SR Fashion Business Talk #10 quay lại với chủ đề “Thời trang Việt vực dậy sau đại dịch”
Tròn một năm ra đời của SR Talk, Style-Republik kết hợp cùng SR Fashion Business School và F.A.C.E – The Fashion Design Academy đã đem SR Fashion Business Talk trở lại không gian sang trọng của Én Restaurant & Event Space với chủ đề: Thời Trang Việt vực dậy sau đại dịch.
Góp mặt trong SR Fashion Business Talk #10 lần này là ba đại diện đến từ ba tên tuổi uy tín trong giới thời trang và truyền thông tại Việt Nam, đó là:
- Ms. Yến Vũ – Founder & CEO @Cocosin
- Ms. Phạm Ngọc – Head of Communication @H&M Việt Nam
- Mr. Nicholas Phạm – Head of Operation @TikTok Việt Nam
Cùng sự dẫn dắt của host chương trình Trần Hà Mi – Fashion Marketing Strategist, Co-founder & CEO @Style-Republik & SR Fashion Business School.
Nội dung buổi trò chuyện xoay quanh hai vấn đề chính là (1) làm thế nào thương hiệu Việt và thương hiệu quốc tế tại Việt Nam đối phó với đại dịch COVID-19; và (2) lời khuyên cho các thương hiệu tại Việt Nam để tận dụng TikTok hiệu quả trong việc quảng bá về thương hiệu.
Cocosin, một thương hiệu nội địa có chỗ đứng bền vững trong làng thời trang Việt với hơn 11 cửa hàng lớn nhỏ ở khắp các thành phố lớn trong suốt 8 năm vận hành, có khởi điểm là một cửa hàng bán hàng thời trang nhập khẩu. Sau 1,5 năm hoạt động, nhận thấy cần thay đổi sang hướng kinh doanh lâu dài và bền vững hơn, chị Yến Vũ đã chuyển hướng sang kinh doanh các mặt hàng thời trang thiết kế. Cocosin đã đạt được nhiều thành công đáng nể, gây được tiếng vang trong cộng đồng thời trang Việt Nam qua những lần kết hợp với những người nổi tiếng như diễn viên Angela Phương Trinh trong bộ sưu tập “It Girl”, hoa hậu Phạm Hương trong bộ sưu tập “Girl Boss” hay với siêu mẫu Jessica Minh Anh để trình diễn bộ sưu tập “Girls Run The World” tại Paris.
Còn đối với thương hiệu quốc tế H&M, khi tấn công vào thị trường Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành công lớn. Năm 2017, H&M mở cửa hàng đầu tiên tại VinCom Đồng Khởi. Khi đó, Việt Nam là thị trường thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á và là thứ 12 trong khu vực châu Á được H&M lựa chọn. Chị Phạm Ngọc nhận xét về thị trường thời trang Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng, dân số trẻ nên rất nắm bắt với xu hướng và cởi mở với các thương hiệu quốc tế.
“Thị trường thời trang Việt Nam là thị trường có nhiều tiềm năng, dân số trẻ nên rất nắm bắt với xu hướng và cởi mở với các thương hiệu quốc tế.”
Trước sự đổ bộ của các thương hiệu quốc tế, liệu thời trang nội địa Việt Nam có đang bị đe dọa?
Chị Phạm Ngọc cho rằng các thương hiệu Việt Nam có những lợi thế lớn về tính độc đáo, linh hoạt và phù hợp với vóc dáng lẫn văn hoá Việt Nam. Còn các thương hiệu quốc tế có lợi thế về mặt quy mô và xu hướng mới nhờ đó mà góp phần không nhỏ vào việc khuấy động thị trường thời trang đồng thời kích thích nhu cầu mua sắm. Vì thế, cả các thương hiệu nội địa lẫn quốc tế đều cùng có lợi. Sự đổ bộ của các thương hiệu quốc tế vừa là thử thách mà cũng vừa là cơ hội cho các thương hiệu trong nước. Sự đa dạng các lựa chọn đã tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh khiến các thương hiệu phát triển tối đa để đưa ra những sản phẩm tốt nhất đến cho khách hàng.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng thế nào đến tình hình kinh doanh của các thương hiệu thời trang? Cocosin và H&M đã làm gì để đối phó với tình hình này?
