Marketer Linh Phạm
Linh Phạm

Sign-in Creative @ www.sign-in.in

Điểm lại câu chuyện sản phẩm của Bphone

Mới đây, CEO của BKAV tiếp tục đăng đàn nói về chuyện các thế lực nước ngoài đang cố chống phá lại sản phẩm của công ty, và điển hình lúc này là sản phẩm mới ra mắt Bphone B86. Thực hư câu chuyện này ra sao, tại sao Bphone B86 lại được nhiều sự quan tâm đến từ cộng đồng như vậy… Chúng ta hãy cùng nhìn lại cách mà Bphone B86 được đặt vào vòng xoáy truyền thông của BKAV và đẩy sản phẩm tiếp cận với thị trường, tiếp cận với các đối tượng người dùng như thế nào nhé!

Elon Musk của Việt Nam ???

Vòng đời các sản phẩm Bphone ra mắt, chúng ta có thể thấy được sự tương đồng lớn trong cách truyền tải thông điệp giữa CEO của BKAV và người lãnh đạo kiệt xuất của Tesla Motor, Mr. Elon Musk.

Điểm lại câu chuyện sản phẩm của Bphone

Nói 1 chút về Tesla, xét về bối cảnh và sản phẩm thì cách mà Elon Musk truyền thông luôn tạo được tiếng vang lớn, mang lại hiệu quả rất lớn và theo chiều hướng tích cực hơn so với cách mà BKAV đang triển khai. Họ hiểu rất rõ sản phẩm của mình, hiểu cả người dùng sản phẩm đó và hiểu thời thế của tương lai; đồng thời họ đưa ra những quan điểm mang tính chất xuyên suốt các giai đoạn của sản phẩm, giúp người dùng bước vào mỗi giai đoạn công nghệ khác nhau, luôn có điểm chạm để nhớ tới những gì họ đã nói. Tất nhiên họ đã làm rất tốt. Chúng ta hãy chú ý, Tesla chỉ gặp các vấn đề về sản xuất, về nhà máy chứ về bản chất sản phẩm thì họ rất hiếm khi gặp vấn đề gây nhức nhối cho cộng đồng, và tất cả đều được người dùng phản ánh trực tiếp để nhìn nhận và nâng cấp ngày càng tốt hơn.

  • Tự quảng bá sản phẩm: Điểm tương đồng lớn nhất là cả 2 đều đưa ra những phát ngôn “Nổ” kinh người về sản phẩm trên các nền tảng cá nhân của họ, trước, trong và sau khi sản phẩm ra mắt.

  • Tính năng sản phẩm mới: Đưa ra các nhận định về các tính năng sản phẩm theo kiểu “Chất”, Đầu tiên trên thế giới ...

  • Tiếp thị ngược: Lợi dụng các câu chuyện về sản phẩm, mạng lưới người dùng (người tò mò về sản phẩm), các sự kiện cộng đồng hay ra mắt để thu hút mạng lưới tiếp thị từ khắp các nơi dồn sự chú ý và quan tâm tới sản phẩm hay phát ngôn về sản phẩm.

  • Xây dựng sự cường điệu: Thể hiện ở việc pr sản phẩm trước khi sản phẩm ra mắt, hoặc những hành động vượt ngoài khuôn khổ trước và trong ngày ra mắt sản phẩm. Ví dụ: Giấy mời bằng nhôm khi ra mắt Bphone 2 ...vv

  • Tạo cộng đồng fan cứng cho sản phẩm: Bằng cách làm quen với khán giả, với người dùng và cố biến họ thành những người dùng trung thành, ủng hộ cho sản phẩm.

Xét ở 1 phương diện nào đó, BKAV đã rất thành công khi tạo được sự tương tác rất lớn trong cộng đồng, nhưng thực sự thì nó mang nhiều yếu tố trái chiều nhiều hơn là 1 điểm cộng cho sản phẩm. Và cái cách mà BKAV cùng bản thân CEO Nguyễn Tử Quảng đang làm có vẻ không mang lại hiệu quả quá cao để Bphone đến gần hơn với những bàn tay người dùng.

Sự kỳ vọng!

