Có nên làm Dropship với landing page khi kinh doanh online ở Việt Nam không?
Bài viết dành cho những ai đang quan tâm đến dropshipping, bán hàng online!
Các mô hình dropshipping trên thế giới đều tận dụng nguồn hàng giá tốt, đa dạng từ Trung Quốc. Mô hình dropshipping nổi tiếng toàn cầu giữa Aliexpress – Shopify cho phép người bán tiếp cận và bán trực tiếp sản phẩm từ nguồn hàng giá rẻ của Trung Quốc mà không cần nhập hàng. Khi có đơn hàng phát sinh trên Shopify, nhà cung cấp từ Trung Quốc sẽ giao hàng bằng thông tin của bạn thông qua Aliexpress
Ở Việt Nam, dropshipping được hiểu đơn giản là người làm dropship quảng cáo sản phẩm từ nhà cung cấp, khi có đơn sẽ đưa thông tin khách hàng cho NCC để gửi hàng đi. Về lợi nhuận thì người bán dropship bán giá tùy ý nhưng vẫn phải cân đối với giá trên thị trường. Dropshipper sẽ trả giá gốc đơn hàng cho NCC sau đó nhận tiền COD từ khách hàng.
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì có lẽ việc dropship nguồn hàng Trung Quốc sẽ khiến nhiều seller e dè vì những vấn đề nguồn hàng, vận chuyển,...
Tư duy trước khi làm dropshipping!
Trước khi bạn làm dropship, bạn nên có một tư duy theo hướng sau để đạt hiệu quả cao:
Chọn sản phẩm -> Chọn đối tượng khách hàng tiềm năng -> Kênh bán phù hợp -> Content hấp dẫn.
Chọn sản phẩm dropship
Bước 1: Chọn sản phẩm
Dựa theo ý kiến của nhiều anh em làm dropship tại Việt Nam có thể rút ra những sản phẩm dropship tiềm năng:
-
Hàng “không theo trend” - vòng đời sử dụng ngắn
Lý do vì sao? Hàng trend chỉ hot một thời gian, nếu làm dropship sẽ phải phụ thuộc thời gian, bên vận chuyển, người bán dropship sẽ bị động và có thể hết trend rồi hàng mới về tay khách.
-
Hàng gia dụng thông minh
Đồ gia dụng thì nhà ai cũng phải dùng. Có thể sản phẩm đó đã có trong nhà nhưng nếu biết làm hình ảnh, clip hấp dẫn thì khó có khách nào cưỡng lại được.
Tips: Theo kinh nghiệm của nhiều seller bán sản phẩm này thì đa số hàng gia dụng thông minh đều là hàng Trung, cứ tìm trên đó thì chắc chắn sẽ cho ra một kho hình ảnh đẹp, clip hấp dẫn..
-
Phụ kiện thời trang
Một dropshipper mặt hàng túi thời trang nữ chia sẻ rằng, có những sản phẩm anh nhập với giá chỉ 7, 10 tệ (tương đương 30 – 60k khi về tay). Những sản phẩm này được bán ở chợ đầu mối chỉ với tấm biển đề “50K ĐỒNG GIÁ”. Vậy tại sao anh ấy lại bán được?
Lý do là anh biết cách tận dụng hình ảnh từ nhà cung cấp, viết content nâng tầm giá trị của khách hàng sử dụng. Các chị em khó có thể khoe đồng nghiệp rằng họ mua chiếc túi giá 50k ngoài chợ, mà sẽ phần nào tự tin hơn khi nói rằng mình mua ở shop nào đó. Tập khách hàng ở đây là chị em phụ nữ mà những người này thì không ngại rút hầu bao để làm đẹp đâu!
-
Đồ công nghệ, đồ dùng trang trí,....
Dù là sản phẩm nào thì mọi người cũng cần tìm hiểu kỹ xem thế mạnh của mình là gì? Trên đây là những mặt hàng ai cũng có thể bán. Còn ngóc ngách hơn nữa thì cần thêm thời gian, và như đã nói là mạnh ở đâu thì bán cái đó. Mình phải có kiến thức, phải yêu thích sản phẩm thì mới thổi hồn được vào thứ mình đăng bán.
Khi đã có trong tay nhà cung cấp tốt, xác định khách hàng tiềm năng thì bước tiếp theo chính là kênh bán hàng.
Bán dropshipping trên kênh nào?
Một sự thật rằng người bán đa số sẽ chọn kênh bán Shopee mà không lường trước được những điều lệ của sàn khiến nguồn hàng đưa lên bị hạn chế. Bên cạnh đó, bán hàng trên sàn TMĐT sẽ phải đối mặt với việc lợi nhuận bị cắt giảm, khó cạnh tranh với những nhà buôn số lượng lớn.
Bán hàng trên Shopee càng không thể đặt nhiều địa chỉ lấy hàng nên không phù hợp với những dropshipper có nhiều nguồn hàng từ nhiều kho.
Vậy giải pháp là gì?
Chúng ta lại quay trở lại với Facebook. Việc bán trực tiếp lên Trang cá nhân hay page cá nhân liệu có hiệu quả nữa hay không? Khi thị trường có quá nhiều người bán hàng online thì ngoài việc bạn làm SEO xuất sắc, thì con đường ngắn nhất để khách hàng nhìn thấy sản phẩm của bạn chính là chạy quảng cáo. Việc chạy quảng cáo sản phẩm sẽ hướng đến ai? Chắc chắn là sẽ xuất hiện ở những khách hàng tiềm năng.
