ACCESSTRADE ra mắt gói giải pháp CPR (cost-per-register) dành riêng cho DN có APP di động
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2020: ACCESSTRADE Vietnam công bố gói giải pháp tiếp thị số Tính phí theo lượt đăng ký - CPR (Cost-per-register) độc quyền, tiên phong tại thị trường Việt Nam với 03 lợi ích cốt lõi là Thu hút người dùng thật, Giữ chân khách hàng và Tác động Lan truyền. Đây là giải pháp duy nhất hiện có trên thị trường được ACCESSTRADE phát triển riêng cho khối tài chính, ngân hàng và các doanh nghiệp có nhu cầu tăng trưởng khách hàng thông qua ứng dụng di động (app). Sự kiện Hội thảo trực tuyến Giới thiệu Gói giải pháp CPR đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, cho thấy mức độ quan tâm lớn của thị trường.
Xem lại livestream webinar tại đây.
Ông Đỗ Hữu Hưng - CEO của ACCESSTRADE Vietnam cho biết: “CPR là gói giải pháp được phát triển dựa trên kiến thức và kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực tiếp thị liên kết đến từ Nhật Bản. Chúng tôi thiết kế gói giải pháp CPR bằng việc kết hợp và tối ưu tất cả ưu điểm của nền tảng liên kết hiện có. CPR tạo nên sự khác biệt khi là giải pháp tiên phong tại Việt Nam cho phép Doanh nghiệp cùng lúc tối ưu cả ba yếu tố cốt lõi trong tăng trưởng đó là: Thu hút người dùng thật (bằng cơ chế CPR) - Giữ chân (bằng hệ sinh thái gồm hơn 600 đối tác quảng cáo sẵn có) - Lan truyền (bằng giải pháp giới thiệu SaaS MGM). Chính vì CPR sở hữu các ưu điểm gần như độc quyền này nên chúng tôi tin rằng đây sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho khối tài chính, ngân hàng nói riêng và mọi doanh nghiệp có nhu cầu tăng trưởng người dùng app nói chung”.
Tiềm năng của thị trường tiếp thị trên ứng dụng di động tại Việt Nam
Theo một thống kê từ Appota, Việt Nam có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh lên tới 72%, cùng thói quen mua sắm và sử dụng dịch vụ trực tuyến tăng cao, đặc biệt trong và sau thời gian dịch bệnh Covid-19. Đáng chú ý, 72% tổng số lượt truy cập các trang thương mại điện tử xuất phát từ điện thoại thông minh và 53% các giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện qua điện thoại. Bên cạnh đó, theo báo cáo từ Allied Market Research - thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể đạt 70,9 tỷ USD vào năm 2025, là một thị trường rất tiềm năng để khai thác nhiều dịch vụ dựa trên lượng khách hàng lớn.
Với xu hướng tiêu dùng trực tuyến tăng cao, cùng những thay đổi về chính sách trong tương lai hướng tới nền kinh tế không tiền mặt, các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp cần chủ động phát triển giải pháp số toàn diện để tiếp cận, duy trì và mở rộng tệp khách hàng trên môi trường số, đặc biệt thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Những khó khăn của khối tài chính, ngân hàng khi triển khai tiếp thị số trên nền tảng di động
Tuy đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội để đẩy mạnh dịch vụ trên nền tảng di động, các tổ chức và đặc biệt là ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn khi tổ chức và điều hành còn phụ thuộc vào hệ thống chi nhánh, các sản phẩm ngân hàng chưa thực sự được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng (sự tiện lợi khi mua sắm, du lịch, giải trí, các tiện ích thanh toán hàng ngày..) và trải nghiệm của khách hàng cũng chưa được chú ý.
Ngoài ra, vấn đế cũng khiến nhiều doanh nghiệp nói chung đau đầu đó chính là gian lận trong quảng cáo tăng trưởng ứng dụng di động. Thống kê AppsFlyer cho thấy:
- 30% lượng cài đặt từ các kênh quảng cáo là gian lận
- 25% lượng cài đặt không bao giờ sử dụng ứng dụng
- 26% khách hàng rời bỏ ứng dụng sau lần đầu sử dụng
- 90% khách hàng không sử dụng sau 3 tháng
- 70% khác hàng không phát sinh giao dịch thứ 2
Ứng dụng ngân hàng cũng như các ứng dụng di động khác đều sẽ gặp phải các vấn đề chung về tìm kiếm khách hàng có nhu cầu thực sự cũng như giữ chân khách hàng ở lại sử dụng các sản phẩm về lâu dài.
Ông Bùi Huy Dũng, Giám đốc kinh doanh ACCESSTRADE Vietnam cho biết: “Trong quá trình làm việc với các khách hàng, tôi nhận ra nhiều doanh nghiệp đặc biệt là khối ngành ngân hàng tài chính đang có một số khó khăn cản trở họ trong hành trình phát triển ứng dụng ngân hàng số. Đáng chú ý nhất là việc tối ưu chi phí để tìm kiếm và giữ chân khách hàng mới. Việc này khá mất công sức và cả tiền bạc, lại cần đội ngũ nhân lực rất nhiều người”.
