nghỉ ngơi thư giản giữa những đoạn text dài, 1 chút thư thái để họ đi tiếp hết chặng đường mà bạn vạch ra.
Tổng hợp kết luận – kêu gọi hành động
Kết luận là phần bạn có tóm tắt lại các ý chính đã nói trong bài. Nhắn nhũ tới độc giả, thể hiện nhận xét, ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, và tương tác lại với người đọc.
Đừng bỏ qua phần này, hãy kêu gọi người đọc like, share, comment hoặc chia sẻ ý kiến của họ với bạn, biến bài viết của bạn thành 1 nguồn cảm hứng, 1 lời gợi mở cho những chủ đề sâu hơn. Hoặc 1 lời hứa hẹn về 1 giá trị nào đó bạn sẽ trao trong tương lai.
Tối ưu tiêu đề – sapo – hình minh họa
Mình thường hay bảo các bạn thực tập sinh trong công ty: “Nếu em đã dành 80% thời gian viết 1 bài viết chất lượng, thì 20% thời gian em nên dành để viết tiêu đề, đoạn mở đầu và tìm hình ảnh minh họa”.
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân còn bài viết hay thì không thể thiếu tiêu đề cuốn hút và 1 hình minh họa xúc động. Sapo là phần dẫn nhập vào bài viết, có tác dụng khiến người đọc hứng thú để tiếp tục đọc.
Như mình đã từng chia sẻ, một tiêu đề có thể quyết định số phận CTR (click through rate) của 1 bài viết, nên hãy đầu tư vào tiêu đề và hình minh họa cẩn thận.
Ví dụ về title và hình ảnh được đầu tư chỉnh chu
Check chính tả
Bạn viết dù có hay đến đâu, nhưng chấm phẩy lung tung hoặc sai chính tả cũng sẽ làm giảm giá trị những gì bạn chia sẻ. Sau khi xong bài hãy đọc lớn thành tiếng bài viết để dò lỗi chính tả. Đây là 1 trong những kỹ thuật hiệu quả nhất.
Sau đó hãy nhờ 1 người khác, một “fresh eye” một người chưa từng đọc bài viết bao giờ tìm lỗi cho bạn. Vì bạn đã đọc bài viết của bạn quá nhiều lần đến nỗi có thể mặc định bỏ sót lỗi.
Tối ưu chia sẻ
Hãy đảm bảo rằng bài viết được đăng trên web được tối ưu cho việc chia sẻ. Cụ thể những thứ cơ bản như nút share, like nếu có phải hoạt động trơn tru.
Hình ảnh preview trước khi chia sẻ lên mạng xã hội cũng phải đúng kích cỡ, tiêu đề xem trước ngắn gọn, dễ khiến người ta bấm vào.
Bạn có thể check điều này dùng ứng dụng SEO Yoast hoặc trang Facebook Debug để tải bản xem trước của đường link khi chia sẻ lên MXH!
Thêm ảnh khác khi chia sẻ lên Facebook trong WordPress với ứng dụng SEO Yoast
Phân phối bài viết
Hữu xạ tự nhiên hương là có thật, bài viết mà hay thật mang lại giá trị tốt trước sau gì cũng được lan truyền! Tuy nhiên để bắt đầu cần lắm 1 cú hích.
Hãy chia sẻ lên trang cá nhân của mình, dùng CTA rõ ràng để bạn bè bấm vào xem. Tóm lược lại thành 1 bài viết ngắn hoặc trích đăng 1 phần lên các group để dẫn traffic về web. Tuy nhiên lưu ý xem nội quy nhóm có được share link hay không nhé.
Gửi bài viết trực tiếp cho bạn bè của mình, nếu có sẵn danh sách email thì gửi email cho họ. Xác định xem những ai có khả năng sẽ share bài viết của mình thì inbox trực tiếp nhờ họ chia sẻ.
Kết luận
Tóm lại để viết được 1 bài viết long form content đòi hỏi rất nhiều sự đầu tư và tâm sức. Mới đầu viết có thể như 1 cực hình, đòi hỏi sự kỹ luật rất cao.
Nhớ lại hồi 2014 -2015, ngày nào mình cũng viết, cuối tuần cũng viết, đi chơi với gia đình cũng lôi lap ra ngồi gõ cọc cọc. Ngồi cũng viết, mà ngồi mỏi mông rồi thì đứng viết. Viết riết cũng gây nghiện.
Niềm vui sướng của việc viết đầu tiên không phải là có nhiều người đọc hay không, mà là cảm xúc khi bạn hoàn thành được tác phẩm của mình. Giống như mình đang ngồi lọc cọc viết những dòng này lúc gần 1 giờ sáng.
Tuy nhiên tin mình đi, viết dài có đầu tư mà hữu ích thì phần thưởng sẽ đến sớm! Nhẹ nhàng thì vài trăm like còn hên hên thì mang lại vài ngàn lượt share vài trăm nghìn traffic.
Chúc các bạn có những bài long form content để đời. Comment cho mình biết khó khăn của các bạn khi viết là gì để chúng ta có thể thảo luận thêm.
Nguồn: TriggerM