Lối đi nào dành cho GoViet (Gojek)?
Thị trường gọi xe hiện nay đang phân mảnh thành 3 mảng chính: di chuyển, giao nhận và đặt thức ăn. Từng mảng đều đã xác định người dẫn đầu.
Bài viết là nhận định của ông Hoàng Tùng – Founder Pizza Home/Co-Founder Xưởng tranh Mopi.
Tôi là người đã sử dụng cả 3 dịch vụ của GoViet: di chuyển bằng Go Bike, dùng GoSend để gửi hàng hoá/ vật phẩm, thường xuyên đặt thức ăn qua GoFood và cũng là đối tác của GoFood. Và trên thị trường gọi xe hiện nay cũng đang phân mảnh thành 3 mảng chính:
- App gọi xe (ô tô/ xe máy)
- App gọi thức ăn
- App giao/ nhận hàng hoá
Chúng ta sẽ đi sâu vào từng đặc điểm của các ứng dụng gọi xe đang có mặt trên thị trường hiện nay và đi chi tiết hơn vào GoViet, dựa trên câu chuyện sáp nhập sắp tới của GoViet và Gojek.
1. Mảng gọi xe
Grab là ứng dụng được gọi nhiều nhất, tiếp theo sau là Be. Theo lẽ thông thường, thương hiệu nào có khuyến mãi nhiều thì người dùng sẽ thường xuyên tới lui với hãng, nhưng sau thời gian sử dụng dịch vụ với mức giá “hời” đó, họ cũng sẽ quay về với thương hiệu họ tin dùng và dần trở thành khách hàng trung thành. Tuy nhiên, với Grab, họ khá thường xuyên mở bán các gói khuyến mãi dành cho cả khách hàng thân thiết cũng như khách hàng chỉ đôi lần sử dụng dịch vụ của mình. Đơn cử là gói Thành viên của Grab đã thu hút số lượng lớn người dùng trở thành khách hàng thân thiết, đó cũng là lý do khá nhiều người dùng sẽ nghĩ đến Grab mỗi khi có nhu cầu.
Ở dịch vụ này, GoViet không chiếm nhiều thị phần vì đơn giản họ chỉ có 1 dịch vụ duy nhất là di chuyển bằng xe máy. Với lịch trình di chuyển đa dạng, người dùng hiện nay lựa chọn cả xe máy và ô tô tuỳ thời điểm, chứ không hẳn phụ thuộc nhiều vào kinh tế như trước đây. GoViet không có mảng đặt xe ô tô nên cũng để lỡ mất cơ hội thu gom lượng khách hàng trung thành tuyệt đối dạng này. Một đặc điểm nữa khiến GoViet ít được khách hàng lựa chọn là do điều kiện xe và chất lượng của tài xế. Tuy giá thành có thấp hơn mặt bằng chung nhưng những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đi xe luôn rình rập.
2. Mảng gọi thức ăn
Ở mảng này, dẫn đầu vẫn là Grab và theo sau là NowFood. NowFood (Now) có lợi thế với tệp khách trung thành bởi là ứng dụng đặt thức ăn giao hàng tận nơi đầu tiên. Tiếp đến là chỗ đứng của ứng dụng đặt món đến từ GoViet – GoFood và Baemin. Theo tôi, một số đặc điểm khiến 2 ứng dụng này kém hơn so với Grab và Now là:
- Phần mềm quản lý: Grab chuyển đổi đối tác thành gian hàng yêu thích, việc giao dịch giữa khách hàng và nhà hàng là hoàn toàn tự động giúp cho việc đối soát và thanh toán dễ dàng hơn rất nhiều, ngoài ra cũng hạn chế gian lận từ shipper.
- Tiền mặt: Grab đã triển khai toàn bộ không dùng tiền mặt đối với Đối tác nhà hàng; bên cạnh đó Now thì vẫn dùng nhưng có phần mềm đối soát. Hai phần này thì Go (trong hội nhóm các nhà đối tác đã giục rất nhiều) và Baemin chưa có.