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lên tất cả các ngành nghề, không riêng gì thời trang. Cocosin đã phải đóng cửa 3 tuần với doanh thu tại cửa hàng bằng không. H&M cũng phải đóng cửa tất cả các cửa hàng ở các trung tâm mua sắm đồng thời huỷ tất cả các hoạt động của hãng bao gồm việc ra mắt bộ sưu tập mới. Tuy nhiên, Cocosin và H&M đã có những cách ứng phó khá thông minh trong thời gian cách ly xã hội.
Cocosin có nền tảng e-commerce mạnh mẽ, đây cũng là định hướng từ lúc mới thành lập thương hiệu, từ đó đã giúp ổn định doanh thu của thương hiệu dù phải đóng cửa các cửa hàng trong giai đoạn cách ly xã hội. Các hoạt động mua sắm online qua mạng xã hội và website vẫn được duy trì thậm chí tăng mạnh khi đại dịch cản trở việc khách hàng đến cửa hàng mua sắm. Ngoài ra Cocosin còn thay đổi hoàn toàn kế hoạch sản xuất, tạm dừng các thiết kế cầu kỳ yêu cầu khách hàng phải ra cửa hàng, thử đồ rồi quyết định mua và chuyển sang sản xuất các mặt hàng cơ bản như áo thun, quần jeans… để khách hàng vẫn có thể mua mà không cần thử đồ.
Với H&M, vào thời điểm dịch bùng phát, thương hiệu lựa chọn ưu tiên con người lên hàng đầu. Với mục tiêu “Safety comes first” và “Human is key”, H&M đã tận dụng những nền tảng mạng xã hội với hàng trăm triệu lượt theo dõi để gắn kết con người lại với nhau. H&M thường xuyên chia sẻ các thông tin hữu ích về sức khoẻ, những thông điệp truyền cảm hứng để giữ vững cộng đồng yêu mến thương hiệu. Chính nhờ việc làm này, H&M đã chiếm được rất nhiều cảm tình của khách hàng, khiến họ yêu mến H&M và khi đại dịch kết thúc, H&M sẽ xuất hiện trong suy nghĩ của khách hàng khi họ quyết định mua sắm trở lại.
Thật vậy, khi tình hình COVID-19 đã thuyên giảm ở Việt Nam, các hoạt động kinh doanh bắt đầu nhộn nhịp trở lại, Cocosin và H&M đã chứng kiến sự phục hồi của thương hiệu, thậm chí có sự tăng trưởng.
Có phải xu hướng mua sắm thời trang sẽ thay đổi sau dịch?
Chị Phạm Ngọc cho biết, sau dịch, ngành hàng Kids của H&M bán rất mạnh. Các ngành hàng khác cũng tăng trưởng nhanh chóng. Chị tin rằng sau dịch, nhu cầu ăn mặc đẹp, chăm sóc bản thân sẽ càng tăng hơn tuy nhiên khách hàng sẽ ưu tiên chọn những mặt hàng có giá cả phải chăng vì đại dịch đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của họ.
Chị Hà Mi nói rằng trong mùa dịch, hai điều mà chị nghe nhiều nhất đó là “đeo khẩu trang” và “tải TikTok”. Vậy hết dịch rồi thì liệu người ta có còn dùng TikTok nữa hay không?
Anh Nicholas Phạm – Head of Operation của TikTok đã giới thiệu TikTok bằng câu nói: “TikTok là một nền tảng xã hội phản xã hội”. Anh giải thích TikTok là một nền tảng đề xuất nội dung dựa vào chính sở thích và mối quan tâm của từng cá nhân chứ không hề dựa trên mạng lưới xã hội của mỗi người như những nền tảng mạng xã hội khác. TikTok là ứng dụng dành cho tất cả mọi người bất kể độ tuổi, giới tính hay sắc tộc. Cộng đồng người dùng TikTok rất sáng tạo và rộng lớn với hơn 800 triệu người dùng trên toàn thế giới, 1,2 triệu người sử dụng hàng tháng và hơn 2.500 creators ở Việt Nam.
“Cộng đồng người dùng TikTok rất sáng tạo và rộng lớn với hơn 800 triệu người dùng trên toàn thế giới, 1,2 triệu người sử dụng hàng tháng và hơn 2.500 creators ở Việt Nam.”
