Bài tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm quy trình sản xuất TVC - Phim quảng cáo
Phim quảng cáo luôn là một sản phẩm video hiệu quả trong tất cả các chiến dịch truyền thông quảng cáo bán hàng hay làm thương hiệu. Tuy vậy đối với rất nhiều các marketer,các nhãn hàng mới khi tiếp cận với việc sản xuất TVC - phim quảng cáo thì gặp không ít khó khăn cũng như thất bại. Trong bài này ColorMedia sẽ tổng hợp các kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình sản xuất TVC,phim quảng cáo từ khi có kế hoạch sản xuất phim quảng cáo cho đến lúc truyền thông ông và đo lường hiệu quả.
Điều đầu tiên cần biết TVC - Phim quảng cáo là gì?
TVC là từ viết tắt bởi Television Commercial là một loại hình video quảng cáo phát sóng trên truyền hình mang theo một thông điệp từ nhãn hàng tới người xem phục vụ cho công tác bán hàng,làm thương hiệu, thương mại. TVC thường có từ lượng từ 10 cho tới 60 giây (được gọi là sport) phát vào các khung giờ nhất định do Đài truyền hình hình quyết định.Chính vì sự quen thuộc của TVC,nên từ này vẫn được dùng cho tới ngày nay, mặc dù nó không chỉ còn phát ở trên truyền hình và được xem bằng tivi.
Khi Internet ngày càng phát triển, các mạng xã hội được ra đời thì TVC không chỉ được phát sóng trên các đài truyền hình mà còn được phát sóng trên các nền tảng Online tiếp cận tới người tiêu dùng như Facebook YouTube hay các báo điện tử. Lúc này thì rất nhiều các thuật ngữ mới về phim quảng cáo được ra đời như TVC Online, VideoFacebookAds, Bumper Ads…
Mặc dù vậy về việc sản xuất ra một phim quảng cáo được phát sóng trên truyền hình hay trên các nền tảng mạng xã hội thì cũng đều có những tiêu chuẩn giống nhau, hãy cùng ColorMedia tìm hiểu:
Giai đoạn I/ Khi có nhu cầu sản xuất TVC - phim quảng cáo
Đây là giai đoạn đầu tiên khi nhãn hàng có sản phẩm mới, muốn thực hiện một chiến dịch dịch truyền thông, quảng bá sản phẩm phục vụ cho công tác bán hàng. Ở giai đoạn này các Anh chị thông team Truyền thông&Marketing sẽ phải làm gì?
- Xây dựng bảng TVC Brief (Bảng mục tiêu sáng tạo cho TVC): Trong bảng này nhãn hàng cần nói được các mong muốn mục tiêu & thông điệp truyền thông của mình, các điểm mạnh của sản phẩm, Chân dung khách hàng mục tiêu họ cần và mong muốn gì? , đối thủ của mình là ai, các thông tin về design thiết kế, câu chuyện sản phẩm...Ngoài ra nếu có thì cần tất cả những thông tin gì có thể giúp cho Agency sáng tạo hiểu được và được truyền cảm hứng.
- Bên cạnh đó cần tìm hiểu về các thông tin về hiệu quả các kênh truyền thông như: Truyền hình, LCD tháng máy, Quảng cáo Digital, Social Media…
- Tìm kiếm các Agency sáng tạo và Flm Production House.
Giai đoạn II/Sản xuất phim quảng cáo cùng Agency và Film Production House
Tất cả các Nhãn hàng lớn họ đều có một Agency sáng tạo để phục vụ cho các công tác xây dựng các ý tưởng, idea, concept cho các sản phẩm mới ra mắt của mình. Hình thức này rất rõ với các thị trường lớn như ở Sài Gòn, tuy vậy ở Hà Nội thì mô hình agency và Film Producion House đang kết hợp ở trong một doanh nghiệp. ColorMedia là một Agency và Film Production House uy tín ở Hà Nội.
Tuy vậy nhãn hàng sẽ làm những gì với Agency và Film Production House?
