7 chiến thuật giúp gia tăng brand awareness một cách hiệu quả
Những ai đã tìm hiểu về marketing chắc chắn cũng đều đã nghe đến cụm từ “Brand awareness”. Vậy nó có ý nghĩa gì mà người người nhà nhà ai cũng ghi trong mục tiêu truyền thông là phải tăng brand awareness? Đây là một câu hỏi nho nhỏ trong nhiều câu hỏi khác mà bạn cần trả lời trước khi xây dựng chiến lược và lao vào cuộc chiến truyền thông.
Việc xây dựng brand awareness, hay còn gọi là nhận biết thương hiệu, không chỉ quan trọng đối với các startup mà ngay cả những tên tuổi lâu năm trong ngành, các công ty có vị trí vững chãi trên thị trường.
Khi mà cạnh tranh ngày càng khốc liệt, có được sự chú ý của khách hàng tiềm năng cũng đã là vấn đề sống còn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Thế nên không lấy làm lạ khi hàng năm các nhãn hàng lớn không ngừng chi cho quảng cáo hàng triệu, hàng tỷ đô mỗi năm dù đã đứng đầu thị phần.
Nhận biết thương hiệu đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp:
- Thúc đẩy quyết định cuối cùng của khách hàng khi họ còn đang cân nhắc giữa nhiều nhãn hàng khác nhau.
- Thúc đẩy khách hàng quay lại để chọn mua tiếp sản phẩm của thương hiệu
- Đóng góp vào việc gia tăng thị phần và tỉ lệ chuyển đổi.
Giờ đây giữa một rừng thông tin, để người tiêu dùng biết và nhớ đến thương hiệu của bạn cũng là việc vô cùng gian nan. Hãy cùng cMetric khám phá cách thức xây dựng brand awareness một cách tối ưu nhất và gia tăng doanh thu trong bài viết sau đây.
Những nội dung sẽ được đề cập:
- Brand awareness là gì?
- Brand awareness đem lại lợi ích gì?
- Làm thế nào để xây dựng brand awareness?
- Làm thế nào để đo lường brand awareness?
1. Brand awareness là gì?
Brand awareness (nhận biết thương hiệu) là mức độ quen thuộc và ghi nhớ của khách hàng mục tiêu về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Để cho concept này dễ hiểu hơn thì khi nhắc đến sữa thì bạn nghĩ đến thương hiệu nào đầu tiên? có phải là Vinamilk hay TH True Milk, hoặc Cô gái Hà Lan?
Về brand awareness người ta chia ra làm 3 cấp độ chính:
- Top of mind: đây là cấp độ cao nhất, chưa cần nhắc đến họ đã nhớ đến thương hiệu của bạn đầu tiên.
- Spontaneous: là cấp độ mà họ không cần nhắc cũng nhớ đến thương hiệu của bạn.
- Prompt: là cấp độ thấp nhất, cần được nhắc thì họ mới nhớ.
Nhận biết thương hiệu là một trong những tài sản vô hình vô vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp bạn có thể tạo nên. Mức độ nhận biết cao về thương hiệu có thể gia tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp. Xây dựng brand awareness chính là xây dựng lợi thế cạnh tranh.
2. Brand awareness đem lại lợi ích gì?
Brand awareness tuy là tài sản vô hình nhưng nó có thể đem lại những tác động rõ rệt với tình hình kinh doanh của công ty.
2.1. Brand awareness gia tăng sự tin tưởng
Sự tin tưởng chính là công cụ hữu hiệu nhất của thế kỷ 21 này. Người tiêu dùng quyết định mua hàng dựa trên những lợi gợi ý từ người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Họ tìm kiếm những ý kiến, lời bình luận trên mạng về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ để ra lựa chọn cuối cùng.