Với TikTok, ‘everyone is on the same page’, nghĩa là ai cũng có xuất phát điểm giống nhau. Miễn nội dung họ tạo ra sáng tạo và có giá trị lan toả, video đó có thể có hàng triệu lượt views dù cho họ không có followers nào. Trào lưu trên TikTok là do người dùng và TikTok tạo nên, chứ không riêng một bên nào. Anh Nicholas nhấn mạnh rằng, TikTok có một thư viện nội dung và tính năng luôn được cập nhật, đổi mới hàng tuần, được cá nhân hoá cho từng người dùng và chính những điểm đặc biệt đó sẽ giữ chân người dùng chứ không chỉ là một cơn sốt nhất thời. Vì thế, theo anh, các thương hiệu nên biết tận dụng điểm mạnh của TikTok để tăng nhận thức về thương hiệu. Nếu họ biết tạo trào lưu và theo trào lưu mà vẫn giữ được cá tính riêng của mình, cơ hội quảng bá thương hiệu trên TikTok là rất rộng mở. Hơn nữa, bây giờ đang là thời điểm vàng để các thương hiệu nắm lấy TikTok vì hiện tại TikTok là một nền tảng hoàn toàn miễn phí.
Anh Nicholas cũng hoá giải những lầm tưởng của đại đa số mọi người về việc TikTok là ứng dụng chỉ dành cho giới trẻ, cụ thể là Gen-Z, khiến nhiều người và thậm chí nhiều thương hiệu cho rằng đây là ứng dụng quá trẻ dành cho mình và thương hiệu không thể tìm thấy tập khách hàng trùng khớp với mặt hàng mình đang kinh doanh. Theo anh, TikTok có những nội dung đa dạng, sâu sắc hướng đến những mục tiêu to lớn. Điển hình là các chiến dịch CSR của doanh nghiệp, quảng bá du lịch Việt Nam hay các chiến dịch bảo vệ phụ nữ tại Việt Nam đều được cộng đồng TikTok đón nhận và chia sẻ rộng rãi.
Hướng đi sắp tới của Cocosin, H&M và TikTok trong thời trang là gì?
Theo chị Yến Vũ, Cocosin trong năm tới dự định sẽ cơ cấu lại các cửa hàng offline, ít cửa hàng nhỏ lại mà thay vào đó là những cửa hàng lớn hơn, đầu tư hơn vào Visual Merchandising (trưng bày cửa hàng trực quan), cải thiện trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách hàng. Tích hợp những dịch vụ mới, xây dựng một cộng đồng thời trang thân thiết có thể tìm đến Cocosin với nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra, Cocosin sẽ đẩy mạnh các kênh bán hàng online như website và mạng xã hội như Facebook, Instagram và chắc chắn là TikTok trong tương lai gần. Chị Yến Vũ tin rằng, chi phí marketing để đưa thương hiệu đến với khách hàng mới sẽ cao hơn khách hàng cũ. Vì thế, website mua sắm online là để tạo ra sự tiện lợi, thoải mái cho những khách hàng thân thiết (loyal customers) để họ luôn có thể tìm đến Cocosin dù ở bất cứ đâu. Ngoài ra, Cocosin đang có định hướng sẽ chuyển sang thiết kế và sản xuất các mặt hàng thời trang mang tính bền vững.
“Chi phí marketing để đưa thương hiệu đến với khách hàng mới sẽ cao hơn khách hàng cũ. Vì thế, website mua sắm online là để tạo ra sự tiện lợi, thoải mái cho những khách hàng thân thiết (loyal customers) để họ luôn có thể tìm đến dù ở bất cứ đâu.”
Còn theo chị Phạm Ngọc, H&M đang và sẽ đầu tư hơn nữa vào Visual Merchandising (trưng bày cửa hàng trực quan) đồng thời tiến hành nội địa hoá các sản phẩm của mình ở thị trường Việt Nam bằng việc nghiên cứu về xu hướng, khí hậu, nhu cầu và hành vi mua sắm của người dùng thông qua các số liệu thu được. Đồng thời, H&M sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc kinh doanh các mặt hàng thời trang bền vững. Với H&M, cửa hàng offline vẫn có tầm quan trọng không thể thay thế vì khách hàng vẫn luôn muốn đến cửa hàng nhìn ngắm, cảm nhận chất liệu, thử đồ rồi mới quyết định mua. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được tính hiệu quả của các kênh bán hàng online và việc phát triển một nền tảng mua sắm online sẽ nằm trong kế hoạch tương lai gần của H&M. Ngoài ra, H&M cũng tiết lộ mong muốn được kết hợp với những nhà thiết kế ở Việt Nam để cùng ra mắt các bộ sưu tập cho thị trường Việt Nam. Đó cũng là mục tiêu của H&M.
