Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

Hiện tại học sinh – sinh viên trên cả nước đã trở lại trường học sau thời gian giãn cách xã hội. Trong suốt thời gian cách ly, các lớp học online đã được triển khai mạnh mẽ. Nắm bắt được xu hướng này, đào tạo Anh ngữ trực tuyến đã trở nên sôi động và mở ra cuộc đua.

Trong phạm vi bài viết, YouNet Media đi sâu phân tích các thảo luận xung quanh việc học E-learning Anh Ngữ trong thời điểm 16/3-17/4/2020, là thời gian tập trung cao độ các cuộc thảo luận trên mạng xã hội (MXH) về chủ đề học tiếng Anh online, ghi nhận 37,147 thảo luận.

Cùng YouNet Media nhìn lại các thương hiệu đã làm gì và cộng đồng phản hồi như thế nào về thị trường Anh Ngữ trực tuyến.

E-learning (Electronic Learning) là hình thức học tập trực tuyến, giáo viên giảng dạy trên các thiết bị điện tử, thông qua kết nối mạng với học sinh học từ xa.

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

 

Anh Ngữ trực tuyến thu hút sự chú ý của số đông người dùng trẻ trong mùa COVID trên MXH

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

Việt Nam có tới 60% dân số sử dụng Internet, trong đó đa số ở nhóm người dùng trẻ đã phát sinh nhu cầu học E-learning Anh Ngữ trong thời điểm mùa dịch COVID, bao gồm cả nhu cầu “phải học” và “tự học”. Phân tích thống kê về nhóm tuổi & giới tính chỉ ra rằng, thảo luận đến từ 2 nhóm đối tượng chính tham gia trực tiếp thảo luận về việc học tiếng Anh thông qua E-learning:

  • Nhóm 1 – Phụ huynh: bị thu hút bởi bình luận/ chia sẻ trên các trang web E-learning Anh Ngữ để “quản” con và luyện tập cùng con
  • Nhóm 2 – Học sinh/ Sinh viên/ Nhân viên công sở trẻ: tự học tiếng Anh; luyện thi các chứng chỉ TOEIC/ IELTS

Các nguồn và thảo luận chính về Anh Ngữ trực tuyến

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

Các thảo luận tập trung ở 4 chủ đề chính:

  • Chia sẻ các khóa học miễn phí hoặc giảm giá sâu
  • Chia sẻ các tài liệu, ứng dụng học tiếng Anh
  • Các cuộc thi Anh Ngữ
  • Thảo luận chung về mô hình học Anh Ngữ trực tuyến

Các nguồn thảo luận chính đến từ:

  • Facebook User là các trang cá nhân của người dùng chiếm thế ưu (32,5%) với nội dung chính là các chia sẻ về khóa học/ chương trình học miễn phí. Thêm vào đó nổi bật như các bài đăng bởi doanh nhân, chuyên gia, người trẻ thành đạt chia sẻ cảm hứng và kinh nghiệm học Anh Ngữ như trang học ngoại ngữ nổi tiếng trên thế giới; các tips (bí quyết) học tập; đưa Anh Ngữ là đối tượng “must-have” trong danh sách những việc nên thực hiện mỗi ngày giữa mùa dịch – là không gian thảo luận khá sôi nổi và ghi nhận phản hồi tích cực từ người dùng
  • Hoạt động sôi nổi, Facebook Page của các thương hiệu Anh Ngữ trực tuyến chiếm 31,8% trong tổng số thảo luận
  • Các Fanpage khác nói về chủ đề học tiếng Anh trực tuyến chiếm tới 24,4% tổng số thảo luận
  • Facebook Group/ Community học Anh Ngữ mùa dịch cũng đóng góp cho chủ đề học tiếng Anh trực tuyến 11,3% trên tổng số thảo luận

Tiêu điểm thu hút người dùng thảo luận – chiêu thức giá “0 đồng”

Tại thời điểm này, các thương hiệu E-learning Anh Ngữ tung ra các khoá học trực tuyến hoàn toàn miễn phí hay giảm giá sâu là động thái tích cực, không chỉ chia sẻ khó khăn với người dùng mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Kết quả mà thương hiệu nhận được là “word of mouth” (truyền miệng): người dùng sẵn sàng chia sẻ và giới thiệu rộng khắp với cảm xúc tích cực.