Và brand awareness củng cố sự tin tưởng đó. Với mức độ nhận biết thương hiệu tốt sẽ đảm bảo rằng khách hàng sẽ quay lại với bạn. Hay nói một cách khác, brand awareness gắn kết người tiêu dùng với thương hiệu, và lòng trung thành đó sẽ tác động trực tiếp tới doanh thu của công ty.
2.2. Brand awareness gia tăng tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu chính là thước đo cho giá trị thương hiệu và các giá trị đó lại có mối quan hệ trực tiếp với mức độ nhận biết thương hiệu.
Giá trị thương hiệu không chỉ là giá trị hiện vật, tài sản hữu hình mà bạn có mà còn là những ý kiến, suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm của bạn. Những suy nghĩ, bình luận tích cực sẽ giúp làm gia tăng tài sản thương hiệu. Và đó cũng là lý do vì sao mà ta cần phải xây dựng brand awareness mang tính tích cực, đem lại nhiều lợi ích tốt.
Thử tượng xem nếu người ta nghĩ một sản phẩm thì nhớ ngay đến thương hiệu bạn nhưng đó lại là sự tiêu cực, là sản phẩm không tốt, trải nghiệm tệ thì liệu người đó có còn tiếp tục chọn dùng bạn nữa không?
2.3. Brand awareness giúp quá trình làm marketing thuận tiện hơn
Brand awareness tạo nên sự liên tưởng. Nó có thể liên kết một hành động hay sự kiện với một số loại sản phẩm. Và dần dần trong vô thức ta sẽ luôn gọi hay nghĩ về sản phẩm đó khi có nhu cầu.
Ví dụ như khi khát nước thì họ không gọi là “cho tôi chai nước” mà dùng là “cho tôi chai Lavie”, cho dù cuối cùng họ đang dùng Aquafina hay Dasani đi chăng nữa. Hay khi đứa trẻ đòi bố mẹ cho đi ăn gà rán thì sẽ luôn nói là “con muốn đi ăn KFC cơ” nhưng dẫn chúng vào cửa hàng Lotte hay Mcdonald’s thì sẽ vẫn luôn vui vẻ đi theo.
3. Làm thế nào để xây dựng brand awareness?
Dưới đây là 7 chiến thuật để bạn có thể áp dụng vào việc xây dựng brand awareness:
- Xây dựng brand awareness trên mạng xã hội
- Sử dụng lời cảm nhận sau sử dụng của khách hàng
- Kết hợp với Influencer
- Nghiên cứu SEO
- Hãy làm cho sản phẩm của bạn trở nên hiếm, độc nhất
- Thực thi các chiến dịch remarketing
- Liên kết với doanh nghiệp địa phương
Hầu hết những công việc trên có thể dễ dàng thực hiện được bằng công cụ social listening, lắng nghe mạng xã hội. Công cụ này giúp bạn thu thập các thảo luận có chứa keywords bạn chọn và nhờ đó đem đến những thông tin hữu ích, đa chiều.
3.1. Xây dựng brand awareness trên mạng xã hội
Việc tối ưu hóa các kênh mạng xã hội có thể đem lại nguồn brand awareness tốt. Hầu như hiện nay ai cũng sử dụng mạng xã hội, ở Việt Nam thì Facebook vẫn đang đứng số 1 và số lượng người dùng vẫn tăng đều với tốc độ chóng mặt hằng ngày. Là một mảnh đất màu mỡ mà bạn không thể bỏ lỡ.
Một mặt, cái lợi mà mạng xã hội đem đến chính là bạn có thể truyền tải thông điệp tới đúng đối tượng mục tiêu với mức chi phí ưu đãi. Mặc khác, nó cũng đồng nghĩa với việc môi trường cạnh tranh ở đây sẽ rất khắc nghiệt, bạn phải làm sao để có thể khiến cho thông điệp đó nổi bật giữa rừng thông tin này và có được sự chú ý của khách hàng.
Vậy đâu là cách tiếp cận đúng trong việc xây dựng brand awareness trên mạng xã hội?
