Ứng dụng mua sắm cao kỷ lục với tỷ lệ giao dịch tăng 40%
Mức độ kết nối của ứng dụng mua sắm cao kỷ lục với tỷ lệ giao dịch tăng 40%, ứng dụng mua sắm di động dần trở thành lựa chọn hàng đầu của người dùng. Báo cáo thường niên chỉ ra rằng phí CPI giảm một cách đáng kể ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dù tỷ lệ kết nối thấp cho thấy ngành thương mại di động nơi đầy cần được cải tổ.
Adjust, nền tảng tiếp thị toàn cầu, nay ra mắt báo cáo mới về một thị trường đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt của ứng dụng di động với sự hợp tác của Liftoff, công ty dẫn đầu lĩnh vực tái tương tác và tiếp thị ứng dụng di động. Sử dụng dữ liệu bao quát nhất từ trước đến nay, báo cáo đã chỉ ra rằng ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động — lựa chọn lý tưởng nhất thế giới cho những ai muốn tìm cảm hứng và nhận hỗ trợ từ bộ phận cửa hàng hay từ bất kỳ đâu — tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao. Khu vực Bắc Mỹ dẫn đầu ngành ứng dụng mua sắm di động, trong khi người dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - một thị trường cân bằng và nơi chào đón ngành thương mại di động từ rất sớm - đã bắt đầu cảm thấy chán mua sắm, thể hiện qua việc tỷ lệ kết nối và chuyển đổi đều giảm.
Phân tích hơn 53 tỷ lượt hiển thị quảng cáo trên 10 triệu lượt cài đặt và 2 triệu sự kiện lần đầu trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020, báo cáo đã phát hiện ra:
Chưa có thời điểm nào tốt hơn để phát triển một ứng dụng mua sắm
Phân tích của Liftoff và Adjust cho thấy lượng người dùng ứng dụng mua sắm tăng cao. Với mức phí 19,47 USD, chi phí để thu hút thành công một người dùng mà họ hoàn tất đơn mua hàng đầu tiên đã giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng lúc đó, tỷ lệ kết nối tăng 40%, và tỷ lệ giao dịch đạt mức 14,7%, cao hơn hẳn tỷ lệ năm ngoái là 10,5%. Hơn hai năm qua, xu hướng chỉ ngày càng phổ biến hơn, với tỷ lệ kết nối dẫn đến mua hàng tăng 149%.
Thêm vào đó, cùng với lệnh cách ly tại nhà trong đại dịch COVID-19, người dùng có vẻ như sử dụng ứng dụng mua sắm còn thoải mái hơn: chi phí cài đặt được giữ ở mức tương đối ổn định trong suốt cả năm, nhưng vào đúng tháng 3 năm 2020, chi phí giảm xuống mức thấp trong năm là 2,48 USD -- ngay tại thời điểm lệnh cách ly tại nhà được áp dụng nghiêm ngặt.
"Vào năm ngoái, chúng tôi đã phân tích rằng việc các ông lớn trong ngành bán lẻ như Amazon, Flipkart và Alibab tăng trưởng nhanh doanh số bán hàng đã tạo đà phát triển cho các nhà bán lẻ khác, tạo điều kiện để người dùng có thể mua sắm cả năm, và xu hướng này chưa từng dừng lại," theo Mark Ellis, Đồng sáng lập và CEO tại Liftoff. "Khi người dùng quen dần với sự thay đổi trong ngành bán lẻ, họ phụ thuộc vào thiết bị di động nhiều hơn bao giờ hết. Từ trước đến nay, chưa từng có thời điểm nào tốt hơn để trở thành nhà marketing cho ứng dụng bán lẻ."
Trong một thế giới mà các điểm tiếp xúc vật lý sụt giảm, ứng dụng giúp định vị thương hiệu để duy trì đà tăng trưởng. Và theo Adjust, bằng cách tập trung vào các chiến lược tái kết nối và duy trì người dùng, nhiều công ty đã sớm nâng cao hiệu quả hoạt động.
“Toàn ngành thương mại điện tử đã gặp chút chấn động trong vài tuần đầu tháng 3 khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thể hiện qua việc các nhà marketing giảm chi tiền cho quảng cáo,” theo Paul H. Müller, Đồng sáng lập và Giám đốc Công nghệ tại Adjust. “Nhưng ngành dần hồi sinh vào tháng 4, khi dành nhiều nỗ lực để tái tương tác và tái kết nối người dùng — vừa để đưa người dùng trở lại phễu vừa giữ chân được người dùng hiện có.”
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cảm thấy chán ngấy việc mua sắm còn khu vực Bắc Mỹ mua sắm nhiều hơn
Vào năm ngoái, các xu hướng diễn ra ở các thị trường cân bằng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mỹ là tương tự nhau. Khi người dùng sẵn lòng hơn trong việc đăng ký ứng dụng mua sắm, thách thức đặt ra là chuyển đổi thành công người dùng để họ đặt đơn mua hàng. Người dùng ở những khu vực này thường chỉ thích "nhìn ngắm mặt hàng" bày bán trên thiết bị di động. Tuy nhiên, dữ liệu năm nay cho thấy một sự chuyển mình vượt bậc: hành vi tiêu dùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khu vực Bắc Mỹ trở nên tách biệt, trong đó khu vực Bắc Mỹ vươn lên dẫn trước.
Chi phí để có được đơn mua hàng đầu tiên ở khu vực Bắc Mỹ giảm xuống 4 lần (xuống mức thấp là 14,85 USD), trong khi đó tỷ lệ chuyển đổi tăng hơn 4 lần -- cao hơn tỷ lệ chuyển đổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến 6 lần (Bắc Mỹ là 27,6% còn châu Á - Thái Bình Dương là 4,7%). Cùng lúc đó, chí phí ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng gần gấp đôi so với năm ngoái, lên đến 54,90 USD. Khu vực đứng cuối về tỷ lệ kết nối với tỷ lệ giao dịch giảm hơn một nửa so với năm ngoái, như vậy tiếp thị nơi đây cần phải được cải tổ. Tuy nhiên, khu vực này mang đến giá trị đồng tiền cao - phí CPI (Cost Per Installs) giảm một cách đáng kể từ năm 2018 đến 2019 (từ 3,17 USD xuống 2,58 USD).