Marketer Mã Phúc Quỳnh
Mã Phúc Quỳnh

PR & Communication Excecutive @ FECON Corporation

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Chẳng cần phải trở thành một nhà tâm lý học để có thể đoán biết cảm xúc và suy nghĩ của khách mời. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt những insight giá trị ấy thông qua một vài thủ thuật từ Neuromarketing (Tiếp thị thần kinh học).

Yếu tố quyết định tới sự thành công của các Sự kiện tiếp thị (Event Marketing) nằm ở việc bạn có thực sự thấu hiểu cảm xúc của các khách mời tiềm năng của mình hay không. Bạn có thể sử dụng rất nhiều các kênh truyền thông mạng xã hội, tung rất nhiều thông tin ưu đãi, khuyến mãi, voucher, tặng vé miễn phí với số lượng giới hạn, nhưng nếu bạn không hiểu được ngôn ngữ cảm xúc của chính khách hàng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc quảng bá sự kiện của mình.

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Chẳng cần phải trở thành một nhà tâm lý học để có thể đoán biết cảm xúc và suy nghĩ của khách mời. Bạn hoàn toàn có thể nắm bắt những insight giá trị ấy thông qua một vài thủ thuật từ Neuromarketing

Neuromarketing (Tiếp thị thần kinh học) là gì?

Có thể giải thích ngắn gọn bằng một ví dụ như sau: Một ngày nọ, bạn đột nhiên muốn mua một gói khoai tây chiên để ăn vặt, vì vậy bạn nhanh chóng đi tới cửa hàng và tìm kiếm món đồ giữa rất nhiều thương hiệu khác nhau trên kệ hàng. Sau một hồi lưỡng lự, bạn dừng lại ở một thương hiệu khoai tây chiên bất kỳ, cầm nó lên và bỏ vào giỏ hàng.

Neuromarketing là ngành khoa học sẽ nghiên cứu và giải thích lý do tại sao bạn đưa ra quyết định cụ thể đó – Lựa chọn thương hiệu khoai tây chiên A thay vì B, C, D. Hay nói cách khác, Neuromarketing giúp “tìm kiếm Logic trong Phi lý” bởi đôi khi “Khách hàng thường không giải thích nổi tại sao họ lại mua những thứ họ thường mua”. Đồng thời, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào để các thương hiệu khoai tây chiên khác có thể cải thiện thương hiệu của họ và khiến cho sản phẩm của họ nằm trong giỏ hàng của bạn trong những lần mua sắm tiếp theo.

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Thuật ngữ “Tiếp thị thần kinh học” lần đầu tiên được đưa ra bởi Ale Smidts, Giáo sư tại Khoa Marketing, Trường Quản lý Rotterdam, Hà Lan. Thuật ngữ này được định nghĩa là một phần trong lĩnh vực tiếp thị, nghiên cứu ảnh hưởng của các hiệu ứng kích thích tiếp thị lên các phản ứng liên quan tới nhận thức, cảm xúc và sự nhạy cảm của người tiêu dùng.

Dựa vào lý thuyết này, tác giả đã rút ra một số mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng để quảng bá cho các sự kiện tiếp theo của mình.

Tip 1: Tập trung nhiều hơn vào việc giải quyết “nỗi đau” thay vì tạo ra “niềm vui”

Nghe có vẻ kỳ lạ đúng không? Có thể bạn sẽ cho rằng công việc của bạn là tạo ra những sự kiện đem tới cho khách tham dự những trải nghiệm thật thú vị và thoải mái. Điều này không sai, tuy nhiên nếu muốn nổi bật, bạn cần phải làm tốt hơn thế nữa.

Có một mẹo nhỏ như sau: Khi quảng bá cho một sự kiện, hãy nhấn mạnh việc sự kiện của bạn có thể giúp khách hàng giải quyết “nỗi đau”mà họ đang gặp phải, thay vì việc chỉ đến đó và tìm niềm vui.

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Theo nhà nghiên cứu người Pháp Christophe Morin, “Con người là những cỗ máy tránh đau”. Ông giải thích. “Não bộ của chúng ta tự cho nó là trung tâm, và điều duy nhất mà nó quan tâm chính là sự sống còn của chính mình”.

Nói cách khác, chúng ta sẽ phản ứng nhanh hơn với việc né tránh những thứ “nguy hiểm” hơn là tìm kiếm “niềm vui”.

Vậy điều này có ý nghĩa gì với sự kiện của bạn? Thay vì chỉ hứa hẹn những trải nghiệm tuyệt vời, địa điểm tổ chức độc đáo hoặc sự góp mặt của các diễn giả nổi tiếng, hãy tập trung vào câu chuyện giải quyết những “nỗi đau” đang tồn tại âm ỉ trong lòng khách tham dự.

Ví dụ nhỏ: Nếu bạn đang lên kế hoạch tổ chức sự kiện cho freelancers (những người làm việc tự do), bạn có thể thiết kế một thông điệp xoay quanh việc: “Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng bị đánh cắp chất xám?”. Chắc chắn họ sẽ quan tâm hơn tới sự kiện để tìm kiếm những biện pháp ngăn chặn rủi ro cho bản thân.