Cách làm truyền thông để giới thiệu sản phẩm của BKAV thật sự mang lại sự kỳ vọng rất lớn cho cộng đồng, hay giới công nghệ trước khi nó ra mắt. Tuy nhiên nhìn vào thông điệp của sản phẩm, chúng ta thấy được ngay “Sự kỳ vọng này không hề tương thích với thực tế của thị trường”, từ giá cả, thiết kế, tính năng, sự khả dụng..., có chăng 1 phần của sự đặc biệt nằm ở camera IA là đi đúng vào điểm cần của thị trường, điểm hấp dẫn của người dùng trong 1 thế giới rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng trải nghiệm thực tế cho chúng ta thấy, nó là 1 sự thất vọng to lớn của người dùng về camera của Bphone nói riêng, hay thực tế sản phẩm nói chung. Hãy nhìn vào thực tế đi, người dùng họ không cần sự phức tạp trong thao tác sử dụng chỉ để đổi lại 1 chiếc điện thoại không phím bấm (anh Quảng không gọi là phím, nhưng nó có bấm nên tôi gọi là nút). 100 bức ảnh họ chụp đâu đó việc bắt khoảnh khắc chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà bản chất lại chỉ chụp tốt ở môi trường đủ sáng, đủ các điều kiện tốt… (Dẫn chứng tốt nhất ở đây các bạn tự lên youtube và google để tìm hiểu nhé)

Điểm lại câu chuyện sản phẩm của Bphone

Ở đây, thị trường đầy tính cạnh tranh khốc liệt ở mọi phân khúc, và mọi sự cần thiết gần như đã và đang hiện diện trong thế giới smartphone xung quanh người dùng, họ hoàn toàn có thể chọn những giá trị tốt ở 1 mức giá tốt hơn. Cần phải hiểu rằng, chúng ta đang sống và làm việc ở thời đại mà người dùng luôn có rất nhiều thông tin, và sự lựa chọn nhưng nhu cầu của họ thì luôn luôn tồn tại. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu sản phẩm đáp ứng tốt các nhu cầu của họ, và hợp lý, thì chắc chắn không có lý do gì để họ không sử dụng cả. Họ luôn muốn sản phẩm và cách truyền thông sản phẩm phải lắng nghe nhiều hơn, khám phá nhiều hơn, tò mò nhiều hơn để tìm kiếm được sự phù hợp với họ, đồng nghĩa là với hướng đi của thị trường theo những giai đoạn nhất định.

Thực chất, người dùng họ tò mò về sản phẩm, họ thích thú sản phẩm đó … tất cả chỉ là họ đang tìm kiếm 1 câu chuyện hay, ở đó có sự đan xen nhu cầu tình cảm và lý trí của họ vào cốt truyện, trải qua những điểm chạm cảm xúc và sự kết thúc của câu chuyện 1 là phải giải quyết được nhu cầu của họ, 2 là khiến họ tò mò hơn và chờ đợi các bí mật đằng sau tấm màn che. Nhưng cách mà BKAV sử dụng, đã kể được câu chuyện hay, đã khiến họ tò mò, nhưng câu chuyện đó không thể khiến họ thích thú, và cái kết của sản phẩm giải quyết rất ít nhu cầu của họ, và đặc biệt không có sự khác biệt hay có thể nói còn yếu hơn khi so sánh với các sản phẩm cùng phân khúc.

Đây là sự kỳ vọng bị động đến từ khách hàng, từ cách mà truyền thông sản phẩm tiếp xúc với khách hàng, và khi mà sự kỳ vọng đó không mạng lại các dấu hiệu tích cực, dẫn tới nội tại của sản phẩm sẽ bị lung lay. Nó thể hiện rõ nhất ở sự đanh đá của sản phẩm khi bị đánh giá bởi các yếu tố trái chiều, và đây là 1 nguyên nhân nữa mang lại trải nghiệm không tốt cho sản phẩm với người sử dụng.

Tự nhìn nhận và phê phán

Luôn hoàn thiện mô hình người dùng hiện tại và tiềm năng để upgrade sản phẩm ngày càng tốt hơn, là cách để luôn có 1 sản phẩm tốt, có được vòng đời sản phẩm lâu dài. Chúng ta cần hiểu rằng, sự phản hồi của người dùng chính là chìa khóa cho 1 sản phẩm tốt hơn, thành công hơn. Nhưng điều đó không phải là chúng ta để đấy, mà chúng ta cần lắng nghe, chọn lọc và tìm giải pháp thực sự phù hợp cho những feedback đó, biến các ý kiến của người dùng làm giá trị cạnh tranh mang lại các trải nghiệm tốt hơn so với các đối thủ khác, qua đó làm tăng khoái cảm khi sử dụng sản phẩm của người dùng. Và tất nhiên khi ấy niềm tin với sản phẩm của bạn sẽ ngày càng được nhân rộng trong cộng đồng người sử dụng, và tất nhiên sẽ kéo theo nhiều hệ quả tích cực khác.