Vậy khách hàng như thế nào là tiềm năng? Khách hàng tiềm năng là những khách hàng đã từng vào landing page, để lại số điện thoại tư vấn, để lại email hoặc những người điền đầy đủ vào đơn đặt hàng nhưng chưa ấn mua hàng. Tuy nhiên để biến khách hàng tiềm năng chuyển đổi sang hành vi mua sản phẩm thì là tư duy của người bán trong việc tận dụng đúng công cụ landing page.
Ví dụ: Khách hàng để lại email thì người bán cần viết content email marketing hấp dẫn. Khách hàng để lại số điện thoại thì có thể gọi điện tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Hoặc ngay cả khi khách hàng không để lại thông tin thì người bán cũng có thể chạy chiến dịch re-marketing.
Hướng đi của đa số các seller đã và đang diễn ra là đổ hết traffic về trang sản phẩm. Trang sản phẩm có thể là Tiki, Shopee, Shopify, Woocommerce,… Tuy nhiên, một số seller đã có tiếng và biên độ lợi nhuận lớn trên các sàn đã có hành động giảm bớt doanh thu trên sàn. Vì sao? Họ muốn có một kênh bán riêng của họ và muốn tối đa lợi nhuận mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ ba nào.
Ví dụ: Một đơn vị bán trên sàn TMĐT có doanh thu 10 tỷ, lợi nhuận 10% ~ 1 tỷ. Câu chuyện sẽ khác hẳn khi đơn vị đó sở hữu kênh bán riêng, doanh thu 5 tỷ nhưng lợi nhuận 30%, ước tính khoảng 1,5 tỷ.
Có nhiều anh em làm dropship e dè về vấn đề giá bán cạnh tranh trên sàn. Những người bán ‘phá giá’ trên sàn với mục đích chiến lược rằng: họ muốn xây dựng thương hiệu, khi khách hàng tin dùng sản phẩm của họ thì họ sẽ bán những sản phẩm khác giá cao hơn, gia tăng lợi nhuận đã mất từ những sản phẩm “mồi” giá rẻ.
Và từ những người bán hàng như trên, họ bắt đầu có tập khách hàng trung thành hoặc ít nhiều có tiếng trên thị trường. Những seller này thiết lập kênh bán hàng riêng của mình là landing page. Khi đó, seller đã có email, số điện thoại khách hàng sẽ đẩy thông tin khách hàng đã từng mua hàng của họ từ trên sàn vào landing page.
Từ thực tế trên ta thấy rằng landing page chính là một kênh bán hàng tiềm năng giúp dropshipper tối ưu được lợi nhuận bán hàng.
Tối ưu landing page – x5 lợi nhuận
Khi đã hiểu lợi ích khi bán hàng dropshipping qua landing page, thì lúc này người bán cần có hành động gì để tạo chuyển đổi?
Như đã đề cập ở trên, để tạo một landing page có tỷ lệ chuyển đổi cao thì đầu tiên phải thu hút được tập khách hàng tiềm năng bằng việc chạy quảng cáo. Vậy khi nào cần landing page cho kinh doanh Dropshipping?
Dropshipper có thể tham khảo và thực hiện các chiến dịch theo mô hình phễu sau đây:
Ở đầu của phễu, khi seller đã có landing page và có tập khách hàng đã từng mua sản phẩm thì chạy loại chiến dịch “Lookalike Audiences”. Lúc này, người bán sẽ tạo một landing page giới thiệu về thương hiệu, lý do thương hiệu tồn tại, bằng chứng xã hội và những sản phẩm đang bán. Mục đích để những khách hàng chưa từng biết đến thương hiệu của mình nhận biết được mình là ai, mình đang cung cấp sản phẩm gì, sản phẩm của mình đem đến giá trị gì cho khách hàng. Từ đây, seller hãy cố gắng thu thập những thông tin của khách hàng như số điện thoại, email, điều hướng họ like fanpage, tham gia cộng đồng…
Ở đoạn giữa của phễu là loại chiến dịch “Re-targeting”. Tại đây chúng ta sử dụng Facebook Dynamic Ads để phân luồng đối tượng đến các landing page của các sàn tương ứng.
Và một loại chiến dịch khác là “Upsell” khi người bán muốn thu hút những khách hàng “khó tính” nhất. Chiến dịch này chủ yếu sẽ là bán sản phẩm theo combo, khuyến mãi dành cho những khách hàng đã được remarketing nhưng vẫn không mua hàng.
Kết:
Landing Page, như đã nói ở trên là công cụ rất hiệu quả và thiết yếu trong nhiều chiến lược tiếp thị. So với việc tạo một trang Web, việc tạo ra Landing Page là để đơn giản nhất cho khách hàng, tiết kiệm tối đa thời gian cho họ khi truy cập.
Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn có thêm 1 hướng kinh doanh khác tốt hơn và đơn giản hơn và đặc biệt là có thêm cơ hội có thêm nhiều thu nhập hơn từ việc kinh doanh online!
Nguồn: Netsale VN