Tỷ lệ chuyển đổi và câu chuyện “màu áo xanh”
Nếu bạn chuẩn bị kinh doanh thì điều đầu tiên bạn cần lưu tâm đến chính là tỷ lệ chuyển đổi của website. Không phải lưu lượng giao tiếp với website hay xếp hạng Google mà chính là tỷ lệ chuyển đổi của website.
Chắc chắn là bạn sẽ cần các thông số traffic để chuyển đổi nhưng đó chỉ trừ phi trang web của bạn có một lượng lớn người dùng truy cập đúng cách, không thì hẳn là bạn đang lãng phí thời gian rồi. Chính vì thế, coi như toàn bộ công sức marketing, copy writing, SEO và truyền thông qua mạng xã hội của bạn đổ bể.
Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu một nguyên tắc đơn giản nhưng rất quan trọng nhằm giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi website trong mọi lĩnh vực. Không hề khó hiểu hay mật thư gì cả nhưng đây là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là khi bạn chưa hề biết đến. Và hãy đảm bảo là bạn sẽ theo dõi chăm chú đến dòng cuối cùng vì một bất ngờ nho nhỏ đang đợi bạn ở phía dưới đó (đoạn này vẫn phải dịch ạ :D, em thấy nó chuối quá).
Tỷ lệ chuyển đổi của website là gì?
Vì bài viết này đề cập đến marketing online nên chúng ta sẽ tập trung làm rõ vấn đề sản phẩm mạng mà bạn đang hướng tới nhằm thu hút khách hàng. Các sản phẩm đó bao gồm :
- Sản phẩm bán lẻ : bất kì sản phẩm nào mà bạn đang hướng đến đều cần một tỷ lệ chuyển đổi website để khách hàng trả tiền khi mua hàng.
- Email theo dõi : conversion quan trọng nhất, tiền đề cho việc phát triển kinh doanh online chính là khiến khách hàng trở thành người theo dõi trung thành website của bạn.
- RSS hay lượng người theo dõi trên mạng xã hội : giống như email theo dõi, bất cứ lúc nào một người dùng theo dõi bảng tin hay tài khoản xã hội của bạn tức là bạn đang chuyển đổi website.
- Bán hàng : Công đoạn cuối cùng là bạn sẽ biến người dùng thành khách mua hàng ở đâu. Đây là giai đoạn khó nhất bởi khách hàng sẽ trực tiếp trả tiền cho bạn.
Bán hàng là phần khó nhất của chuyển đổi website vì đây là giao dịch mua bán trực tiếp giữa người bán và người mua hàng. Không hề tồn tại bên thứ ba trung gian trong việc hỗ trợ cho bạn. Chính vì vậy tôi sẽ tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm.
Vì bài viết này đề cập đến marketing online nên chúng ta sẽ tập trung làm rõ vấn đề sản phẩm mạng mà bạn đang hướng tới nhằm thu hút khách hàng. Các sản phẩm đó bao gồm :
- Sản phẩm bán lẻ : bất kì sản phẩm nào mà bạn đang hướng đến đều cần một tỷ lệ chuyển đổi website để khách hàng trả tiền khi mua hàng.
- Email theo dõi : conversion quan trọng nhất, tiền đề cho việc phát triển kinh doanh online chính là khiến khách hàng trở thành người theo dõi trung thành website của bạn.
- RSS hay lượng người theo dõi trên mạng xã hội : giống như email theo dõi, bất cứ lúc nào một người dùng theo dõi bảng tin hay tài khoản xã hội của bạn tức là bạn đang chuyển đổi website.
- Bán hàng : Công đoạn cuối cùng là bạn sẽ biến người dùng thành khách mua hàng ở đâu. Đây là giai đoạn khó nhất bởi khách hàng sẽ trực tiếp trả tiền cho bạn.
Bán hàng là phần khó nhất của chuyển đổi website vì đây là giao dịch mua bán trực tiếp giữa người bán và người mua hàng. Không hề tồn tại bên thứ ba trung gian trong việc hỗ trợ cho bạn. Chính vì vậy tôi sẽ tập trung vào tỷ lệ chuyển đổi sản phẩm.
Tăng tỷ lệ conversion.
Xây dựng niềm tin ‘áo sơ mi xanh’.
Khi bạn tôi tham gia một buổi phỏng vấn vào trường Y, cậu ấy đã mặc một chiếc áo sơ mi xanh. Khi được hỏi tại sao lại mua một chiếc mới trong khi đã có cả tá cái áo khác đẹp hơn, cậu ấy nói mentor của cậu ấy dạy rằng áo xanh là màu áo lí tưởng nhất để mặc khi đi phỏng vấn bởi màu xanh mang hơi hướng tin tưởng và bình yên, khiến cho người đối diện cảm thấy bạn đáng tin tưởng và được việc.