Còn TikTok trong tương lai chắc chắn sẽ phát triển nhiều tính năng hơn để hỗ trợ công việc kinh doanh của các thương hiệu thời trang. Không chỉ dừng lại ở mức quảng bá, nâng cao nhận thức của người dùng với thương hiệu, TikTok sẽ cung cấp các chức năng giúp người dùng có thể mua sắm trên TikTok tương tự như Facebook Shop hay Instagram Shop.
Trong khuôn khổ SR Talk còn có một phần giới thiệu từ đại diện của TikTok, anh Kelvin, về các tính năng và ứng dụng của TikTok mà các thương hiệu fashion & lifestyle có thể học tập để đưa thương hiệu đến với một lực lượng đông đảo người dùng trên nền tảng này.
H&M là một thương hiệu fast fashion tương tự Forever 21 và được biết Forever 21 đã phá sản. H&M sẽ làm thế nào để tránh rơi vào tình cảnh tương tự?
Chị Phạm Ngọc cho biết, fast fashion tuy có nhiều bất cập nhưng nó tiếp cận được nhiều đối tượng hơn sustainable fashion (thời trang bền vững). Việc chuyển đổi sang thời trang bền vững cần nhiều thời gian và công sức từ việc lựa chọn và xử lý nguyên liệu đến việc thay đổi chu trình sản xuất, nhân công… Chị Ngọc cũng nói thêm rằng, tất cả chúng ta đều có thể thực hành thời trang bền vững thông qua nhiều hành động, không nhất thiết phải mua thời trang gắn mác bền vững (đi cùng giá thành cao). Điển hình như mua quần áo và tái sử dụng nhiều lần, nhiều cách khác nhau hoặc tái chế đồ cũ thành những món đồ có chức năng khác…
Việc mở rộng mạng lưới các cửa hàng từ Nam ra Bắc của Cocosin đã gặp phải những khó khăn gì? Việc chuyển giao từ một cửa hàng bán hàng nhập sang một thương hiệu thiết kế nội địa đã phải đối mặt với những thử thách về nguyên vật liệu đầu vào, số lượng sản xuất như thế nào? Làm sao để quản lý các nhà cung cấp, cung ứng ở Việt Nam và đảm bảo chất lượng thiết kế?
Chị Yến Vũ nhấn mạnh về hành vi mua sắm (buying behavior) của khách hàng ở từng vùng miền của Việt Nam là khác nhau. Vì thế, việc trước tiên mà mọi thương hiệu cần làm khi quyết định mở rộng chi nhánh ở các tỉnh thành khác là phải nghiên cứu thật kỹ tập khách hàng và hành vi mua sắm của từng khu vực. Đặc biệt, nếu Bắc tiến, các thương hiệu cần chú trọng việc định vị thương hiệu bởi sẽ có nhiều sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn từ các nước lân cận, điển hình là Trung Quốc, nơi có nguồn hàng cực kỳ đa dạng với giá thành rất rẻ.
Việc chuyển giao từ bán hàng nhập khẩu sang tự thiết kế và kinh doanh đòi hỏi thời gian và chiến lược chứ không thể một sớm một chiều được. Thời gian đầu, chị Yến Vũ vẫn bán hàng nhập và hàng thiết kế với số lượng nhỏ. Chị liên tục khảo sát thị trường và đánh giá mức độ thành công của mặt hàng thiết kế trước khi chuyển hẳn sang bán hàng thiết kế.
Để đảm bảo chất lượng thiết kế, chị Yến Vũ nhấn mạnh thương hiệu cần có nhân sự am hiểu về kỹ thuật may, chất liệu, cấu trúc… để quản lý chất lượng (quality control) từ khâu đầu chuyền (khâu sản xuất mẫu thử – đảm bảo các sản phẩm mẫu làm ra đã đúng với ý đồ thiết kế), sau đó mới chuyển cho nhà máy để sản xuất hàng loạt (mass production) và kết thúc công đoạn này cũng cần một khâu kiểm tra chất lượng một lần nữa.
