Bình thường mới: Thay đổi ra sao, thích nghi thế nào?
Các doanh nghiệp đều hiểu rằng họ phải thay đổi phương thức kinh doanh để tồn tại, nhưng thay đổi thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 3 cấp độ chuyển đổi cơ bản mà doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng hợp với thực tế của mình.
1. Chuyển đổi sản phẩm - Không thiết yếu với nhóm này nhưng cần thiết với nhóm kia:
Covid-19 vô hình chung chia doanh nghiệp thành hai nhóm: nhóm kinh doanh sản phẩm thiết yếu và nhóm kinh doanh sản phẩm không thiết yếu. Đối với nhóm đầu tiên, đây là cơ hội để tăng tốc và chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, đối với nhóm còn lại, doanh nghiệp buộc phải thay đổi sản phẩm để phục vụ được một nhu cầu cấp thiết của một nhóm khách hàng nhất định nào đó.
Sản phẩm thiết yếu thường được hiểu là các sản phẩm bao gồm thực phẩm, rau củ, chăm sóc nhà cửa, chăm sóc cá nhân, bảo vệ sức khỏe… Tuy nhiên doanh nghiệp nên hiểu hàng hóa thiết yếu theo nghĩa rộng, phân khúc nhỏ hơn đến từng tập khách hàng. Ví dụ, cà phê không thiết yếu với người Việt nhưng thiết yếu với người Âu; máy tính xách tay là thiết yếu với người làm việc từ xa. Mỗi nhóm khách hàng (cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ) sẽ có nhu cầu sản phẩm thiết yếu khác nhau, đó là cơ hội kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần tìm ra và nắm bắt.
Việc thay đổi sản phẩm đôi khi kéo theo việc thay đổi mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần lưu ý.
Nếu lựa chọn chiến lược khuyến mãi, cần cân nhắc kỹ vì mục đích kinh doanh luôn song hành với mục tiêu thương hiệu.
2. Chuyển đổi cơ cấu và kênh phân phối:
Cắt giảm chi phí, bộ phận thừa trong doanh nghiệp, đồng thời thương lượng với nhà cung cấp, bên cho thuê thiết bị, mặt bằng, các bạn hàng để giãn các khoản chi.
Nghiên cứu kỹ sự liền mạch, tính hệ thống trong chính bản thân hệ thống vận hành của doanh nghiệp mình để nhanh chóng phát hiện ra sự bất hợp lý hay lãng phí nhằm có những điều chỉnh kịp thời.
Nghiên cứu kỹ tập khách hàng, thị trường, thói quen tiêu dùng mới, khả năng chi trả, đâu là đối tượng người mua thật sự của doanh nghiệp để thiết kế ra dịch vụ chính xác cho tập khách hàng đó.
Chuyển đổi nền tảng lên online. Tuy nhiên, cần nghiên cứu kỹ vì không phải cứ đẩy toàn bộ hệ thống phân phối lên online là sẽ thành công. Doanh nghiệp có thể thử nghiệm ở quy mô nhỏ trước khi nhân rộng ra toàn thị trường.
3. Chuyển đổi mô hình kinh doanh:
Khi sản phẩm, cấu trúc công ty và kênh phân phối không còn đáp ứng được thị trường, hoặc có quá nhiều yếu tố bất lợi khiến cho sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp không thể tiếp tục được phân phối thuận lợi và mang lại doanh thu dự định. Đó là lúc doanh nghiệp sẽ rơi tự do trong khủng hoảng và cần phải nghĩ đến việc thay đổi mô hình kinh doanh.
Việc chuyển đổi có thể áp dụng trong ngắn hạn hoặc dài hạn, nhưng để đạt được hiệu quả thì cần dựa trên quan sát, số liệu về thị trường mới mà doanh nghiệp có thể thâm nhập, xây dựng và phát triển. Ngoài ra cần tính đến tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp. Cùng với đó là khả năng tổ chức các yếu tố: tiếp cận thị trường, chăm sóc khách hàng, sản xuất. Việc không nghiên cứu kỹ một trong các yếu tố này có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro.
Đại dịch dù nghiệm trọng thế nào cũng sẽ bị dập tắt. Tuy nhiên cách ứng xử của doanh nghiệp và thương hiệu trong thời kỳ khó khăn sẽ là điểm nhấn, lưu lại trong ký ức khách hàng nhiều năm dài phía trước. Thay đổi để phát triển bền vững, đọc ngay GAM7 Special 2020 - Marketing thời bình thường mới để có những gợi ý giúp doanh nghiệp đối mặt và vượt qua khủng hoảng.
GAM7 Special 2020 - Marketing thời bình thường mới lấy bối cảnh của đại dịch COVID-19, tập trung phân tích giải pháp marketing giúp doanh nghiệp đi lên. Ở ấn phẩm đặc biệt này, hoạt động marketing được gắn trực tiếp với sự dịch chuyển của khách hàng và thị trường ở thời bình thường mới. Đây sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp thoát khỏi những vấn đề khó khăn, những hoang mang gặp phải trong bối cảnh hoàn toàn mới này.
Duy nhất 500 ấn phẩm được mở bán trong tháng 7.
Truy cập ngay fanpage GAM Book để tìm hiểu thêm.