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

Trên các bình luận của người dùng, cũng thấy rõ ý các đánh giá, nhận xét khác nhau. Phân tích hơn 200 thảo luận, gần như tuyệt đối số phản hồi của người dùng là tích cực:

  • 29.5% thảo luận khen ngợi ý tưởng hay, thể hiện rõ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tung ra miễn phí chương trình học Anh Ngữ trực tuyến
  • 25.3% thảo luận thể hiện sự yên tâm cho con tham gia lớp học Anh Ngữ online vì dù nghỉ học do dịch bệnh nhưng con trẻ được luyện tập liên tục, không bị gián đoạn kiến thức
  • 24.8% thảo luận đến từ học viên thể hiện sự hứng thú với hình thức học này
  • 20.1% thảo luận cho rằng học trực tuyến mang lại hiệu quả tốt
  • Đơn số phụ huynh phản ảnh các con khá ồn ào khi tham gia lớp học trực tuyến

Các thương hiệu E-learning Anh Ngữ hàng đầu được xướng tên

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

Dạo quanh điểm tin thị trường, những năm gần đây E-learning đạt bước tiến lớn, nhiều thương hiệu đã tiên phong đầu tư xây dựng và phát triển ứng dụng công nghệ giáo dục trực tuyến. Nhưng thực sự thời điểm này mới là cuộc thử nghiệm lớn khi cung gặp cầu. Top 5 thương hiệu E-learning Anh Ngữ được người dùng xướng tên nhiều nhất bao gồm: Apax English, Eng Breaking, ELSA, Antoree, Topica.

1. Apaxleader (APAX)

Đi sau về công nghệ nhưng lại xuất hiện đúng thời điểm, APAX dẫn đầu và thu hút lượt thảo luận nhiều nhất khi lần lượt ra mắt ứng dụng học trực tuyến ESL-Live, APAX Story Time và APAX virtual School. Phải kể đến là chương trình kể chuyện APAX Story time và “When she speaks – Khi một nửa thế giới cất lời” nhân dịp 8/3, để những người phụ nữ tâm sự cùng APAX, chia sẻ chặng đường đồng hành cùng con em mình trong việc học tiếng Anh, đã gần như đạt điểm tín nhiệm tuyệt đối của bậc phụ huynh.

Các mẹ đã trở thành những Influencer thực thụ, thu hút hàng nghìn lượt thảo luận “organic”, đưa APAX dẫn đầu bảng xếp hạng thảo luận lần này. Nội dung xoay quanh những chia sẻ hình ảnh/ video các con hào hứng tham gia các buổi học trực tuyến, bày tỏ ý kiến đồng thuận và dành lời khen cho chương trình của APAX.

2. ELSA Speak (ELSA)

ELSA vừa tạo tiếng vang năm 2019, lọt Top 5 thế giới về ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI, đồng thời dẫn đầu thị trường E-learning Anh Ngữ Việt Nam về công nghệ AI và thời điểm này là cơ hội lớn để chiếm lĩnh thị phần. ELSA dành được nhiều mến mộ, xuất hiện ngang hàng với những tên tuổi lớn trên thế giới và được đề cập trong nhiều bài đăng của Influencer khi đề xuất những ứng dụng học Anh Ngữ hiệu quả; đồng thời cũng là cái tên được nhắc thường xuyên trên báo giới chính thống về trí tuệ Việt Nam.

3. Antoree Singapore (Antoree)

Antoree định vị ngay từ đầu là thương hiệu “E-learning Anh Ngữ 1 on 1” (1 thầy – 1 trò), kết nối người học và người dạy trên toàn thế giới, với lợi thế môi trường mở không giới hạn, nhận được nhiều phản hồi tích cực của phụ huynh. Fanpage Antoree tích cực đăng tải những phản hồi bằng lời hay video của phụ huynh gửi về cho thấy rõ sự tiến bộ của học viên, thu hút tương tác về mô hình công nghệ giáo dục khá mới mẻ này.