Bắt đầu với việc lựa chọn đúng nền tảng
Lựa chọn đúng nền tảng là chọn nơi mà đối tượng mục tiêu của bạn sẽ xuất hiện. Bạn sẽ không cần phải lập tài khoản Facebook nếu như tập khách hàng của bạn chẳng hoạt động gì nhiều trên nền tảng này. Hay cũng chẳng phải mất thời gian nghĩ stories cho Instagram nếu không có ai xem chúng cả.
Hãy nghĩ về loại content bạn sẽ truyền thông. Một công ty B2B sẽ hầu hết hoạt động tích cực trên Twitter. Các hãng mà có sản phẩm với visual đẹp, bắt mắt như trang sức, mỹ phẩm, … thì có thể phát triển trên Instagram. Và cho việc tập trung xây dựng cộng đồng thì Facebook sẽ là lựa chọn tốt nhất.
Những chiến thuật xây dựng brand awareness trên mạng xã hội
Hãy bắt đầu với việc tuyên truyền về hashtag của thương hiệu. Một bộ hashtag thương hiệu sẽ liên quan đến sản phẩm hay công ty của bạn, ví dụ như #adidas hoặc #justdoit.
Có hai lý do mà bạn nên sử dụng hashtag:
Đầu tiên là bạn có thể thấy được làm thế nào mà content của doanh nghiệp lan truyền trên mạng xã hội. Với công cụ social listening, bạn sẽ biết:
- Tìm ra được những nền tảng mà đối tượng của bạn hay tham gia
- Sắc thái về thương hiệu và sản phẩm
- Ước lượng được lượng reach với hashtag trên mạng xã hội
- Và nhiều lợi ích khác nữa!
Việc này sẽ giúp bạn phát triển content trong tương lai đúng với tập đối tượng, khiến họ thích thủ, hấp dẫn và tương tác, chia sẻ nhiều hơn. Nhờ đó mà lượng brand awareness cũng sẽ tăng theo.
Thứ hai, với hashtag thương hiệu sẽ giúp bạn tìm và tổng hợp các nội dung tạo bởi người dùng, hay còn gọi là user-generated content (UGC). Content loại này hoạt động giống như một dạng bảo chứng trên mạng xã hội về chất lượng sản phẩm của bạn. Không có gì bằng với lời khuyến khích, gợi ý sử dụng, review từ các người dùng mạng xã hội khác.
Và tạo ra những content chất lượng mỗi ngày có thể là một công việc quá sức mệt nhọc vậy nên với UGC, bạn có thể giảm lượng thời gian và công sức miễn là đừng quên xin phép họ để repost nội dung đó.
3.2. Sử dụng lời cảm nhận sau sử dụng của khách hàng
Đây là dạng nội dung mà nhiều doanh nghiệp B2B sử dụng trên website của họ. Vậy lợi ích gì đến từ việc sử dụng lời cảm nhận của khách hàng sau sử dụng?
- Chúng giúp tạo niềm tin với thương hiệu
- Chúng thúc đẩy sales. Không có gì thuyết phục hơn là việc đọc những câu chuyện thành công từ các khách hàng thỏa mãn với sản phẩm
- Chúng rất hiệu quả và là một dạng quảng cáo free
Vậy, thì bạn sẽ làm những gì để thực hiện việc này trên website công ty? Hãy bắt đầu với việc thu thập các thảo luận tích cực về công ty bạn qua công cụ social listening. Nếu bạn chỉ muốn xuất hiện các thảo luận mang hướng tích cực? Công cụ social listening như cMetric sẽ lo việc này với bộ lọc sắc thái các thảo luận.
Bạn có thể tập trung phân tích riêng các thảo luận tích cực với các từ khóa định trước và tổng hợp chúng với nhau.
Quả là một cách tuyệt vời để thuyết phục những khách hàng còn đang lưỡng lự quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn!