Ở đây, chúng ta thấy cách mà BKAV tiếp nhận ý kiến khác hàng thực sự có vấn đề, họ luôn trở nên đanh đá mỗi khi bị các feedback xấu hay không tốt về sản phẩm, đồng thời không có được những câu trả lời xác đáng cho các lỗi nghiêm trọng mà người dùng gặp phải (điển hình là việc ko đạt chứng chỉ Play Protect của Google). Mặt khác, khi theo dõi các bài viết trên group Bphone Fan Club (1 group tôi nghĩ là do chính Bphone tạo ra chứ không phải cộng đồng fan của Bphone) chúng ta thấy rõ được tính bảo thủ trong việc tiếp nhận các ý kiến khác nhau, góc nhìn khác nhau của các người dùng. Nó tạo cảm giác thiếu trung thực và không tôn trọng 1 phần lớn người sử dụng sản phẩm của BKAV.

Để mình tốt hơn, chúng ta cần làm gì ???

  • Target: Nhắm đúng đối tượng của sản phẩm, thị trường mục tiêu, và cách tiếp cận phù hợp với các nhóm đối tượng đó.

  • Trung thực: trung thực trong việc bản chất của sản phẩm và thông điệp tiếp thị cho sản phẩm đó, trung thực trong số liệu, trong thực tế sử dụng với mặt bằng chung, với thị trường … và trung thực trong giải quyết nhu cầu cần và sự tò mò của người dùng.

  • Kết nối với khách hàng của bạn: Tiếp nhận và ghi nhớ các ý kiến trái chiều, để hoàn thiện hơn, định vị chính xác hơn sản phẩm của mình nằm ở đâu trong các tệp người dùng. Từ đó thiết kế điểm chạm chính xác hơn với các thị trường mục tiêu.

  • Đứng trên vai người khổng lồ: Đi sau đã là 1 lợi thế, đừng cố tìm những feature quá ngoa, và biện minh cho nó, người dùng họ không cần. Đứng trên vai người khổng lồ ở đây hiểu là từ điểm nhìn đó, bạn hoàn toàn có thể thấy được chiều hướng phát triển của ngành, nghề… về thị trường, về người dùng họ đang ra sao và như thế nào... từ đó tổng hợp lại và chọn lọc các phân khúc thích hợp nhất với các sản phẩm của mình. Đây là điều thực sự cần thiết để sản phẩm có 1 chỗ đứng với rất nhiều các sản phẩm của các đối thủ khác, tất nhiên xét trên cùng 1 phân khúc.

  • Tôn trọng đối thủ: Học cách tư duy cùng có lợi, cùng phát triển và cạnh tranh bằng chất lượng của sản phẩm. Đừng tự so sánh và tự nói về bản thân, hãy để chính người dùng nói về chúng ta, để các đối thủ so sánh với chúng ta.

  • Tri ân khách hàng: Ở đây hãy cố tạo ra sự mong đợi cho họ, để họ tiếp tục ấn tượng với sản phẩm, mong chờ sự ra mắt các sản phẩm tiếp theo, biến họ thành 1 phần trong quá trình phát triển sản phẩm, qua đó nâng cao được cảm xúc khi họ sử dụng sản phẩm nói chung và nhìn nhận thương hiệu nói riêng. Tri ân ở đây đến từ dịch vụ khách hàng, đế từ sản phẩm, đến từ hậu mãi … tất cả mọi thứ có thể tác động tới giác quan người dùng 1 cách tích cực nhất.

Bphone vẫn là 1 sản phẩm chất lượng, và xét trong nhiều góc độ nó vẫn đạt được tương tác tốt với người dùng. xét trên nhiều thị trường khác nhau có thể nó vẫn có được những con số đáng kỳ vọng.

Một sản phẩm tuyệt vời sẽ là vô giá trị nếu nó không nhận đc sự chú ý của những người sẽ được hưởng lợi từ nó. Vì vậy, ai là khán giả của bạn cho sản phẩm này, bạn tiếp cận với họ như thế nào và ở đâu, câu chuyện bạn đang kể để trình bày sản phẩm cho họ là gì… kết hợp với các chiến lược truyền thông sản phẩm tốt chắc chắn là điểm nhấn của sản phẩm trong các thị trường khi ra mắt, đạt được hiệu quả cao trong việc định vị sản phẩm.

Việt Linh - 29/06/2020