4. Eng Breaking

Eng Breaking cũng tung ra công cụ học Anh Ngữ trực tuyến, cùng với đó là trọn bộ bí kíp tuyệt chiêu đánh trúng tâm lý người dùng tự học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mùa dịch. Điều hấp dẫn nhất là bộ sản phẩm do chính Eng Breaking xây dựng và phát triển nên đã nhận được lượng lớn tương tác. Bên cạnh đó, Eng Breaking cũng đã nắm bắt nhanh và triển khai quảng bá sản phẩm học Anh Ngữ của mình thông qua influencer, nổi bật là chủ đề “Tự học tiếng Anh ở nhà với Eng Breaking”, đồng hành cùng MC Mai Trang để quảng bá cho công cụ học Anh Ngữ tại nhà.

5. TOPICA Native

Đây vốn được xem là “ông lớn” trên thị trường E-learning Anh Ngữ tại Việt Nam, cả về quy mô lẫn ứng dụng công nghệ EdTech. Tuy vẫn duy trì đều đặn lượng tương tác với người dùng trên fanpage nhưng thị trường chưa ghi nhận động thái tích cực tại thời điểm này của TOPICA Native, kém phần sôi nổi so với những thương hiệu còn lại.

 

Kết luận & Đề xuất

Việc học trực tuyến sẽ là hình thức học tập trong tương lai mà không chỉ là giải pháp tạm thời, và việc cách ly tại nhà trong thời điểm dịch COVID-19 đã kích hoạt nhu cầu đó và bùng phát mạnh mẽ. Các thương hiệu nên nhân cơ hội này hướng người dùng hình thành thói quen mới bằng các chiến dịch truyền thông đánh đúng tâm lý và các gói sản phẩm hấp dẫn.

Một trong những bước quan trọng cần cân nhắc là tìm hiểu cẩn thận nhu cầu, mối quan tâm của khách hàng về dịch vụ học Anh Ngữ trực tuyến sau mùa cách ly. Social Listening có thể là một gợi ý giúp thương hiệu ở nhiều touch point trên hành trình khách hàng (Đánh giá nhận biết về thương hiệu trên Social Media, mức độ hứng thú, mức độ ủng hộ/ không ủng hộ thương hiệu…).

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?

Lắng nghe phản hồi của người dùng để nắm bắt nhu cầu/ lo ngại của họ về hình thức học mới mẻ; thu nhận phản hồi của người dùng về các thương hiệu để kịp thời điều chỉnh kênh/ thông điệp truyền thông, qua đó tạo xu hướng thảo luận, nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư trên social media; nhanh nhạy định hướng người dùng ngay khi họ đang trong trạng thái cảm xúc “hào hứng” với những ứng dụng công nghệ mới. Thương hiệu có thể sử dụng các KOLs có sức ảnh hưởng định hướng giáo dục ví dụ như: Lê Thẩm Dương, Nguyễn Minh Trang, MC Trần Quốc Khánh, I’m Mai Trang… để gia tăng tín nhiệm thương hiệu và tạo các chủ đề thảo luận.

Trong giai đoạn thách thức hậu COVID hiện nay, Anh Ngữ trực tuyến trở thành điểm sáng cho toàn thị trường Anh Ngữ nói chung. Nhiều trung tâm Anh Ngữ lớn cũng chuyển đổi sang dạy trực tuyến và xu hướng học tập mới đang dần được đón nhận. Nắm bắt xu hướng người dùng, nhanh nhạy chuyển mình và triển khai hoạt động truyền thông đúng, đủ sẽ giúp các thương hiệu tận dụng được cơ hội cho mình.

Hậu COVID, cơ hội nào cho thị trường Anh Ngữ trực tuyến?