3.3. Kết hợp với influencer
Influencer có thể giúp bạn kết nối với các tập đối tượng mà bạn đã bỏ lỡ. Influencer không chỉ lan tỏa content và xây dựng brand awareness cho doanh nghiệp, mà còn là minh chứng đáng tin cậy cho những thông điệp bạn truyền tải với sức ảnh hưởng của họ,
Chìa khóa cho một chiến dịch influencer marketing đơn giản chỉ là … chọn đúng influencer mà thôi. Họ phải đồng nhất và thể hiện tốt các giá trị cốt lõi của thương hiệu và có cùng tập đối tượng mục tiêu với bạn.
Vậy biết rằng sử dụng Influencer sẽ rất có lợi trong việc xây dựng mức độ nhận biết thương hiệu, vậy làm thế nào để chọn cho chuẩn? Và một lần nữa, social listening sẽ là vị cứu tinh của bạn.
3.4. Nghiên cứu SEO
SEO (search engine optimisation), là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Với một website được tối ưu tốt thì sẽ xếp hạng ở thứ tự cao trên trang tìm kiếm của Google, để người tìm kiếm dễ dàng thấy và có khả năng được click cao hơn.
Dựa theo số liệu từ Search Engine Watch, thì kết quả xuất hiện ở thứ tự thứ nhất có khoảng 33% được click, thứ tự thứ 2 chỉ còn 18% và các thứ tự sau giảm dần. Nếu bạn muốn xây dựng nhận biết thương hiệu qua SEO, bạn cần phải biết người tiêu dùng tìm kiếm cái gì, họ sử dụng keywords nào, thứ gì hấp dẫn họ. Những công cụ như SEMrush hay Ahrefs sẽ hỗ trợ bạn tốt về mảng này.
SEO không chỉ là nghiên cứu về từ khóa trên website hay blog. Bạn cũng sẽ phải cân nhắc đến các khía cạnh kỹ thuật, công nghệ của website như tốc độ load, mức độ bảo mật, … Tất cả đều có tác động tới thứ hạng của bạn trên Google và các công cụ tìm kiếm khác.
3.5. Hãy làm cho sản phẩm của bạn trở nên hiếm, độc nhất
Khi Google lần đầu ra mắt Gmail, ta chỉ có thể truy cập nếu được mời bởi một người đã có account của công cụ này.
Word of mouth, tiếp thị truyền miệng, chính là một trong những mô hình marketing tốt nhất và Google biết được điều đó. Những người dùng của Gmail dần chia sẻ link tới khắp mọi nơi và công cụ này sớm trở nên viral.
Tạo cảm giác rằng sản phẩm của bạn là hàng độc, hiếm, không phải ai cũng tiếp cận được lại có khả năng gia tăng brand awareness mạnh mẽ, khiến nhiều người “thèm khát”. Đồng thời, mọi người cũng thích chia sẻ những thứ thú vị mà họ có hay tìm thấy. Well, các hãng thời trang cao cấp đã master kĩ thuật trên từ khá lâu rồi.
Từ góc độ thiết kế giao diện, trải nghiệm của người dùng, UX design, thì việc chia sẻ nó càng dễ dàng thì càng tốt. Với một nút call to action dễ hiểu như hãy mời bạn của bạn, hay điền form sau là cần phải có.
Nếu bạn không có đặc trưng về mặt công nghệ để offer thì hãy nghĩ về những gói khuyến mãi độc quyền, có giới hạn để kích thích và gia tăng brand awareness. Bạn có thể tạo các gói khuyến mãi chỉ dành cho những ai mời được một người thân sử dụng dụng thử sản phẩm của công ty.
3.6. Thực thi các chiến dịch remarketing
Chiến dịch remarketing là chiến dịch quảng cáo mà bạn trả phí để nhắm tới các đối tượng mục tiêu mà họ đã vào website của bạn rồi và bỏ đi ngay trước khi thực hiện bước chuyển đổi thành người mua hàng.