-
- Khảo sát người tiêu dùng và đưa ra báo cáo dựa trên các mong muốn của nhãn hàng: Đây là một phần công việc mà rất nhiều các nhãn hàng lớn họ thường thuê các đơn vị nghiên cứu thị trường để khảo sát, đánh giá các mong muốn của mình, và đặc biệt đánh giá xem người tiêu dùng họ đang cần và mong muốn gì từ nhãn hàng để TVC, Phim quảng cáo hay các hình thức truyền thông khác trả lời mong muốn này của khách hàng.
- Xây dựng Ý tưởng, Idea & Concept cho TVC - phim quảng cáo: Đây là một phần công việc khác quan trọng đối với ngân hàng, sau chúng ta chia sẻ các mong muốn, mục tiêu và truyền cảm hứng của mình đối với Agency. Team sáng tạo Agency sẽ thuyết trình với chúng ta 2 đến 3 ý tưởng (idea) hoặc concept thể hiện cho phim quảng cáo. Bản trình bày (Proposal) Có thể là những câu chuyện (Story), có thể là những hình ảnh được vẽ tay dưới dạng storyboard, có thể là những đoạn video mẫu có kèm nhạc và lời bình (Video Animate). Tại thị trường Hà Nội thông thường các Creative Agencies thường ngồi luôn trong các công ty về làm phim - Film Production House.
- Báo giá (Price-Quotation): Đây là phần chi phí mà đơn vị thực hiện phim báo giá để thực hiện cho một bộ phim quảng cáo. Nó bao gồm rất nhiều hạng mục nhưng sẽ tập trung vào các mục sau:
Chi phí cho ekip bao gồm: Đạo diễn (film Director), giám đốc hình ảnh (DOP),
Chi phí cho trang thiết bị quay phim - Sử dụng hệ thống máy gì vì chất lượng ra sao?
Chi phí cho diễn viên người nổi tiếng
Chi phí cho việc setup dàn dựng bối cảnh không gian quay
Chi phí cho việc thực hiện sản xuất kỹ xảo 3D nếu có
Chi phí cho các phần hậu kỳ như làm màu, âm nhạc, dựng phim
- Pre-Production Meeting - Buổi họp chốt các hạng muc trước ngày quay. Rất nhiều nhãn hàng coi đây là một buổi rất quan trọng trong quá trình làm phim quảng cáo. Ở tại buổi này cả hai bên đơn vị làm phim và nhãn hàng cùng nhau đưa ra các sự lựa chọn cuối cùng bằng văn bản và thống nhất trước ngày ghi hình. Phía đơn vị làm phim sẽ tư vấn - đề xuất các phương án: diễn viên, bối cảnh, đạo cụ, trang phục, âm nhạc, màu sắc,tiết tấu, giai điệu phim cho nhãn hàng lựa chọn.
- Director Treatment: Rất nhiều đạo diễn họ cũng đưa ra những tư vấn, gợi ý và những mong muốn của họ thực hiện trong phim quảng cáo. Thông thường họ thường đưa ra các đề xuất: về tiết tấu (Mood & tone), Gu âm Nhạc, màu sắc (Color Pallete) hay các diễn đạt về kỹ xảo hoặc 3D. Sẽ có nhiều video mẫu (Video Refer) được đạo diễn đưa ra trong bảng này.
Toàn bộ các bước trên trong quy trình sản xuất phim quảng cáo nằm trong quy trình hình sản xuất tiền kỳ (Pre-Production). Ở phần này các ngân hàng cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn các đạo diễn phù hợp theo từng ý tưởng hoặc chất của phim quảng cáo, ví dụ có những đạo diễn rất giỏi về phim cảm xúc có những đạo diễn rất giỏi về kỹ xảo đồ họa. Ngoài ra để tránh những phát sinh không có sau này, khách hàng hàng cần cần thống nhất và tính toán kỹ cùng ekip sản xuất trong phần Pre-Production Meeting. Sau khi mọi thứ đã được thống nhất và chuẩn bị sẵn sàng thì chúng ta cùng bước sang một quy trình hay đó là Sản xuất - Shooting Day:
- Shooting Board: Bảng liệt kê các cảnh quay, sắp xếp theo thời gian sẽ được bấm máy theo trình tự trong ngày quay. Bảng này sẽ được thực hiện bởi quản lý sản xuất (Film Producer) của đơn vị làm phim. Dựa theo bảng này toàn bộ nhân sự tham gia vào ngày quay sẽ nắm được kế hoạch cho mình.