Việc không dùng tiền mặt và kiểm soát qua app thực ra sẽ giúp cho chính Go giảm thiểu thất thoát. Đã có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại shipper đến Pizza Home chụp ảnh cửa quán rồi đi đến nơi khác mua thức ăn rẻ hơn để giao cho khách, nếu kiểm soát và không dùng tiền mặt sẽ giúp giảm thiểu được phần này.
3. Mảng giao/ nhận hàng hoá
Grab vẫn là một điểm sáng ở mảng này, bên cạnh đó còn có Ahamove đã tồn tại khá lâu và chỉ chuyên về giao hàng. Ngoài ra còn có GoViet và Be cũng thường xuyên được sử dụng. Một số cái tên được đánh tiếng nhưng hoạt động khá mờ nhạt là Fastgo và Loship.
Theo tôi, trong môi trường Internet, bạn phải đứng nhất/ đứng nhì, hoặc không là gì cả. Vì vậy sẽ không có nhiều cơ hội cho Fastgo hay Loship. Để 1 ứng dụng hạng 3-4 như GoViet bứt phá, họ phải:
- Tập trung vào mảng xe máy: Lọc lại các đối tác tài xế, chỉ chấp nhận xe có điều kiện nhất định (ví dụ chỉ nhận xe từ năm 2010 trở về sau/ xe có đầy đủ chức năng, an toàn...), thậm chí là phát triển dịch vụ Premium dạng xe máy đời mới/ cao cấp như SH...
- Hoàn thiện phần gọi thức ăn: mảng này trên thực tế thu lợi nhiều hơn là mảng di chuyển vì có tới 3 nguồn thu:
- Từ khách hàng đi xe
- Từ đối tác lái xe
- Từ đối tác quán
Ngoài ra, đây cũng là bước tiến để GoViet có thể mở ra thêm mảng Siêu thị (ở khu vực thì mảng Siêu thị/ Thực phẩm/ Nông sản/ Quà tặng đang phát triển mạnh sau mảng gọi đồ ăn).
Thực tế các Nhà hàng/ Quán ăn hoàn toàn có thể tận dụng làn sóng chuyển đổi lên các app gọi đồ để có thể có thêm những dòng doanh thu mới. Tối ưu được, lợi nhuận sẽ tăng đáng kể.
Hoàng Tùng @MrPizza
PS: Tổng hợp các bài viết của mình trong về Kinh doanh F&B với các chủ đề 1.Khởi nghiệp F&B 2.Nhượng quyền F&B 3.Markeing F&B 4.Chuyển đổi lên App
DANH MỤC BÀI VIẾT: https://bit.ly/2ZWn1c7 , sẽ được update dần hàng tuần
Các khóa học về Kinh doanh Ẩm thực và Marketing Ẩm thực của tôi:
Link đăng ký khóa học trên Edumall: https://edumall.vn/course/vu-khi-marketing-hieu-qua-trong-linh-vuc-fb
Link đăng ký khóa học trên Unica: https://unica.vn/xay-dung-chuoi-quan-cafe-tu-a-den-z
Link khóa học trên Kyna: https://kyna.vn/xay-dung-mo-hinh-fb-thanh-cong
Đây là trang cá nhân của tôi: www.facebook.com/HTungPizza
Đây là trang lưu giữ các tác phẩm văn học của tôi: www.facebook.com/tacgiahoangtung
Đây là trang lưu giữ các bài viết về Quản trị Kinh doanh của tôi: www.facebook.com/TungMrPizza
#HoangTung #MrPizza #MrFnB #KhoahocFB #MarketingNhaHang #MarketingCafe #MarketingFB #MarketingAmThuc #KinhDoanhNhaHang #KinhDoanhCafe #KinhDoanhQuanCafe