Đây là một phương thức tiếp cận gia tăng brand awareness khá hiệu quả. Thứ đáng chú ý đằng sau phương pháp này là sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng mức độ nhận biết thương hiệu đối với những người đã từng tiếp xúc với thương hiệu của bạn.
Mục tiêu chính của chiến dịch remarketing cho brand awareness không phải là truyền tải thông điệp tới các đối tượng mới mà là củng cố hình ảnh, thông điệp đối với các khách hàng, đối tượng tiềm năng đã từng thử hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Sẽ phải trải qua nhiều điểm chạm thì mới convert được một khách hàng và remarketing chính là một phương pháp hoàn hảo.
3.7. Liên kết với doanh nghiệp địa phương
Việc kinh doanh trên thị trường toàn cầu, toàn thế giới có thể là giấc mơ của bạn, nhưng trước mắt, khả năng chuyển đổi thành người mua sẽ cao hơn nếu bạn tập trung vào thị trường địa phương, ít nhất là trong giai đoạn đầu.
Liên kết với các doanh nghiệp địa phương cũng là một cách để xây dựng brand awareness tương tự như việc sử dụng Influencer vậy. Bạn có thể quảng bá sản phẩm của công ty tới những tập khách hàng tiềm năng mới, nhờ đó mà gia tăng được lượng brand awareness khổng lồ mà bạn không ngờ tới.
Một quán cà phê có thể liên kết với một tiệm bánh địa phương, một thương hiệu thời trang với xưởng đóng giày tại địa phương, hoặc một doanh nghiệp tổ chức lễ cưới kết hợp với tiệm hoa nổi tiếng trong vùng, … Có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể khám phá.
4. Làm thế nào để đo lường brand awareness?
Đo lường kết quả của các chiến dịch gia tăng brand awareness có thể là một task đầy khó khăn. Tuy nhiên, vẫn phải làm, không làm không được. cMetric sẽ gợi ý bạn như sau.
Thông số brand awareness có thể được chia thành hai nhóm chính: quantitative – định lượng và qualitative – định tính.
Với các thông số brand awareness định lượng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự nhận thức về thương hiệu của bạn trên môi trường mạng.
- Direct traffic: Nguồn traffic trực tiếp sẽ cho bạn biết số lượng người gõ trực tiếp địa chỉ link dẫn đến website của bạn trên thanh tìm kiếm. Thông số này cho bạn biết có bao nhiêu người biết và trực tiếp tìm đến thương hiệu của bạn.
- Social media engagement: Là tổng số bình luận, chia sẻ và like ở trên các nội dung bạn đăng trên mạng xã hội. Số liệu này khá dễ dàng để theo dõi khi bạn có sự giúp đỡ từ công cụ social listening tiên tiến như cMetric.
Đây là những dữ liệu thô mà bạn có thể trực tiếp dễ dàng thấy đấy sự thay đổi của chúng.
Còn các thông số brand awareness định tính thì khó khăn hơn chút. Ở bước này bạn phải tìm ra có bao nhiêu người nhận biết được về thương hiệu của bạn. Hãy thử đo qua các thông số sau:
- Lượng thảo luận mentions về thương hiệu: Là thông số quan trọng cho bạn biết được có bao nhiêu người nói về thương hiệu của bạn trên mạng. Hơn thế nữa, nếu bạn kết hợp nó với phân tích chỉ số sắc thái, bạn sẽ nắm được những đối tượng đó đang cảm nhận như thế nào về thương hiệu.
- Khảo sát survey: Đôi khi tất cả những gì bạn cần làm là hỏi trực tiếp người dùng là họ đã từng nghe tới thương hiệu của bạn bao giờ chưa. Bạn sẽ nhận được những phản hồi trực tiếp từ khách hàng và đồng thời biết được những khách hàng tiềm năng đó nghĩ gì về doanh nghiệp bạn.
cMetric – A Social Listening Agency