Báo cáo Fintech và Ngân hàng số 2025 tại Việt Nam do Backbase và IDC phối hợp thực hiện
Theo báo cáo Fintech và Ngân hàng số 2025 do Backbase và IDC phối hợp thực hiện, có hơn 3/5 khách hàng (63%) sẵn sàng chuyển sang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng kỹ thuật số (neobanks) và tổ chức tín dụng trong 5 năm tới. Báo cáo cũng cho thấy khu vực này dự kiến sẽ có thêm 100 tổ chức tài chính mới vào năm 2025, được thành lập nhờ chính sách mở cửa đối với một số thị trường và cấp phép cho ngân hàng mới. Tại Việt Nam, giao dịch qua di động cũng được kỳ vọng sẽ tăng tới 400% trong cùng thời điểm.
Đại dịch bất ngờ này cũng đặt ra câu hỏi về mức độ sẵn sàng của ngân hàng số khi đại đa số (70%) khách hàng của ngành ngân hàng tại APAC tiếp tục cho nhận xét về các dịch vụ ngân hàng hiện tại là tẻ nhạt. Các ngân hàng truyền thống đang mải tập trung vào hệ thống vận hành cũ và không chú trọng ưu tiên tích hợp kỹ thuật số dẫn tới chỉ có 30% cơ sở khách hàng tại APAC đang sử dụng các kênh ngân hàng số.
Ngày nay, các ngân hàng trên toàn APAC đang chịu sức ép từ nhu cầu cấp bách đang gia tăng nhanh chóng từ khách hàng về tính khả dụng, khả năng tiếp cận và kiểm soát tương tác trên các kênh kỹ thuật số. Các ngân hàng tại Việt Nam phải chắc chắn bảo đảm khả năng chủ động trong việc cung cấp trải nghiệm cho khách hàng bằng không phải đối mặt với nguy cơ mở API, cung cấp dữ liệu cho đối thủ và không thêm bất kỳ giá trị nào để củng cố vị thế của chính họ.
Chậm chạp trong cuộc đua trở thành ngân hàng số
Báo cáo cho thấy các ngân hàng đã không thể tận dụng các đối tác tiềm năng trong hệ sinh thái do vẫn giữ quan điểm truyền thống về chuỗi giá trị. 80% trong số 250 ngân hàng hàng đầu tại APAC vẫn thích sở hữu toàn bộ chuỗi giá trị của ngân hàng. Mức độ tham gia đóng góp của bên thứ ba chỉ ở mức 2%. Trong khi đó, độ tuổi trung bình của các hệ thống ngân hàng lõi kế thừa tại 100 ngân hàng hàng đầu tại APAC vẫn ở mức 17,5 năm, thua xa nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng hiện nay.
Mặt khác, hơn 35 ngân hàng số hoặc tổ chức tín dụng tại APAC được xây dựng dựa trên các phát kiến mới nhất – qua mặt các ngân hàng truyền thống về tính linh hoạt, khả năng tự phục vụ, nhu cầu của khách hàng và cá nhân hóa. Do đó, với sự xuất hiện của những tay chơi mới và sự phát triển kỹ thuật số trong ngành, 38% doanh thu của các ngân hàng truyền thống sẽ đối mặt với rủi ro vào năm 2025.
Chiến lược đầu tư và Ưu tiên tăng trưởng vào năm 2025
Khi ngành ngân hàng trải qua giai đoạn tăng tốc để theo đuổi kỹ thuật số, báo cáo cho thấy các ngân hàng tại APAC phải giải phóng tiềm năng cá nhân hóa về quy mô, hướng đến khách hàng và đa dạng nền tảng hơn.
Trọng tâm sẽ là số hóa và triển khai trí tuệ nhân tạo (AI). Đến năm 2025, 44% trong số 250 ngân hàng hàng đầu trên toàn APAC sẽ hoàn tất chuyển đổi “lõi kết nối” - hoạt động dựa trên nền tảng, hiện đại hóa phần mềm và hỗ trợ API. 48% ngân hàng tại APAC cũng dự kiến sẽ tận dụng công nghệ AI hoặc máy học (machine learning) khi quyết định dự trên số liệu.
Tại Việt Nam, 8 ngân hàng lớn nhất đã xác định ngân hàng lõi (core banking) và hiện đại hóa hệ thống thanh toán là 2 ưu tiên hàng đầu với kỳ vọng tăng trưởng 50% lượng tài khoản mới bằng cách sử dụng tự động hóa thông minh trong khởi tạo tài khoản.
Số hóa mang lại vô số lợi ích cho các hệ thống ngân hàng lõi. Ví dụ với ngân hàng bán lẻ và tiêu dùng, cung cấp tức thời các sản phẩm, dịch vụ và thông tin chắc chắn sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Hơn nữa, các ngân hàng có thể phục vụ khách hàng doanh nghiệp tốt hơn nhờ vào các quy trình tự động và chi phí hoạt động thấp hơn. Cuối cùng, AI và Machine Learning cũng giúp các quyết định quản lý tài sản và tăng năng suất được hiệu quả hơn.
“Ngành ngân hàng Việt Nam đã xây dựng Kế hoạch hành động rất cụ thể để thực hiện Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025. Trong đó, đáng chú ý là mục tiêu đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt và tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Khi nền kinh tế dần phục hồi từ những thách thức của năm 2020, thị trường sẽ chứng kiến các câu chuyện kỹ thuật số từ phân khúc ngân hàng thương mại cổ phần”, ông Riddhi Dutta, Giám đốc khu vực châu Á, Backbase nhận định. “Các ngân hàng này sẽ thực hiện các khoản đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, đặc biệt các kênh di động và trải nghiệm trên di dộng, số hóa chi nhánh và tối ưu hóa quy trình để hỗ trợ phân khúc khách hàng chuộng kỹ thuật số đang ngày càng gia tăng. Đây sẽ là những ngân hàng số đầu tiên".
Ông Michael Araneta, Phó Chủ tịch IDC Financial Insights, Châu Á Thái Bình Dương bổ sung “Số hóa đòi hỏi tích hợp các công nghệ kỹ thuật số với sự chuyển đổi toàn diện các quy trình kinh doanh, chiến lược vận hành, kênh phân phối và mô hình kinh doanh của ngành ngân hàng. Với những đúc kết sâu sắc từ báo cáo, các ngân hàng và ngân hàng số có thể định vị tốt hơn cho tương lai".