Rõ ràng, hội đồng Y khoa sẽ không bao giờ nhận bạn chỉ dựa vào màu áo của bạn nhưng thực tế màu sắc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định của họ cũng như giúp bạn tự tin hơn.
Và tất nhiên, bạn tôi đã được nhận vào học.
Niềm tin vào màu áo xanh chính là phản ứng ban đầu.
Nếu muốn chuyển đổi lượng khách ghé thăm website, bạn nên tạo dựng niềm tin màu áo xanh. Thường thì mọi người không đặt niềm tin và các trang web (đặc biệt là khi họ sử dụng credit card) và vì thế bạn sẽ phải làm cho họ cảm thấy tin tưởng và an toàn. Đương nhiên may mắn chẳng gõ cửa bạn đâu.
Một vài tips dưới đây sẽ giúp tăng niềm tin của lượng khách truy cập website của bạn :
- Sử dụng đúng hệ thống màu sắc : nếu có kế hoạch tạo một website, tôi sẽ không lựa chọn background màu đen hay màu ghi tối, bởi chúng dễ khiến liên tưởng đến sự u tối, thiếu tin tưởng và nhiều cảm giác khó chịu khác. Trừ phi được sử dụng đúng cách, các màu tối vẫn sẽ gây ấn tượng theo một cách riêng. Bạn nên sử dụng màu trắng để làm màu nền thay vì các gam tối màu.
- Sử dụng font chữ khéo léo : rất nhiều trang web của các ngân hàng trên thế giới đều trung thành với font chữ Arial, Verdana ay Helvetica. Tại sao lại như thế ? Vì đó là các font chữ an toàn. Người dùng sẽ dễ dàng đọc được và cảm thấy thoải mái khi tiếp cận các dòng chữ. Họ không phải điều tiết mắt quá nhiều khi đọc và đương nhiên, một bức tường thành đã được gỡ xuống. Chính vì thế, hãy tận dụng các font chữ dễ đọc cùng với khoảng cách phù hợp giữa các con chữ để đảm bảo khách truy cập hài lòng với trang web của bạn.
- Cẩn thận với các điểm truy cập internet : Vài tuần trước chúng ta đã tìm hiểu về blog hotspot và tầm quan trọng của hotspot trong chuyển đổi traffic. Tuy nhiên chúng ta đã bỏ quên một điều, đó là phải đảm bảo sao cho hotspot phải dễ nhìn và gây cảm hứng cho người xem. Chắc chắn bạn sẽ muốn người dùng truy cập sâu hơn nữa vào trang web của mình ngay lần đầu họ click.
- Phải thật hoành tráng : Trong ‘Binh pháp Tôn Tử’, tướng Tôn Vũ đã nói rằng nếu bạn nhỏ bé, thì bạn phải xuất hiện thật hoành tráng. Đây cũng là phương pháp marketing cần thiết cho các blogger như là một tâm lý marketing : dấu hiệu xã hội. Bạn cần khiến cho trang web của mình xuất hiện như là một cộng đồng lớn mạnh để tạo cảm giác an toàn cho khách truy cập, và không làm cho họ nghĩ rằng mình là những người đầu tiên. Bất cứ lúc nào cũng phải khiến cho người đọc cảm thấy họ là một phần của ‘xã hội’ của bạn.
- Giảm thiểu các dấu hiệu cảnh báo : Tôi luôn cảm thấy không an tâm về một vài thứ xuất hiện trên trang web của mình. Ví dụ, một bạn đọc trung thành của tôi – Tyrant cũng đang sở hữu một trang web nhưng không có đầy đủ giấy phép. Tôi biết cô ấy là một người rất đáng tin cậy, nhưng tôi không bao giờ truy cập vào trang web của cô ấy bởi mỗi khi tôi click là trình duyệt của tôi lại báo nguy hiểm. Đó là dấu hiệu cảnh báo. Một số thì có cả đường dẫn đỏ như spam hay một số cửa sổ tự động mở, hay đơn giản là bị hack. Nhìn chung, mọi thứ đều phải trở nên đáng tin cậy.
Đừng coi thường tầm quan trọng của ấn tượng đầu tiên. Đó chính là lí do tại sao các công ty đều tiêu tốn hàng triệu đô la vào việc xây dựng và phát triển một mẫu logo dù rất đơn giản. Nếu bạn không tạo được sự tốt đẹp ở ấn tượng ban đầu thì sẽ rất khó khăn cho bạn trong khâu chuyển đổi khách truy cập sang khách mua hàng đấy.
Trung Đức
CEO MediaZ
*Vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ nếu sử dụng nội dung trong bài viết của chúng tôi.