Khủng hoảng truyền thông: Formosa và cá chết ở Vũng Áng
Đã hơn 20 ngày trôi qua kể từ khi những tin tức đầu tiên về việc cá chết ở các vùng biển miền Trung Việt Nam và nguyên nhân của việc cá chết bất thường cho đến hiện tại vẫn chưa có đáp án chính xác, khiến người dân hoang mang và lo lắng tột độ.
Các bài viết, thảo luận phân tích vấn đề này tràn ngập các kênh báo mạng và news feed và lên đến đỉnh điểm vào những lúc phát ngôn không thích hợp của giám đốc đối ngoại công ty Formosa và cơ quan chức năng được đưa ra. Tuy rằng đây không chỉ là một vấn đề về khủng hoảng truyền thông, nó là cả một bài toán về đầu tư, phát triển kinh tế, cân bằng lợi ích, sự minh bạch và thậm chí là thảm họa quốc gia mang tính lâu dài, Buzzmetrics Social Listening muốn đưa đến cho các bạn đọc mức độ lan tỏa và thống kê ý kiến cộng đồng mạng về khủng hoảng này.
-
Số liệu về lượng bài viết và thảo luận
Cuộc khủng hoảng về cá chết kéo dài chưa đầy 1 tháng (và vẫn còn đang tiếp diễn) đã tạo ra hơn 217,000 bài viết và thảo luận, lớn hơn rất nhiều lần bất kỳ khủng hoảng truyền thông nào trong quá khứ (kể cả Khủng hoảng con ruồi trong chai Number 1 của THP) trong đó Facebook và News là hai nguồn tạo lượng thảo luận chủ yếu. Có thể thấy ban đầu các bài viết và thảo luận bắt đầu âm ỉ trên Facebook, nhưng đến khi có sự xuất hiện của các bài báo với tần suất liên tục đã khiến cho số lượng bài viết và thảo luận trên Facebook tăng vọt.
-
Xu hướng thảo luận và lượt xem theo từng kênh
Trong khi Facebook tạo được lượng lớn thảo luận thì lượng Reach của Báo điện tử là lớn nhất với hơn 61 triệu lượt views chiếm 59.2% tổng số lượt xem trên các kênh.
Sau đây chúng tôi đi sâu vào phân tích vào phản ứng của cộng đồng mạng về khủng hoảng này.
1. Các sự kiện ảnh hưởng đến phản ứng của cộng đồng mạng
Lượng thảo luận khổng lồ về vụ việc Formosa được đóng góp chủ yếu bởi các sự kiện chính dưới đây:
Từ ngày 08/04/2016 cho đến ngày 27/04/2016 có 3 nhóm vấn đề chính được báo chí và cộng đồng mạng thảo luận:
1. Công ty Formosa
Đây là đối tượng được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng; ngoài các bài báo đặt vấn đề liệu công ty Formosa có xả chất thải khiến cá chết hàng loạt ở Vũng Áng – Hà Tĩnh thì câu phát ngôn gây sốc của Giám đốc đối ngoại – ông Chu Xuân Phàm đã thực sự khiến sự việc bùng nổ. “Chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép?” – đây là câu nói được cộng đồng mạng cho rằng Formosa đã tự đánh giá quá cao tầm quan trọng của nhà máy hiện đại so với việc bảo vệ môi trường tự nhiên; ngoài ra, câu nói này còn được nhiều trang báo “hiểu” là Formosa chính thức thừa nhận việc cá chết là do công ty xả thải [Link]. Sau câu phát ngôn gây sốt, hàng loạt bài viết đưa tin về hồ sơ gây ô nhiễm môi trường trong quá khứ của Formosa, lật lại các sự kiện mà Formosa đã gây ra tác động nghiêm trọng đến môi trường của một số nước và gần đây nhất là ở Campuchia.
