Báo cáo Truyền thông của các DN tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương - NEW -
Đầu tháng 7 năm nay , PR Newswire, đơn vị phân phối tin tức hàng đầu thế giới, đã công bố Báo cáo Truyền thông của các Doanh nghiệp tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Báo cáo khảo sát 948 chuyên gia quan hệ công chúng và truyền thông trong phạm vi khu vực, nhằm đưa ra một góc nhìn cho bối cảnh truyền thông của khu vực, bao gồm các xu hướng và thách thức, mở rộng chiến lược phân phối, nội dung tin tức của công ty và ngân sách truyền thông. Các phát hiện có chứa các ưu tiên trên các kênh truyền thông, phân bổ ngân sách truyền thông và sản xuất nội dung để cung cấp những thông tin có giá trị cho kế hoạch truyền thông trên phạm vi châu Á-Thái Bình Dương (APAC). Với sự đa dạng về ngôn ngữ, văn hóa và hành vi tiêu dùng, báo cáo cho thấy một mặt cắt ngang của 10 thị trường lớn trong khu vưc kể đến là - Úc, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Hiểu được những thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải khi điều chỉnh các chiến dịch trong môi trường truyền thông đa dạng báo cáo này sẽ giúp doanh nghiệp chia sẻ tốt hơn câu chuyện của họ trên các thị trường, văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.
Những kết luận chính cho thấy các doanh nghiệp từ 6 trong số 10 quốc gia tại APAC ưu tiên sự ảnh hưởng thương hiệu đối với tăng trưởng doanh số và chuyển đổi trong các chiến dịch của họ. Để tối ưu hóa nhận thức về thương hiệu, 70% doanh nghiệp ưu tiên các trang web tin tức là kênh truyền thông quan trọng nhất. Nó vượt qua các nền tảng khác như trang web của công ty, phương tiện truyền thông in ấn và phương tiện truyền thông xã hội.
Một số điểm nổi bật từ báo cáo:
- Có ba thách thức truyền thông hàng đầu đó là +) sản xuất nội dung (55%), +) đo lường tác động của truyền thông (54%) và +) hạn chế ngân sách (51%).
- Duy trì niềm tin và sự tương tác của khán giả. 69% doanh nghiệp tại Việt Nam coi đây là một thách thức, trong khi 28% doanh nghiệp ở Hàn Quốc gặp khó khăn.
- Trong năm 2020, 37% doanh nghiệp có kế hoạch tăng ngân sách truyền thông thông qua kênh thứ ba, đặc biệt với các doanh nghiệp lớn có hơn 1.000 nhân viên.
- Các kênh phân phối ưa thích cho tin tức của công ty là: trang web tin tức (70%), phương tiện truyền thông xã hội (60%), trang web chính thức của công ty (58%) và phương tiện truyền thông in ấn (56%).
- Các chủ đề phổ biến nhất trong các thông cáo báo chí của công ty là: sự kiện (63%), sản phẩm / dịch vụ mới (61%), quan điểm của ngành (39%) và thông báo giải thưởng (38%).
Báo cáo chi tiết có thể download tại đây https://misc.prnasia.com/atd/custeventreg.php?event_id=494/?utm_source=prnasia&utm_medium=press_release&utm_campaign=APACCommsReport2020