- Phim trường (Studio): Là một lựa chọn của các đạo diễn và đơn vị làm phim trong việc sản xuất các phim quảng cáo Thay vì chúng ta đi tìm những bối cảnh theo câu chuyện thì các các đạo diễn thường đưa các câu chuyện vào phim trường và sử dụng việc phục dựng bối cảnh thiết kế bối cảnh giúp cho phim quảng cáo có thêm phần đẹp hơn, theo ý muốn hơn và có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Khi thực hiện trong phim trường thì các rủi ro bởi thiên nhiên như mưa gió bão bùng sẽ không bị ảnh hưởng.
- Có thể bạn sẽ không biết nhiều các thành phần tham gia trong đoàn ekip ở trong ngày quay này. Bạn sẽ thường xuyên làm việc với Account manager, sẽ có tổ chức sản xuất (Producer) tổng hợp các kế hoạch sản xuất cho bạn. Ekip làm phim ngoài Đạo diễn, Trợ lý Đạo diễn, DOP còn có Quay phim (Camera Opration), họa sĩ bối cảnh (Art Director), Trang phục (Stylist) đạo cụ (Prop Manager), Tổ dữ liệu (Data Manager),tổ ánh sáng (Lighting Crew), tổ hậu cần (Caretering),
- Ở ngày quay (Shooting day) sẽ là một trải nghiệm thú vị đối với bạn bởi vì bạn sẽ được ăn cơm Đoàn phim, sẽ được hô Diễn, 1,2,3..Action cùng đạo diễn,thấy được phía sau hậu trường của 1 bộ phim. Rất nhiều nhãn lớn họ cũng cũng đầu tư một ekipphụ để thực hiện ghi lại toàn bộ những cảnh của hậu trường cho việc sản xuất phim quảng cáo này.
Sau phải quay chính, có thể sẽ có những cảnh quay phụ để bổ trợ cho các phân đoạn khác trong phim. Dữ liệu của những ngày quay này sẽ được tổng hợp và chuyển về cho phòng hậu kỳ và tiếp tục các công đoạn bạn bản dựng nháp, dựng có kỹ xảo, âm nhạc, màu sắc
- Đối với một phim quảng cáo bạn có thể xem từ 2 đến 3 phiên bản khác nhau. Phiên bản đầu tiên là bản dựng nháp (Offline Version). Người dựng và đạo Đạo diễn sẽ gửi cho bạn một bản phim để bạn hiểu được mạch của bộ phim này. Sau bản dẫn này chúng ta sẽ nhận được bộ phim có thể sẽ bổ sung về yếu tố màu sắc, âm nhạc, hoặc kỹ xảo. Bạn có thể đến phòng dự để cùng đạo diễn và người dựng đưa ra những bàn phím tốt nhất cho phim quảng cáo của mình.
- Người đọc quảng cáo (Voice Talent) cũng là một nhân tố rất quan trọng đối với một bộ phim quảng cáo. Chính vì lẽ đó, Thông thường bạn sẽ nhận được từ 2 đến 3 voice talent demo phù hợp để lựa chọn. Thông thường ở giai đoạn khi bản phim đã ở gần mức hoàn thiện cuối cùng thì mới thuê Voice Talent đọc quảng cáo. Đối với các phim quảng cáo Dược phẩm, bạn lưu ý chúng ta chỉ thuê Voice Talent đọc ở kịch bản đã được cấp phép của Bộ Y tế. Có rất nhiều Voice Talent chuyên nghiệp ,chúng ta thường nghe thấy ở rất nhiều các quảng cáo: Trung Châu, Trọng Hải, Quang Vinh, Đông Quân, Đạt Phi, Hải Yến Nguyễn Hữu Chiến Thắng, Diễn viên Công Lý, Diễn viên Quang Thắng….