Phản ứng của cộng đồng mạng:
Thái độ đầu tiên của cộng đồng mạng sau khi nghe phát ngôn của đại diện công ty Formosa là trả lời cho câu hỏi “Chọn tôm cá hay chọn nhà máy thép?” bằng việc lan truyền hashtag #Toichonca #Toichonsusong và đồng loạt thay đổi hình ảnh đại diện trên Facebook có dòng chữ “Tôi chọn tôm cá”. Cộng đồng mạng đang thể hiện sự ảnh hưởng và tiếng nói mạnh mẽ của mình trong việc tẩy chay công ty Formosa.
2. Nỗi sợ về sức khỏe và an toàn vệ sinh thực phẩm
Trong thời gian vừa qua, các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là mối quan ngại của nhiều người dân Việt Nam khi hàng loạt bài báo phanh phui các cơ sở chế biến thực phẩm bẩn, sử dụng phẩm màu công nghiệp trong thức ăn, người chăn nuôi gia súc không dám ăn thịt, người trồng rau không dám ăn rau… thì tin cá nhiễm độc chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung thực sự gây hoang mang và càng khiến nổi sợ về thực phẩm bẩn nâng lên mức báo động, nhất là sau khi đoạn clip quay cảnh hai con cá chết sau 2 phút bơi trong thau nước biển [Link] được phát tán trên mạng. Đồng thời, các bài báo đưa tin việc bắt quả tang xe đông lạnh vận chuyển cá chết vào Nam hay thương lái tiến hành thu mua cá chết… đặt dấu chấm hỏi về sự an toàn trong bữa ăn hàng ngày của mọi người.
Phản ứng của cộng đồng mạng:
Quyết định không ăn cá, hải sản và các loại thực phẩm, nguyên liệu có nguồn gốc từ biển như nước mắm, muối. Bên cạnh đó, cộng đồng mạng còn truyền tai nhau bài viết về hậu quả của dịch bệnh Minamata đã từng xảy ra ở Nhật, do không xử lý chất thải trước khi thải ra biển khiến cá chết hàng loạt và những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ ăn phải cá miễn độc đều bị dị tật [Link]. Sự lập lờ, không rõ ràng về mức độ an toàn của cá ở Vũng Áng và các khu vực lận cận cùng với các bài viết cảnh báo từ những trường hợp tương tự… đã khiến cộng đồng mạng đưa ra quyết định từ bỏ cá, hải sản trong một thời gian dài.
3. Tình cảnh của người dân ở vùng bị ảnh hưởng và cách xử lý của chính quyền:
Tình cảnh vắng vẻ, đìu hiu của buổi chợ cá; hình ảnh người ngư dân bên cạnh hàng chục tấn cá chết trắng biển miền Trung đã gây xúc động mạnh cho cộng đồng mạng; những bài viết chia sẻ tình cảnh khó khăn của ngư dân phải tạm gác mái chèo, không biết phải mưu sinh như thế nào trong thời gian sắp tới được chia sẻ nhanh chóng và nhận được nhiều sự quan tâm, cảm thông. Thì phát ngôn của phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, khuyên người dân yên tâm ăn cá, tắm biển vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng mạng; nhất là khi một thợ lặn chết và 5 người khác vẫn đang nhập viện chưa rõ nguyên nhân.
Phản ứng của cộng đồng mạng:
Yêu cầu các cơ quan chính quyền nhanh chóng đưa ra kết quả nguyên nhân tại sao cá chết và cách xử lý, khắc phục hậu quả. Các thảo luận cho thấy cộng đồng mạng và các nhà báo đang đánh giá không tốt về tốc độ giải quyết vấn đề và đưa ra các thông tin minh bạch của các cơ quan chức năng; có thể thấy được điều này thông qua các bài chia sẻ và bình luận bên dưới bài phỏng vấn độc quyền của báo Thanh Niên với ông Võ Tuấn Nhân – Thứ Trường bộ Tài Nguyên Môi Trường [Link] khi ông từ chối trả lời một câu hỏi và cho dừng buổi phỏng vấn được phát trực tiếp trên Facebook (live streaming video).