Để phát triển ngân hàng số, ngành tài chính ngân hàng nói riêng và các doanh nghiệp có ứng dụng di động nói chung đòi hỏi một giải pháp thực sự mang lại hiệu quả cao. Và quan trọng là từng người dùng mới phải là thật 100% và chất lượng luôn ở mức cao nhất.
Bà Julie Nguyễn - Giám đốc chi nhánh Hồ Chí Minh của Omega Media đưa ra lời khuyên: “So với việc tiếp cận người dùng thông qua bên thứ ba thì việc sở hữu ứng dụng di động sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu được dữ liệu người dùng. Người dùng mới khi đưa vào trong hệ thống app thì tất cả dữ liệu của người dùng đó đã nằm trong hệ thống back end của mình rồi. Điều này sẽ tạo ra lợi thế khi chúng ta kết hợp với các công nghệ như AI, Big Data thì chúng ta có thể biết được những điều như hành vi khách hàng, họ đang quan tâm đến những gì trong từng giai đoạn... từ đó đưa ra những chương trình referral hay giữ chân khách hàng mà không tốn nhiều chi phí cho quảng cáo nữa.”
Không phải mô hình Tính phí theo lượt cài đặt - CPI (Cost-per-install) mà Tính phí theo lượt đăng ký - CPR (Cost-per-register) mới là lời giải cho bài toán tăng trưởng người dùng ứng dụng di động
Không giống với bất kỳ giải pháp tăng trưởng người dùng app nào hiện có trên thị trường, CPR là sự kết hợp, sự tối ưu để giúp doanh nghiệp:
Tiếp cận người dùng đa kênh, đa điểm thông qua hệ thống đối tác (Publisher) hơn 500.000 người trên khắp Việt nam, kết hợp cơ chế kiểm định người dùng thật (Cost Per Register), CPR giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán thu hút người dùng chất lượng cao ở quy mô lớn.
Sở hữu lợi thế hệ sinh thái độc quyền gồm hơn 600 thương hiệu dịch vụ tiện ích (thanh toán hoá đơn, thanh toán tiện ích, ăn uống, du lịch, xem phim, mua sắm, quà tặng, đổi thưởng,...) sẵn sàng tích hợp với nền tảng app của mọi doanh nghiệp, CPR giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Khách hàng hài lòng sẽ giúp doanh nghiệp lan truyền người dùng mới, CPR giúp mọi việc trở nên dễ dàng với mô hình ScaleF đi kèm, được thiết kế để tối ưu hiệu quả kênh giới thiệu Referral/ MGM (Member Get Member).
Trả lời câu hỏi “đâu là các chỉ số chính mà doanh nghiệp cần đo đếm để biết chiến dịch tăng trưởng người dùng app của mình có thành công hay không?” mà ông Đỗ Hữu Hưng đặt ra ở phần tọa đàm, ông Jack Nguyễn, Regional Managing Director Insider đưa ra lời khuyên: “Less is more là yếu tố tâm lý quan trọng mà doanh nghiệp nên nhất quán ngay từ ban đầu. Không nên chạy theo quá nhiều bộ chỉ số mà chỉ nên xác định đâu là chỉ số quyết định & tập trung theo dõi các chỉ số này. Đầu tiên doanh nghiệp cần có một định nghĩa rõ ràng về thế nào gọi là một qualified user (người dùng chất lượng) cho sản phẩm/dịch vụ của mình (ví dụ: trong bao lâu người dùng sẽ thực hiện hành động đầu tiên sau khi tải app, thời gian lưu lại trên app, số lượng daily active v.v). Sau khi đã rõ ràng về bộ tiêu chí này, chỉ số đo lường quan trọng còn lại đó là Cost Per Qualified Action (chi phí cho mỗi hành động chuyển đổi mong muốn) là bao nhiêu thì hợp lý? Chẳng hạn như với khối tài chính ngân hàng, Register tức khách hàng đăng ký dịch vụ là qualified action mong muốn thì CPR (Cost-Per-Register) - như gói dịch vụ của ACCESSTRADE - có thể là chỉ số chính để đo lường hiệu quả trong mobile app marketing”.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Thu Quyên - Thành viên cao cấp Dự án Marketing chiến lược Trung tâm Marketing & Thương Hiệu - Ban Kế hoạch & Marketing - Ngân hàng MBBank chia sẻ: “CPR là một giải pháp toàn diện cho những vấn đề mà chúng tôi đang gặp phải trên nền tảng tiếp thị bằng ứng dụng di động. Giải pháp này sẽ mang lại sự tăng trưởng lành mạnh, đồng thời là công cụ giúp chúng tôi quản lý mối quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả”.
Để tìm hiểu về CPR và những ưu điểm nổi bật của gói giải pháp này, truy cập tại: https://cpr.accesstrade.vn/.
Về ACCESSTRADE
ACCESSTRADE là thương hiệu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại sở hữu giải pháp CPR này.
ACCESSTRADE là nền tảng Affiliate được thành lập năm 2015 bởi sự hợp tác giữa Interspace Nhật Bản và MOG Việt Nam, với công ty chủ quản là Interspace Việt Nam. Interspace Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực: Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) thuộc ngành Tiếp thị trực tuyến (Digital marketing). Toàn bộ hoạt động của Interspace Việt Nam được triển khai tự động trên Nền tảng ACCESSTRADE với hơn 600 nhà cung cấp (Advertiser) và hơn 450.000 đối tác (Publisher) hiện là nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.