Tip 2: Kết nối cảm xúc của khách tham dự

Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của tiếp thị thần kinh học chính là biết cách điều khiển cảm xúc của người khác. Tài liệu nghiên cứu “Tiếp thị thần kinh học & Đánh giá phản ứng liên quan tới nhận thức và cảm xúc của khách hàng đối với các kích thích tiếp thị” đã chỉ ra rằng: “Hiệu quả mà các chiến dịch tiếp thị, các thương hiệu và sản phẩm tác động tới chúng ta, từ quan điểm nhận thức và cảm xúc, được đánh giá thông qua việc đo lường sự chú ý, khả năng mã hoá và gắn kết cảm xúc của khách hàng”.

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Để lên kế hoạch cho một sự kiện đáng nhớ, đồng thời tạo ra tác động lớn hơn tới người tham dự, nhà tổ chức hãy thử tìm cách kết nối cảm xúc của các khách mời. Bạn hoàn toàn có thể làm được việc này thông qua các hình thức quen thuộc như kể chuyện (storytelling) – đây là một kỹ thuật giúp giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau (như dopamine, oxytocin, serotonin hoặc endorphin – 4 loại hoocmon hạnh phúc) trong não của người tham dự, giúp tạo ra cảm giác tích cực đối với các thông điệp và sự kiện nói chung cực kỳ hiệu quả.

Tip 3: Thu hút sự chú ý của khách mời thông qua sự “mập mờ”, bí ẩn

Bộ não của chúng ta ghét những bí ẩn chưa được giải quyết hoặc sự bất đồng về nhận thức. Là con người, chúng ta luôn cảm thấy bị thôi thúc phải tìm ra các điểm khác nhau hoặc liên kết các dữ liệu để tìm ra một kết quả rõ ràng. Theo giáo sư Robert Cialdini, khi chúng ta tạo ra sự “mơ hồ”, đồng nghĩa với việc chúng ta đang cố gắng thu hút sự chú ý của nhóm công chúng mục tiêu.

Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này khi lên kế hoạch quảng bá cho sự kiện của mình.

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Ví dụ nhỏ: Nếu bạn đang nghĩ đến việc chạy quảng cáo Facebook cho sự kiện của mình, hãy thử sử dụng một hình ảnh không liên quan tới sự kiện. Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng nó thực sự hiệu quả. Doanh nhân và cũng là cây viết hàng đầu của Medium – Benjamin Hardy nhấn mạnh – bạn nên kết hợp thông điệp với một bức ảnh ngẫu nhiên. Bằng việc này, bạn sẽ ngay lập tức tạo ra sự “mâu thuẫn” trong suy nghĩ của khách hàng. Và khi họ bắt đầu băn khoăn suy nghĩ, tức là bạn đã thành công trong việc thu hút họ đối với quảng cáo của mình.

Tip 4: Thiết kế một lời kêu gọi (CTA) mang tính “kéo-đẩy”

Call-To-Action (CTA) cũng không nằm ngoài những ứng dụng của chiến lược tiếp thị thần kinh học.

Doanh nhân Richie Norton đã đề cập trong một bài thuyết trình trên webinar của mình rằng ông luôn luôn sử dụng lời kêu gọi hành động mang tính vừa “đẩy”, vừa “kéo”. Nói cách khác, thay vì sử dụng một bước hành động khuyến khích mang chiều hướng tích cực (Ví dụ như: Hãy tham gia sự kiện ngay!), Richie Norton sẽ sử dụng cả hai thái cực trong cùng 1 câu nói: một tích cực và một tiêu cực.

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Ví dụ nhỏ: Nếu áp dụng kiến thức này vào các sự kiện của mình, bạn có thể thúc đẩy người tham dự tiềm năng đăng ký tham dự bằng việc tạo ra Call-To-Action theo dạng: “Đừng bỏ lỡ sự kiện và hãy giữ chỗ cho bạn ngay hôm nay!”

Tip 5: Kích thích mọi giác quan của người tham dự

Không có gì hấp dẫn hơn khả năng thu hút mọi giác quan của khách mời. Các event planner có thể thực hiện điều này thông qua mọi “điểm chạm”, từ hình ảnh, câu chữ, âm thanh hoặc mùi hương… Nói cách khác, bạn có rất nhiều cơ hội để nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng việc thiết lập nên trong tâm trí khách hàng một bộ nhớ mạnh mẽ thông qua các giác quan.

5 Ứng dụng Tiếp thị thần kinh học trong Tổ chức sự kiện

Bằng cách này, bạn sẽ khiến cho hội nghị hoặc concert trở thành một sự kiện đáng nhớ chỉ với một mùi hương, màu sắc cũng sẽ đủ để gợi lại và khiến cho khách tham dự thích thú khi nghĩ về nó.

Mặc dù vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ, nhưng Tiếp thị thần kinh học (Neuromarketing) đã trở thành một nguồn kiến thức vô cùng hữu ích với những Insights (sự thật ngầm hiểu) giá trị về bản chất tâm lý của con người. Ở thời điểm hiện tại, tiếp thị thần kinh học giúp chúng ta hiểu rằng điều gì thực sự thúc đẩy con người hành động, phản ứng hoặc hành xử theo một cách nhất định. Vì vậy, hãy thoải mái khám phá và áp dụng tất cả các mẹo trên đây và xem chúng sẽ tạo ra được những hiệu quả như thế nào đối với chiến dịch marketing cho sự kiện của bạn cũng như trải nghiệm của cả những người tham dự.

Thông tin liên hệ: TG Brand Development – Professional Branding Solutions

Facebook: facebook.com/tgbranddevelopment/
Email: [email protected]
Website: www.trangia.vn