Cộng đồng mạng còn chia sẻ một website yêu cầu đóng góp 100,000 chữ ký để có thể kêu gọi quốc tế lên tiếng nói giúp người dân Việt Nam thoát khỏi thảm họa cá chết hàng loạt; và chỉ chưa tới 3 ngày số lượng chữ ký đã vượt mốc 100,000 chữ ký dù thời gian kết thúc chiến dịch là 26/05/2016.
2. Ai là người tham gia thảo luận?
Nam giới đóng góp 67.4%, nữ là 30.8%, ở độ tuổi từ 18 – 44 tuổi, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội và TP.HCM; rồi đến các khu vực khác là các thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng cá chết hàng loạt: Nghệ An, Hà Tĩnh…
3. Các chủ đề thảo luận được diễn ra ở đâu?
- Các nguồn tạo nhiều thảo luận nhất trên Facebook:
Các nguồn thảo luận nổi bật trên Facebook đến từ các trang Fanpage của báo chí và nhóm người ở khu vực chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cá chết hành loạt như Hà Tĩnh, Nghệ An. Ngoài ra, đối với những tin tức có liên quan đến cơ quan nhà nước sẽ thu hút các trang báo lề trái với tần suất các bài viết được cập nhật liên tục, không kém các trang báo chí chính thống.
- Các bài đăng tạo nhiều thảo luận nhất trên Facebook:
Hầu hết các bài viết đạt lượng tương tác cao trên Facebook đều đến từ các trang Fanpage của báo chí. Tính năng phát trực tiếp (live streaming video) của Facebook được các trang báo khai thác tối ưu: từ việc theo chân thợ lặn xuống đáy biển đi tìm ống xả thải, cho đến việc tường thuật trực tiếp các buổi họp báo, phỏng vấn lãnh đạo công ty Formosa và cơ quan chức năng. Ngoài ra, các bài viết kêu gọi mọi người tạm ngừng ăn cá biển, hải sản để đảm bảo an toàn sức khỏe nhận được lượng lớn chia sẻ.
NEWS
- Các nguồn tạo nhiều thảo luận nhất trên News:
- Các bài đăng tạo nhiều thảo luận nhất trên News:
Đáng chú ý nhất lại là bài báo về Công Vinh lại tạo ra nhiều Share nhất.
4. Diễn biến chi tiết của khủng hoảng truyền thông của sự việc Formosa
8-9/4/2016: hàng loạt bài báo đưa tin về việc cá chết hàng loạt bất thường ở Vũng Áng, Hà Tĩnh [Link][Link][Link]
10-14/4/2016: Cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước, câu hỏi đặt ra: liệu có liên quan đến nước xả thải của Formosa [Link][Link]
15/4/2016: Tình trạng cá chết hàng loạt tiếp tục xuất hiện ở vùng biển Quảng Bình [Link][Link]
16-24/4/2016: Tình trạng cá chết hàng loạt ở miền Trung, nghi ngờ Vũng Áng – Hà Tĩnh là nơi nguồn nước bắt đầu nhiễm độc. Các cơ quan chức năng bắt đầu vào cuộc, thông báo diễn biến và tiến hành điều tra nguyên nhân [Link][Link]
22/04/2016: lượng bài viết và thảo luận về tình trạng cá chết và ô nhiễm môi trường bắt đầu tăng đột biến, xuất phát từ các trang Fanpage, Facebook group của cộng đồng mạng ở Quảng Bình, Hà Tĩnh [Link][Link][Link]
23/04/2016: Fanpage KÊNH TRUYỀN HÌNH VTC14 đăng tải đoạn clip được truyền hình trực tiếp (live streaming video) đi tìm ống xả nước thải công nghiệp khổng lồ, được Formosa đặt ngầm dưới đáy biển Vũng Áng [Link][Link]
23/04/2016: Fanpage Đơn vị tác chiến điện tử (Comrade Commissar) có bài viết cho rằng cá chết là do ngộ độc khí thiên nhiên [Link] và Formosa không phải là nguyên nhân khiến cá chết [Link]
24/04/2016: Các Fanpage chia sẻ bài báo, video về tình trạng xả nước thải của Formosa [Link][Link]. Tổng Cục môi trường xác nhận Formosa có vi phạm khi thực hiện súc xả đường ống nhưng không thông báo cho địa phương[Link].