- Âm nhạc là một phần rất quan trọng trong các phim quảng cáo. Ngoài yếu tố về giai điệu, sự thu hút thì đối với âm nhạc việc bản quyền là một phần rất quan trọng. Trong trường hợp nhãn hàng sử dụng các bản nhạc từ những bài hát có sẵn thì chúng ta phải đăng ký nhạc tắc quyền tại cục sở hữu tác quyền Âm Nhạc Việt Nam hoặc các hợp đồng tác quyền từ chính các nhạc sĩ sáng tác.
- Phim quảng cáo thông thường phát trên sóng truyền hình thì thường có spot: 60 giây, 30 giây, 20 giây,15 giây ...Chính vì lẽ đó bạn hãy cùng mình đạo diễn và biên kịch có những bản bản cutdown phù hợp và vẫn đảm bảo các yếu tố về thông điệp câu chuyện cho phim quảng cáo .
- Sau khi bản phim cuối cùng được duyệt giữa nhãn hàng và đơn vị làm phim, chúng ta có thể làm một Pre-Test với người xem là những người trong đối tượng xem mục tiêu của chúng ta để đánh giá về cảm xúc, thông điệp, hiệu quả của phim quảng cáo trước khi booking trên các kênh quảng cáo khác.
Giai đoạn III/Xây dựng kế hoạch Truyền thông và Booking Media Agency
Một phần rất quan trọng trong các chiến dịch truyền thông đó chính là kế hoạch booking Media. TVC - Phim quảng cáo của chúng ta sẽ được phát sóng trong khung giờ nào? ở trên kênh nào? ra làm sao? hiệu quả rating như thế nào? Rất nhiều câu hỏi cũng sẽ cần được làm rõ và trả lời ở trong trong giai đoạn này.
- Lựa chọn kênh truyền thông với các tiêu chí: Đối tượng xem mục tiêu của nhãn hàng ở đó, đó khùng giờ xem hợp lý, ý lượng rating cao, ngân sách phù hợp, Thời gian chạy là bao lâu?
- Các nền tảng truyền thông cho phép chạy video: ngoài kênh truyền hình hình trung ương và địa phương trên cả nước, các kênh truyền hình hình Digital thì chúng ta có rất nhiều các nền tảng truyền thông khác như Quảng cáo trong thang máy, quảng cáo bằng LCD ngoài trời, quảng cáo trên LCD, máy bay quảng cáo trên Facebook YouTube, trên các nền tảng báo điện tử…
- Hãy quan sát hành vi xem của người tiêu dùng của khách hàng mục tiêu để chúng ta có thể lựa chọn những kênh truyền thông phù hợp và hiệu quả nhất.
- Lưu ý ngân sách cho truyền thông quảng cáo truyền hình là một ngân sách rất lớn chính vì thế cần xác định rõ về về mục tiêu, hiệu quả trước khi chúng ta bắt đầu với một chiến dịch truyền thông truyền hình .
- Các ngành hàng lớn hiện đang đổ nhiều tiền cho quảng cáo truyền hình: FMCG - Tiêu dùng nhanh, Dược phẩm, Bất động sản, Tài chính ngân hàng.
Bài viết trên đây là một tổng hợp nhanh của ColorMedia giúp cho các marketer, nhãn hàng có thể có thêm những kinh nghiệm trong quá trình sản xuất TVC, Phim quảng cáo. Xây dựng các kế hoạch sản xuất TVC cho chiến dịch truyền thông & quảng cáo của mình. Có thể rất nhiều thông tin tin sẽ còn cần có sự chi tiết hơn, nếu bạn có nhu cầu cần tìm hiểu về quy trình sản xuất TVC - Phim quảng cáo thì đừng ngần ngại gọi cho chúng tôi.
Chúc bạn luôn thành công!
Bài viết được chia sẻ bởi: Hoàng Dũng, Đạo diễn - CEO ColorMedia | www.colormedia.vn