Cách xây dựng Concept và Theme trong tổ chức sự kiện
Khi muốn truyền tải một thông điệp về sản phẩm thông qua sự kiện thì phải xây dựng một ấn tượng trong đầu những người tham dự hội nghị, người Tổ chức sự kiện không thể quả qua cách xây dựng Concept và Theme cho sự kiện của mình.
Alice in Wonderland- SV Tech Year end Party 2015
Concept được định nghĩ là Ý tưởng chủ đạo (Main Idea, core idea), tức là ý tưởng đi xuyên suốt trong chương trình, từ phong cách trang trí, set up cho tới các hoạt động đều xoay quanh việc làm nổi bật Concept của chương trình. Từ Concept, người ta phát triển tiếp những nhánh ý tưởng nhỏ khác như ý tưởng về thiết kế, ý tưởng về xây dựng hoạt động giải trí, ý tưởng về quà tặng… nhưng phải đảm bảo những ý tưởng đó làm tôn lên Concept.
Backdrop cho chương trình Ra mắt sản phẩm mới của Galaxy
Theme (chủ đề) là diện mạo của tổ chức sự kiện bao hàm tất cả những gì liên quan đến phần nhìn như cách trang trí, set up, màu sắc, bố cục… trong sự kiện.
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng Concept là xương sống, các ý tưởng con là những xương sườn còn Theme là bộ da. Như vậy Theme là cái trực quan, đập vào mắt người tham dự còn Concept thì phải thông qua những gì diễn ra ở Event làm cho người tham dự cảm nhận được nó.
Concept là Vẻ đẹp của sự chín muồi sẽ nhấn mạnh rằng mỹ phẩm này giúp tôn vinh vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ lứa tuổi trung niên, khi người tham dự cảm nhận được Concept này, họ sẽ hiểu rằng sản phẩm mỹ phẩm này thực sự dành cho họ (tuổi trung niên), đáp ứng nhu cầu làm đẹp ở độ tuổi này. Theme của sự kiện này tương ứng với Concept, có thể lấy màu chủ đạo là đỏ Bordeaux sang trọng quyến rũ (màu đỏ lúc nào cũng tượng trưng cho sự quyến rũ và chín chắn) hay sử dụng những hình ảnh có tính trực quan để minh họa cho Concept như hoa hồng đỏ, ngọc trai… Bạn có thể set up một tòa lâu đài trang trí toàn hoa hồng hay một hồ nước đầy ngọc trai long lanh dưới đáy.
Masan Group tổ chức 20 năm thành lập
Concept là Đẳng cấp của phụ nữ thành đạt, nói lên rằng sản phẩm này vừa đáp ứng được nhu cầu làm đẹp vừa thể hiện đẳng cấp của họ (xài mỹ phẩm này là sang trọng hơn người). Theme của sự kiện theo Concept này, cũng có thể lấy màu chủ đạo là đỏ Bordeaux là màu sang trọng hay màu đen quý phái (có thể còn phải xét đến màu của sản phẩm hay logo để sử dụng cho phù hợp), có thể set up địa điểm tổ chức thành một lâu đài tột đỉnh quý phái làm cho người tham dự như được sống trong cảnh vua chúa ngày xưa.
Lên concept là phần quan trọng hàng đầu trong các bước tổ chức sự kiện bởi vì nó như kim chỉ nam định hướng cho việc triển khai sự kiện của chúng ta. Một Event mà không có Concept không khác gì một con thuyền không có bánh lái vì mọi thứ sẽ rất dàn trải, chồng chéo, làm cho người tham dự không hiểu được ý đồ của nhà tổ chức Event.
Để một Concept thuyết phục được người đầu tư cho tổ chức sự kiện thì đội tổ chức sự kiện phải có những ý tưởng độc đáo, mới lạ, có tính khả thi. Người làm Event phải hiểu tính chất, cách định vị của sản phẩm, hiểu đối tượng khách hàng của sản phẩm đó muốn gì, quan tâm đến điều gì… thì mới có được những Concept “đo ni đóng giày” cho sản phẩm. Một Concept vừa tốt vừa phù hợp, không khác gì gãi đúng chỗ ngứa của người đầu tư tổ chức sự kiện, chắc chắn nó sẽ giúp Event team của bạn vượt qua “cửa ải” đầu tiên.
The Fire- Chương trình Team của VNG
Để suy nghĩ ra Concept và Theme cho sự kiện, chúng ta có thể sử dụng phương pháp Brainstorm như sau:
- Một nhóm ít nhất 3 người
- Chuẩn bị một tấm bảng lớn
- Một số tập giấy note và cây viết (tốt nhất là mỗi thành viên có một tập note có màu khác nhau)
Người đưa ra những thông tin và yêu cầu cơ bản của sự kiện, của sản phẩm là người đứng đầu sự kiện. họ kêu gọi mọi người đóng góp ý tưởng về Concept bằng cách viết nó ra một tờ giấy nhỏ rồi dán lên bảng ý tưởng. Mọi người tự do suy nghĩ các ý tưởng xoay quanh những thông tin đã đưa ra, ý tưởng đó có thể là một câu mô tả hay đơn giản là một cụm từ, ví dụ “thể thao”, “vua chúa”…
Sau khi mọi người đã suy nghĩ xong và dán tất cả ý tưởng về Concept của mình lên bảng, người chủ trì cùng các thành viên bầu chọn ra Concept tốt nhất hoặc dựa trên một ý tưởng nào đó trong số các ý tưởng đã đưa ra, tiếp tục phát triển nó thành những ý tưởng sâu sát hơn, phù hợp với tính cách sản phẩm và có tính khả thi cao.
Sau khi đã có Concept, mọi người sẽ tiếp tục suy nghĩ Theme và các ý tưởng khác xoay quanh Concept cũng bằng phương pháp chọn lọc kể trên.
Những cách trên là những cách rất hay để biến ý tưởng của đội gộp thành 1 ý tưởng độc đáo.
Nguồn: Internet (Sưu tầm)