A View from Afar: Góc nhìn người phương xa (Phần 2)
Tôi tin rằng sáng tạo không chỉ là một tài năng. Tôi tin đó còn là một bản năng sinh tồn từ khi con người bắt đầu hành động có ý thức để giải quyết vấn đề. Như ý tưởng làm bẫy, hoặc một công cụ để bắt thú là một cách sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề tìm kiếm thức ăn.
Nhưng chúng ta luôn dựa vào thiểu số để phục vụ đa số. Một nhà phát minh tạo ra giải pháp và người tiêu dùng chỉ việc mua giải pháp đó.
Tất nhiên, người sáng tạo cũng có nhu cầu tiêu dùng. Nhưng số đông người tiêu dùng lại không thấy việc tạo ra giải pháp mới là cần thiết. Có lẽ mọi người nghĩ rằng tại sao lại phải nghĩ giải pháp mới khi người khác đã giải quyết vấn đề đó cho mình. Vì vậy, đa số chỉ tiêu dùng trong khi đợi thiểu số cải tiến và đổi mới.
Nếu sáng tạo thực sự là bản năng sinh tồn, thì đây chính là thời điểm sống còn của loài người. Đại dịch toàn cầu là một loài thú hung ác phải bị bắt lại.
Loại virus này đang đột biến để lây nhiễm và tác động đến cuộc sống của chúng ta với tốc độ đáng sợ. Tôi tự hỏi, vào thời điểm này, liệu có nhiều người sáng tạo hơn người tiêu dùng không, và liệu sự sáng tạo kết hợp từ nhiều người trong chúng ta có thể giải quyết vấn đề liên quan đến COVID-19 nhanh hơn và chất lượng hơn không.
Tôi nghĩ có một cách diễn giải khác về tính sáng tạo và tính nghệ thuật. Liên quan đến chủ đề của bài viết này, tôi tin rằng sáng tạo có sẵn trong tất cả chúng ta, và sáng tạo có thể học tập và rèn luyện như bất kì môn học nào khác trong nhà trường. Nhưng không phải là một môn học như nghệ thuật hay viết sáng tạo.
Môn học này cần có tính tâm lí và thực tế. Và một cách nào đó, được cá nhân hoá để phù hợp với nền tảng của mỗi người. Phải thừa nhận rằng, điều này khó thực hiện. Nhưng tôi tin nó sẽ thay đổi "cán cân" khi hầu hết mỗi người chúng ta trở thành những con người sáng tạo và tự chủ.
Điều đó cũng sẽ thay đổi nhận thức về sáng tạo và những người sáng tạo. Chúng ta sẽ thôi thấy sáng tạo là điều gì đó quá bí ẩn. Chúng ta sẽ bớt xuýt xoa và vò đầu bứt tai khi xem một tác phẩm nghệ thuật. Chúng ta sẽ không còn cảm thấy một người ăn mặc “hài hước” hoặc có những suy nghĩ “buồn cười” là kì lạ. Chúng ta sẽ không phân loại mọi người vào nhóm “khác biệt” hay nhóm “bình thường”.
Và cuối cùng, tôi tin chúng ta sẽ giải quyết vấn đề liên tục thay vì chờ đợi số ít “cứu” mình.
English version
A View from Afar 2
I believe that creativity is something more than talent. I believe it to be a survival instinct from a time when humans started to act consciously to solve a problem. For example, the idea of making a trap or a tool to capture an animal is a creative way to solve the problem of getting food.
But we always rely on the few to feed the many in ideas and inventions. An inventor creates a solution, and the consumers simply buy that invention.
People who create also consume, but the majority of people who consume do not see that it is necessary to create a new solution. Why take the trouble, when someone else has already done it for us? So the majority consume while waiting for a minority to innovate. That seems to be how and what we are as a species.
If creativity is indeed a survival instinct, then this is the time for the survival of our species. The global pandemic is a vicious animal that is evasive to capture.
This coronavirus is mutating to infect and affect our lives at scary speeds, I wonder if there were more creative thinkers and doers rather than mere consumers, would our combined creativity in attacking and solving the mysteries of the Covid-19 be better and faster?
I think there is a difference in interpreting creativity and artistry. I believe, in relation to the topic of this article, creativity is inherent in all of us, and that it can be “taught”. It can be just like another subject in schools like mathematics and science. But it is not a subject like art or creative writing.
It has to be psychological and practical. And personalized, in a way, to fit the individual’s profile. Admittedly, this is a tough, tough thing to do and accomplish. But I do believe it will change the balance of things when most, if not all of us, become self-reliant creative thinkers and doers.
It will also change the perception of creativity and creative people. Less of us will see these two as a mystery. We will not snigger and scratch our heads when we look at an art piece. We will not feel so threatened by someone who dresses “funny” or think “funny” thoughts. We will not separate people into those “strange” ones and the “normal” ones.
And ultimately, I believe we will be able to solve problems en masse rather than to wait for the few to save all of us.
Xem toàn bộ loạt bài The View from My Window: Góc nhìn Người trong cuộc tại đây.
Kit Ong