24/04/2016: Phó Chủ tịch Hà Tĩnh – Ông Trần Ngọc Sơn: Yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng [Link][Link]
25/04/2016: 1 thợ lặn chết và 5 thợ lặn phải nhập viện sau khi lặn tại cảng Sơn Dương – Formosa [Link][Link][Link]
25/04/2016: Giám đối ngoại Formosa – Ông Chu Xuân Phàm có phát ngôn gây sốc: Chọn tôm cá hoặc chọn nhà máy thép [Link][Link][Link]
25/04/2016: Hàng loạt các bài viết trên Facebook cảnh báo sự tương đồng giữa sự kiện cá chết ở Vũng Áng với căn bệnh Minamata gây dị tật cho trẻ nhỏ ở Nhật [Link][Link] và kêu gọi mọi người ngưng ăn cá biển và các loạt hải sản để bảo vệ sức khỏe [Link]
26/04/2016: Các bài báo đưa tin các hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới trong quá khứ [Link][Link] và gần đây nhất là ở Campuchia [Link][Link]
26/04/2016: Công ty Formosa họp báo, cúi đầu xin lỗi vì phát ngôn của giám đốc đối ngoại – ông Chu Xuân Phàm [Link]
26/04/2016: Cá chết sau 2 phút bơi trong nước biển [Link][Link][Link]
25-27/04/2016: Thương lái thu mua cá chết [Link][Link][Link][Link]
27/04/2016: Thứ Trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường – ông Võ Tuấn Nhân đọc kết quả thông báo kết quả cuộc họp liên bộ về nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền Trung[Link][Link][Link]
27/04/2016: Trực tiếp Thứ trưởng Bộ TNMT Võ Tuấn Nhân trả lời độc quyền với báo Thanh Niên về hiện tượng cá chết ở ven biển miền Trung [Link]
27/04/2016: Ông Chu Xuân Phàm bị Formosa đuổi việc [Link]
Để thảo luận với tác giả bài viết liên hệ KIM ĐỖ – Buzzmetrics Social media analyst: [email protected] hoặc NHUNG NGUYEN - Buzzmetrics Marketing and Communication Manager: [email protected]
Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ lắng nghe theo dõi thương hiệu của bạn trên mạng xã hội, liên hệ PETER NGUYEN - Buzzmetrics Managing Director: 0977 550 665 hoặc [email protected]
Buzzmetrics là một giải pháp lắng nghe và nghiên cứu mạng xã hội (Social Listening) toàn diện nhất Việt Nam, có độ phủ toàn bộ các mạng xã hội trên thế giới và trong nước, bao gồm facebook, twitter, youtube, google+, instagram, linkedin, zing, zalo, noi.vn, hơn 1000 forums, 8000+ báo điện tử và blogs. Buzzmetrics được tin dùng bởi Coca-Cola, Samsung, Unilever và là đối tác chiến lược của các agencies hàng đầu như Ogilvy, Phibious, Leo Burnett, Maxus, Sofresh… Sự khác biệt của Buzzmetrics nằm ở khả năng nghiên cứu chuyên sâu theo từng ngành hàng, mang lại cho các thương hiệu các Insight chất lượng và thiết thực dựa trên phản hồi trong thời gian thực của người tiêu dùng.