Một số xưởng sản xuất gia công cho các thương hiệu đang có định hướng chuyển sang tự sản xuất và kinh doanh các mặt hàng của riêng mình. Vậy chiến lược marketing cho các đơn vị này là gì?
Theo chị Yến Vũ, có hai điều mà một cơ sở sản xuất/ gia công cần quan tâm: chất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu. Sản phẩm cần phải có chất lượng tốt thì mới bán được, nếu không dù có quảng bá ở trên bất cứ nền tảng nào cũng sẽ đều thất bại. Thứ hai là đầu tư cho branding (hình ảnh thương hiệu). Ngày nay, thời trang không chỉ còn là áo quần mà đã nâng tầm lên thành một sản phẩm tinh thần. Kinh doanh thời trang là trao đi những giá trị tinh thần cho khách hàng vì thế các thương hiệu nên đầu tư và biết cách kể câu chuyện của chính mình.
“Kinh doanh thời trang là trao đi những giá trị tinh thần cho khách hàng, vì thế các thương hiệu nên đầu tư và biết cách kể câu chuyện của chính mình.”
Chị Phạm Ngọc của H&M cũng nhấn mạnh thêm hai yếu tố mà các thương hiệu thời trang nên chú trọng: Visual Merchandising (trưng bày cửa hàng trực quan) và Customer Service (dịch vụ khách hàng). Một cửa hàng có cách trưng bày trực quan thành công, đúng với cá tính thương hiệu sẽ giúp tăng nhận diện thương hiệu đồng thời kích thích nhu cầu mua sắm, tăng cơ hội khách hàng dừng lại trước cửa hàng và bước chân vào mua hàng. Còn dịch vụ khách hàng tốt sẽ tạo ra trải nghiệm mua sắm hài lòng cho khách hàng và chắc chắn sẽ khiến khách hàng quay lại cửa hàng. Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố then chốt để xây dựng cộng đồng khách hàng thân thiết và chiếm được tình cảm của khách hàng (brand love).
Style-Republik xin cám ơn các khách mời của SR Talk #0 đã tham dự và có những chia sẻ hết sức thiết thực và chân thành với các khán giả. Style-Republik chân thành cám ơn Én Restaurant & Event Space đã tạo điều kiện cho sự kiện SR Talk kỷ niệm 1 năm lần này diễn ra tốt đẹp. Chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến các khán giả của SR Talk đã tham gia sự kiện lần này.
Bên cạnh đó, trước nhiều trăn trở của các chủ local brands, SR Fashion Business School được thành lập với mục đích trở thành không gian giảng dạy & chia sẻ kiến thức kinh doanh thời trang chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. Hiện tại, SR Fashion Business School đang tuyển sinh Chương trình Quản trị kinh doanh thời trang mùa thu 2020 với chương trình giảng dạy thực tế, chuyên môn từ các chuyên gia thời trang trực tiếp hướng dẫn và thực tập tham quan tại các thương hiệu thời trang lớn.
Chương trình Quản trị kinh doanh thời trang mùa thu 2020
Chương trình bao gồm 8 môn học chuyên sâu về quản trị kinh doanh thời trang cùng những buổi tham quan giao lưu tại các công ty thời trang lớn, kết thúc bằng 1 lớp đề án thực tế cùng những giảng viên có chuyên môn và kinh nghiệm. Sau khoá học, bạn sẽ nắm vững tất cả kiến thức và kỹ năng cần có để xây dựng thương hiệu thời trang nổi bật, vận hành hiệu quả và phát triển kinh doanh bền vững.
Các môn học trong chương trình:
- Lập kế hoạch kinh doanh thời trang
- Chiến lược quảng bá & truyền thông thời trang
- Quản lý cửa hàng thời trang
- Nghệ thuật bài trí cửa hàng thời trang
- Lịch sử thời trang
- Nguyên lý sáng tạo BST thời trang
- Tham quan thực tế tại các thương hiệu lớn
- Đề án & thuyết trình tốt nghiệp cuối khoá
Tìm hiểu thêm tại: https://bit.ly/Chuongtrinhquantridaihanmuathu2020
Hình thức đăng ký:
- Inbox trực tiếp: m.me/srfashionbusinessschool
- Email: [email protected]
- Hotline: 0971 609 650
- Địa chỉ: 213A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM